Có thể nói trong quá trình hoạt động kinh doanh thì bất kì một công ty nào cũng tồn tại một số vướng mắc của mình. Với công ty trách nhiệm hữu hạng một thành viên Hưng Phú Nam cũng vậy và sau đây là những tồn tại mà công ty mắc phải:
Chính sách thu hồi nợ chưa phù hợp, phát sinh các khoản phải thu tương đối cao và không đồng điều vào các thời điểm trong năm, dẫn đến thiếu hụt một lượng tiền đáng kể cho công tác nhập hàng nên công ty đã phải đi vay.
Doanh số tiêu thụ phụ thuộc nhiều vao mặt hàng xi măng, điều này sẽ không tốt khi thị trường tiêu thụ của mặt hàng xi măng gặp khó khăn.
Mặc dù doanh thu luôn tăng qua các năm, song trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
Lượng hàng hoá tồn kho luôn tăng qua các năm, dẫn đến tình trạng vốn kinh doanh bị chiếm dụng.
Vốn kinh doanh còn thấp so với quy mô và nhu cầu phát triển trong tương lai.
Các khoản chi phí có chiều hướng tăng cao qua các năm.
5.1.2 Nguyên nhân.
Công ty không lập kế hoạch cũng như chính sách thu nợ hợp lý.
Công ty chỉ chú trọng vào một mặt hàng là xi măng, ít quan tâm đến các mặt hàng khác.
Sản lượng tiêu thụ trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm so với cùng kỳ năm trước.
Do giá vật liệu xây dựng có xu hướng tăng ở nhũng tháng đầu năm, nên công ty muốn hưởng chênh lệch giá, vì vậy vào thời điểm cuối năm công ty thường dự trữ hàng tăng cao.
55
Chưa xây đựng định mức tiêu hao nhiên liệu cho các phương tiện trong quá trình vận chuyển, vì vậy khó kiểm soát được hiệu quả sử dụng của khoản chi phí này.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY
5.2.1 Mở rộng thị trường, nâng cao doanh số bán ra.
Thực hiện nhiều chính sách quảng cáo, tiếp thị để quản bá hình ảnh công ty đến nhiều người, bên cạnh đó cũng phải chú trọng chất lượng quảng cáo sao cho hiệu quả nhất.
Công ty nên thực hiện chính sách nghiên cứu thị trường tiêu thụ ở các huyện cách xa, nhưng có cùng tuyến lộ nếu cần thiết có thể mở văn phòng đại diện hoặc cửa hàng chi nhánh.
5.2.2 Giảm các khoản phải thu
Công ty cần phải tăng cường thêm hình thức chiết khấu thanh toán cho khách hàng, bởi vì chiết khấu sẽ là động lực thúc đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ của đơn vị. Đồng thời Công ty cũng nên từ chối cung cấp hàng cho những khách hàng cố tình dây dưa nợ. Ngoài ra, Công ty cần đưa ra các hình thức khuyến khích cho các khách hàng thanh toán trước thời hạn để tăng cường việc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn, gây khó khăn về tình hình tài chính của công ty.
5.2.3 Tiết kiệm chi phí.
Với loại hình Công ty thương mại nên chi phí chủ yếu là giá vốn hàng bán và chi phí quản lý kinh doanh, vì vậy để giảm giá vốn hàng bán thì Công ty cần tìm nhiều nhà cung cấp để có được nhiều lựa chọn khi mua hàng hoá nhập kho, bên cạnh đó nên xây dựng định mứt tiêu hao nhiên liệu cho các phương tiện vận chuyển giao hàng, từ đó giảm bớt thất thoát chi phí nhiên liệu và giảm bớt chi phí quản lý kinh doanh cho Công ty.
56
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hưng Phú Nam, cùng với những kiến thức đã học ở trường, em đã cố gắng tìm hiểu và đưa ra những phân tích về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty để qua đó có thể biết được hiệu quả hoạt động mà công ty đã đạt được trong những năm qua.
