Các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn Luật kinh doanh chứng khoán (Trang 75 - 87)

- Vấn đề 6: Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán

1.1.1.1.1.1.1Các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật Việt Nam

2. Cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

1.1.1.1.1.1.1Các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật Việt Nam

I. Pháp luật về chứng khoán ở Việt Nam

Ở Việt Nam, pháp luật hiện hành quy định: “Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toàn ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:

a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;

c) Hợp đồng góp vốn đầu tư;

d) Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định.” 2. Các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật Việt Nam

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì chứng khoán tồn tại các loại sau đây: a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ

- Cổ phiếu:

Theo khoản 2 điều 6 Luật chứng khoán thì: “cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.”

Theo đó, cổ phiếu xác nhận số cổ phần mà cổ đông đó nắm giữ tại một công ti cổ phần và quyền được hưởng một phần lợi nhuận dưới hình thức cổ tức cũng như quyền tham gia quản lí công ti. Cổ phần là phần lợi ích sở hữu của cổ đông đối với tổ chức phát hành. Cổ phần trong công ti rất đa dạng về thể loại và tính chuyển nhượng. Cổ phần phổ thông (common stock) không quy định trước về cổ tức mà cổ đông có thể được hưởng và gắn liền với kết quả kinh doanh của công ti nhưng cổ đông nắm giữ lại được hưởng đầy đủ quyền và lợi ích so với các loại cổ phần khác. Cổ phần ưu đãi (preference stock) xác nhận một số ưu đãi (về tài chính, về một số quyền ưu tiên khác) đồng thời cũng chịu những hạn chế nhất định về quản lí công ti. Do nội dung ưu đãi khác nhau nên cũng hình thành nhiều loại cổ phiếu ưu đãi khác nhau như cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết.

- Trái phiếu:

Theo khoản 3 điều 6 Luật chứng khoán thì: “Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành.”

Theo đó, trái phiếu là phương tiện vay nợ, theo đó chủ thể phát hành ra nó cam kết sẽ trả lại cả gốc và lãi vào thời gian nhất định trong tương lai. Với tính chất là một hợp đồng vay, người cấp

vốn được hưởng khoản lãi cố định không phụ thuộc vào kết quả sử dụng vốn của người nhận vốn nhưng không có quyền tham gia hoạt động quản lí đối với bên nhận vốn. Do có sự khác biệt về mệnh giá, về lãi suất, về quyền đối với chủ thể phát hành mà người đầu tư có thể lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp nhất.

Trên thực tế tồn tại rất nhiều loại trái phiếu khác nhau, tùy thuộc vào vị thế của người phát hành cũng như các cam kết đi kèm của nhà phát hành. Trái phiếu chính phủ có độ an toàn cao, lãi suất loại trái phiếu này thường là cơ sở để các doanh nghiệp tính toán lãi suất trái phiếu dự định phát hành. Trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp phát hành nhằm tăng vốn vay để mở rộng sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ, có những khác biệt nhất định so với trái phiếu của tổ chức tín dụng. Trong mỗi loại trái phiếu, tùy mục đích thu hút đầu tư mà nhà phát hành có thể lựa chọn những loại trái phiếu cụ thể khác nhau.

- Chứng chỉ quỹ

Theo khoản 4 điều 6 Luật chứng khoán thì “Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng.”

Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư, với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đa dạng hóa đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác nhau nhằm phân tán rủi ro, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ. Khi muốn thành lập quỹ, công ty quản lý quỹ phải phát hành chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ tức là đã xác nhận sự góp vốn của mình vào quỹ chung đó.