Từ khi ra đời đến nay chỉ hơn 4 năm, nhưng công ty đã có những bước tiến quan trọng và ngày càng đứng vững trong môi trường cạnh tranh rất gay gắt của thị trường vật liệu xây dựng Kiên giang hiện nay. Hoạt động kinh doanh của công ty luôn có hiệu quả và được thể hiện qua tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận luôn tăng. Để đạt được kết quả này thì sự đóng góp của toàn thể nhân viên và ban lãnh đạo công ty một cách tích cực và có hiệu quả, đặc biệt là sự đóng góp của bộ phận kế toán. Chính nhờ những thông tin chính xác, nhanh chóng và kịp thời về tất cả tình hình biến động của nguồn vốn, tài sản, doanh thu, chi phí…của bộ phận Kế toán đã giúp Ban lãnh đạo có được cái nhìn cụ thể, toàn cảnh về tình hình của công ty, để từ đó có những giải pháp khai thác tiềm năng, khắc phục tiêu cực, nâng cao hiệu quả hoạt động.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1Đối với nhà nước
Đối với nhà nước trong nền kinh tế thị trường thì nhà nước có vai trò là người điều hành, là nhà thương thuyết để tạo môi trường kinh doanh minh bạch. Do đó, nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn và nên thực hiện một số nội dung quan trọng sau:
Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh.
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hổ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thị trường và cung cấp thông tin.
Tổ chức nhiều cuộc giao lưu, triển lãm và các buổi hội chợ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp tại địa phương, trong nước đến người tiêu dùng của ngoài tỉnh.
Cần áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích, tạo mối liên kết giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và người tiêu dùng hợp tác với nhau cùng có lợi.
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Xuân Phong, 2007. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông.
2. Phạm Văn Dược và cộng sự, 2000. Phân tích hoạt đông kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động.
58 PHỤ LỤC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU 2010 2011 2012
TÀI SẢN
A - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 637.864.248 917.727.350 1.540.486.127
I. Tiền và các khoản tương đương
tiền 400.101.096 548.886.480 818.211.700
II. Đầu tư tài chính
1. Đầu tư tài cính ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài
chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 89.752.400 164.634.313 373.852.865
1. Phải thu của khách hàng 89.752.400 164.634.313 373.852.865
2. Trả trước cho người bán
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
4. Các khoản phải thu khác
5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó
đòi
IV. Hàng tồn kho 146.002.374 204.206.557 348.421.562
1. Hàng tồn kho 146.002.374 204.206.557 348.421.562 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác 2.008.378
1. Thuế GTGT được khấu trừ 2.008.378 2. Thuế và các khoản khác phải thu
Nhà Nước
3. Tài sản ngắn hạn khác
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 708.537.439 637.854.457 566.571.475
I. Tài sản cố định 657.875.001 601.282.019 544.689037
1. Nguyên giá 732.000.000 732.000.000 732.000.000 2. Gía trị hao mòn lũy kế (74.124.999) (130.717.981) (187.310.963) 3. Chi phí xây dựng cơ bản dang dở
II. Bất động sản đầu tư
1. Nguyên giá
2. Gía trị hao mòn lũy kế
III. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
1. Đầu tư tài chính dài hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài
chính dài hạn
IV. Tài sản dài hạn khác 50.662.438 36.572.438 21.882.438
1. Phải thu dài hạn
2. Tài sản dài hạn khác 50.662.438 36.572.438 21.882.438 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó
đòi
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1.346.401.687 1.555.581.807 2.107.057.062
59
NGUỒN VỐN 2010 2011 2012
A - NỢ PHẢI TRẢ 102.317.714 221.912.037 544.938.531
I. Nợ ngắn hạn 102.317.714 221.912.037 544.938.531
1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả cho người bán 102.317.714 186.056.934 212.330.102 3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà Nước 35.885.103 32.608.429 5. Phải trả cho người lao động
6. Chi phí phải trả 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn II. Nợ dài hạn 300.000.000 1. Vay và nợ dài hạn 300.000.000 2. Qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm
3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác
4. Dự phòng phải trả dài hạn
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.244.083.973 1.333.669.770 1.562.119.071 I. Vốn chủ sở hữu 1.244.083.973 1.333.669.770 1.562.119.071 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.200.000.000 1.200.000.000 1.200.000.000 2. Thặng dư vốn cổ phần
3. Vốn khác của chủ sở hữu
4. Cổ phiếu quỹ
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 44.083.973 133.669.770 362.119.071 II. Qũy khen thưởng, Phúc lợi
60
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT KINH DOANH NĂM 2010 - 2012 Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ 2.057.297.787 2.605.910.531 4.899.111.798
3. Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 2.057.297.787 2.605.910.531 4.899.111.798
4. Giá vốn hàng bán 1.886.271.534 2.308.299.522 4.257.139.421
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 171.026.253 297.611.009 641.972.377
6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.135.600 5.553.084 5.664.146
7. Chi phí tài chính 43.333.333
9. Chi phí quản lý kinh doanh 128.077.880 183.578.296 270.853.888
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 44.083.973 119.585.797 333.449.301
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế 44.083.973 119.585.797 333.449.301