Về bản chất, chứng chỉ quỹ cũng giống như cổ phiếu của một công ty: là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu, hưởng lợi nhuận trên phần vốn góp và đặc biệt được niêm yết trên thị trường chứng khoán để mua bán giữa các nhà đầu tư. Tuy nhiên, có 3 điểm khác nhau giữa chúng. Thứ nhất, cổ phiếu là phương tiện huy động vốn của một công ty kinh doanh một vài ngành nghề cụ thể, còn chứng chỉ quỹ là phương tiện để thành lập quỹ của một quỹ đầu tư chứng khoán, mà ngành nghề hoạt động chính là đầu tư chứng khoán. Thứ hai, nếu người sở hữu cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết hay quản lý công ty thì nhà đầu tư sở hữu chứng chỉ quỹ không có quyền tương tự, mọi quyền hành đều do công ty quản lý quỹ quyết định. Thứ ba, khi đầu tư riêng lẻ vào cổ phiếu hay trái phiếu, nhà đầu tư chủ yếu phải dựa vào sự đánh giá của mình để ra quyết định đầu tư và theo dõi khoản đầu tư, trong khi nếu mua chứng chỉ quỹ, những điều này sẽ do công ty quản lý quỹ thay mặt nhà đầu tư thực hiện.

b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;

- Quyền mua cổ phần:

Theo khoản 5 điều 6 Luật chứng khoán thì “Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành nhằm mang lại cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phần mới theo điều kiện được xác định.”

- Chứng quyền

Theo khoản 6 điều 6 Luật chứng khoán thì “Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong thời kỳ nhất định.”

- Quyền chọn mua, quyền chọn bán

Theo khoản 7 điều 6 Luật chứng khoán thì “Quyền chọn mua, quyền chọn bán là quyền được ghi trong hợp đồng cho phép người mua lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán một số lượng chứng khoán được xác định trước trong khoảng thời gian nhất định với mức giá được xác định trước.” - Hợp đồng tương lai:

Theo khoản 8 điều 6 Luật chứng khoán thì “Hợp đồng tương lai là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khoán, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một số lượng và mức giá nhất định vào ngày xác định trước trong tương lai.”

- Chỉ số chứng khoán

Chỉ số thị trường chứng khoán là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của thị trường cổ phiếu. Nó được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo phương pháp tính nhất định. Thông thường, danh mục sẽ bao gồm các cổ phiếu có những điểm chung như cùng niêm yết tại một sở giao dịch chứng khoán, cùng ngành hay cùng mức vốn hóa thị trường. Các chỉ số chứng khoán này có thể do sở giao dịch chứng khoán định ra (ví dụ Vn-Index), cũng có thể do hãng thông tin (ví dụ Nikkei 225) hay một thể chế tài chính nào đó định ra (ví dụ Hang Seng Index)

c) Hợp đồng góp vốn đầu tư

Theo Luật chứng khoán sửa đổi thì “Hợp đồng góp vốn đầu tư là hợp đồng góp vốn bằng tiền hoặc tài sản giữa các nhà đầu tư với tổ chức phát hành hợp đồng nhằm mục đích lợi nhuận và được phép chuyển đổi thành chứng khoán khác.” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, theo như định nghĩa mà Luật Chứng khoán sửa đổi đưa ra thì doanh nghiệp có thể đi vay nhà đầu tư một khoản tiền X, khi đến hạn trả nợ thì thay vì trả tiền cho nhà đầu tư thì doanh nghiệp có thể hoán chuyển khoản tiền X thành số cổ phần tuong ứng, hay nói cách khác đây chính là việc hoán chuyển nợ thành vốn cổ phần.

Có thể nói hình thức này khá giống với hình thức trái phiếu chuyển đổi đuợc các doanh nghiệp sử đụng tr uớc đây, là việc hoán chuyển nợ thành vốn cổ phần. Tuy nhiên, với trái phiếu chuyển đổi thì doanh nghiệp phát hành phải làm ăn có lãi trong năm truớc đó mới được huy động bằng hình thức này, trong khi đó với Hợp đồng góp vốn đầu tư, thì đây là sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của hai bên nên sẽ không có sự ràng buộc về lỗ lãi.

Ngoài các loại chứng khoán nêu trên thì còn có một số loại chứng khoán khác được Bộ tài chính quy định

II. Thực tế tồn tại của các loại chứng khoán tại Việt Nam trong thời gian từ năm 2012 cho đến nay.

1. Thực trạng phát hành trái phiếu trong năm 2012.

Năm 2012,Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một năm khó khăn nhất trong suốt hơn 12 năm hoạt động.Ngày 20/12/2012, Ủy Ban chứng khoán (UBCK) họp tổng kết năm 2012, ghi nhận những khó khăn của thị trường chứng khoán khi phải chịu tác động nặng nề từ diễn biến không mấy tích cực của kinh tế vĩ mô. Các chỉ tiêu kinh doanh, huy động vốn của doanh nghiệp đều sụt giảm.

Năm 2012, công tác huy động vốn thông qua phát hành TPCP phải đối diện với không ít thách thức: Nhiệm vụ phát hành TPCP năm 2012 tăng mạnh, gấp 1,75 lần so với năm 2011; thị trường tài chính tiền tệ diễn biến phức tạp, không ổn định, đón nhận nhiều tin xấu liên quan đến hoạt động của một số NHTM, điều này đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các NĐT.

Tuy nhiên, năm 2012 cũng có rất nhiều thuận lợi cho công tác huy động vốn của KBNN. Cụ thể, mặt bằng lãi suất chung của nền kinh tế có xu hướng giảm mạnh; thanh khoản của các thành viên thị trường, đặc biệt là của các NHTM được cải thiện đáng kể; hệ thống văn bản pháp lý về công tác phát hành TPCP được ban hành đầy đủ, đồng bộ và có nhiều cải tiến giúp cho thị trường TPCP dần được chuẩn hóa, thanh khoản hơn và tiến dần đến những thông lệ tốt trên thế giới. Nhờ đó, tổng khối lượng phát hành TPCP năm 2012 là 141.340 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch được giao, gấp gần 2 lần năm 2011. “Trong bối cảnh thu ngân sách năm 2012 gặp nhiều khó khăn, kết quả huy động vốn thông qua phát hành TPCP đã góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NSNN.

Năm 2012 số lượng phát hành trái phiếu khá lớn, ngoài trái phiếu chính phủ kể trên còn xuất hiện trái phiếu mới của chính quyền địa phương như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Các địa phương này đều đã sử dụng rất tốt nguồn lực để huy động phát triển kinh tế địa phương. Đối với việc phát hành trái phiếu trong năm 2013, vẫn có những khó khăn và trở ngại đáng kể. Bởi kinh tế vĩ mô 2012 dù có sự cải thiện nhiều nhưng để phát hành TPCP thành công vẫn cần có một nền kinh tế vĩ mô thực sự ổn định. Trong đó không chỉ ổn định lạm phát mà còn là tính thanh khoản hệ thống tài chính, tính công khai minh bạch trong hoạch định và thực thi chính sách. Bên cạnh đó, TPCP còn phụ thuộc nhiều vào TCTD khi có đến 90% NĐT là các TCTD. Tín dụng không tăng, các ngân hàng tập trung đầu tư vào TPCP. NĐT nước ngoài thời điểm cuối năm 2012 có dấu hiệu quay lại, song tỷ lệ nắm giữ còn thấp. Các định chế tài chính, NĐT tổ chức khác như quỹ đầu tư, quỹ hưu trí… chưa tham gia nhiều. Vì vậy muốn phát triển thị trường này phải có thời gian nhất định. Tuy nhiên vì phụ thuộc tín dụng ngân hàng - nguồn vốn có kỳ hạn ngắn nên khó huy động với kỳ hạn dài hơn và khó có thể thu được nhiều lợi tức.

Năm 2013, KBNN sẽ huy động vốn khoảng 150.000 tỷ đồng thông qua phát hành TPCP, để thực hiện kế hoạch: bù đắp bội chi ngân sách là 90.000 tỷ đồng, đầu tư các dự án, công trình giao thông thủy lợi… là 60.000 tỷ đồng.

Để hoàn thành kế hoạch huy động vốn được giao, KBNN đã thông báo tới các thành viên việc phân khai kế hoạch phát hành một số định hướng tổ chức phát hành TPCP năm 2013.

Theo đó, trên cơ sở nhiệm vụ huy động vốn năm 2013 được giao và lịch đến hạn thanh toán gốc lãi của các trái phiếu trong 10 năm tới, kết hợp với kết quả thăm dò khảo sát nhu cầu thành viên đầu năm, KBNN dự kiến phân khai kế hoạch huy động vốn theo kỳ hạn trái phiếu.

Cụ thể, kỳ hạn dưới 1 năm là 30.000 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm là 30.000 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm là 40.000 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm 40.000 tỷ đồng, kỳ hạn 10 và 15 năm là 10.000 tỷ đồng. KBNN sẽ phát hành trái phiếu (kỳ hạn trên 1 năm) vào ngày 15 và ngày cuối cùng hàng tháng. Đối với tín phiếu Kho bạc, KBNN sẽ phát hành vào ngày thứ Ba trong tuần và trong 1 tháng tổ chức 2 phiên đấu thầu tín phiếu. Trong trường hợp cần thiết, KBNN có thể bổ sung các đợt phát hành tín phiếu, trái phiếu vào ngày khác với lịch biểu đã công bố.

Năm 2013, mục tiêu của kế hoạch hoán đổi TPCP là hoán đổi các mã trái phiếu có kỳ hạn còn lại từ 2 năm trở lên có khối lượng niêm yết nhỏ hơn 2.000 tỷ đồng, phấn đấu giảm khoảng 15 mã trái phiếu. Hướng tới cuối năm 2013, thị trường trái phiếu duy trì ở mức khoảng 75 - 80 mã, không tính tín phiếu kho bạc. Để thực hiện kế hoạch này, KBNN sẽ tổ chức phát hành TPCP bằng các phương thức khác nhau theo lịch biểu đã công bố, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng. Tiếp tục phát hành trái phiếu theo hình thức lô lớn, mở lại các lô đã phát hành, nâng dần khối lượng các lô trái phiếu lên từ 6.000 - 8.000 tỷ đồng/lô đối với trái phiếu và 2.000 tỷ đồng/lô đối với tín phiếu. Ngoài ra là đa dạng kỳ hạn trái phiếu. Đối với trái phiếu kỳ hạn 10 năm sẽ phát hành 1 phiên/tháng vào thời điểm cuối tháng cho phù hợp với dòng tiền của các công ty bảo hiểm.

Đặc biệt, KBNN sẽ thí điểm phát hành trái phiếu kỳ hạn 15 năm để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các công ty bảo hiểm và quỹ đầu tư có vốn dài hạn... để đáp ứng mực tiêu tăng tỷ trọng TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do khối các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, công ty quản lý quỹ nắm giữ từ 12% (2011) lên mức 20%.

Đến hết 2012, tổng khối lượng trái phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội là 227.270 tỷ đồng, với tổng số mã niêm yết là 93 mã.

Tháng 6/2013, HNX sẽ giới thiệu sản phẩn mới Cross currency Repos và When insued và dự kiến tháng 11/2013 sẽ đưa ít nhất một sản phẩm vào ứng dụng.

Quý III/2013 sẽ giới thiệu chỉ báo thị trường (Bond Index) và đưa vào sử dụng từ tháng 12/2013. Cũng từ quý III/2013 sẽ định kỳ tổ chức chương trình tham vấn, trao đổi với thành viên thị trường về hoạt động thị trường, sản phẩm mới…

Theo thống kê của UBCK cho thấy, 9 tháng đầu năm 2012, toàn thị trường có tới 143 doanh nghiệp bị lỗ, tăng 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2011. Đặc biệt, có tới 438 doanh nghiệp có lợi nhuận sụt giảm so với năm trước, khiến chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm về mức 8%, thay vì 12,3% cùng kỳ năm 2011. Như vậy, so với chỉ tiêu lạm phát, tỷ lệ sinh lời bình

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi môn Luật kinh doanh chứng khoán (Trang 75 - 87)