4.2.1Phân tích chung về doanh thu của công ty qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.2: Báo cáo doanh thu theo từng hoạt động của công ty
Đơn vị tính: nghìn đồng CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011/2010 2012/2011 2013/2012 Mức % Mức % Mức % 1 DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.057.297 2.605.910 4.899.111 2.547.538 2.449.555 548.613 26,67 2.293.201 88 (97.983) (3,84) 2 Doanh thu hoạt
động tài chính 1.135 5.553 5.664 2.945 2.832 4.418 389,25 111 2 (113) (3,83)
3 Thu nhập khác 0 0 0 0 0
Tổng cộng 2.058.432 2.611.463 4.904.775 2.550.483 2.452.387 1.238.797 26,87 2.293.312 87,82 (98.096) (3,85)
16
Hình 4.1 Tình hình biến động tổng doanh thu giai đoạn năm 2010 – 2013 Qua bảng 4.2 và hình 4.1, cho thấy tổng doanh thu của công ty có chiều hướng tăng cao qua các năm, như vậy có thể thấy tình hình kinh doanh của công ty có kết quả khá tốt. Với lĩnh vực hoạt động cụ thể là thương mại nên doanh thu chủ yếu của công ty là từ việc buôn bán các sản phẩm chính đó là xi măng, sắt và một số mặt hàng vật liệu xây dựng khác. Bên cạnh đó cũng có một khoảng doanh thu nhỏ từ hoạt động tài chính cụ thể đó là khoản lãi của tiền nhàn rổi trong ngân hàng. Để thấy rỏ được tình hình doanh thu ta tiến hành phân tích doanh thu theo từng năm như sau:
Năm 2011, tổng doanh thu của công ty tăng 1.238.379 nghìn đồng tương đương 90% so với năm 2010. Trong đó mức tăng lớn nhất là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 1.234.379 nghìn đồng, nguyên nhân là do giá vật liệu xây dựng của năm 2011 tăng khá cao so với năm 2010, bên cạnh đó sự gia tăng của khối lượng vật liệu bán ra cũng là nguyên nhân góp phần làm gia tăng doanh thu bán hàng của năm. Cùng với việc doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ tăng cao, thì doanh thu hoạt động tài chính của công ty cũng tăng rất cao với mức tăng 4.418 nghìn đồng tương đương 389,25%, mặc dù có tỉ lệ phần trăm tăng cao như vậy, song do doanh thu hoạt động tài chính chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng doanh thu nên đóng góp vào mức tăng của tổng doanh thu rất nhỏ. Về nguyên nhân doanh thu hoạt động tài chính tăng cao như vậy là do khâu quản lý công nợ rất tốt, công ty đã thu được các khoản nợ nhanh
2.057 2.605 4.899 2.547 2.449 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000
2010 2011 2012 Quý I,II/2012 Quý I,II/2013
17
tạo ra được nguồn tiền nhàn rổi và hưởng được một khoảng lãi suất khá từ nguồn tiền này qua việc gửi nó và tài khoản ngân hàng.
Năm 2012, Tổng doanh thu của năm 2012 tăng 2.293.312 nghìn đồng tương đương 87,82% so với năm 2011, trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục duy trì đà tăng, cụ thể mức tăng là 2.293.201 nghìn đồng tương đương 88%, mức tăng này thấp hơn 2% so với kỳ so sánh của năm trước, mặc dù vậy cũng không ảnh hưởng đáng kể đến mức tăng tổng doanh thu. Bên cạnh đó thì doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng 111 nghìn đồng tương đương 2% so với năm 2011. Qua số liệu phân tích cho thấy tốc độ tăng doanh thu của kỳ 2012 thấp hơn kỳ 2011, song công ty vẫn duy trì doanh thu ổn định, năm sau luôn cao hơn năm trước. Bên cạnh đó là giá đầu vào của các mặt hàng vật liệu xây dựng trong năm 2012 tăng thấp so với năm 2011, vì vậy mà tốc độ tăng doanh thu của Công ty thấp hơn năm 2011, nhưng về sản lượng tiêu thụ thì công ty vẫn duy trì ở mức cao.
Năm 2013: Tổng doanh thu của 6 tháng năm 2013 đã giảm 98.096 nghìn đồng tương đương giảm 3,85% so với 6 tháng năm 2012, trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 97.983 nghìn đồng tương đương giảm 3,84%. Giống như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm theo, mức giảm cụ thể là 113 nghìn đồng tương đương giảm 3,83%. Nguyên nhân chủ yếu là sản lượng bán ra trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, cho thấy tình hình kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2013 có kết quả thấp so với cùng kỳ năm trước, do đó công ty cần có kế hoạch và chính sách bán hàng để gia tăng doanh thu trong 6 tháng còn lại của năm 2013.
18
Qua kết quả phân tích chung về doanh thu cho thấy tốc độ tăng doanh thu của công ty luôn ổn định qua các năm, trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là phần doanh thu chính và có mức tăng cao. Với đặc điểm loại hình kinh doanh doanh là công ty thương ngoại kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng như: xi măng, sắt, cát, đá, tôn … Với việc đa dạng mặt hàng kinh doanh của công ty như vậy cần phải phân tích xâu để giúp công ty có chính sách tập chung kinh doanh những mặt hàng có thế mạnh của công ty. Dựa trên thông tin của phòng kế toán và phòng kinh doanh thì công ty bán nhiều nhất là mặt hàng xi măng, kế tiếp là mặt hàng sắt, cuối cùng là một số mặt hàng như cát, đá, gạch … Ở đây ta sẽ chia thành ba nhóm hàng để dể dàng phân tích đó là : ximăng, sắt, và mặt hàng khác gồm cát, đá, gạch, …
4.2.2 Phân tích doanh thu theo mặt hàng
4.2.2.1 Phân tích tình doanh thu mặt hàng xi măng
Hiện nay có rất nhiều mặt hàng xi măng trên thị trường, nhưng với thị trường quen thuộc của tỉnh Kiên Giang và thị hiếu người tiêu dùng thì công ty kinh doanh hai thương hiệu xi măng quen thuộc là: xi măng hà tiên và xi măng holcim, ngoài ra còn một số mặt hàng xi măng khác như xi măng Thăng Long, xi măng Tây Đô … Bảng số liệu dưới đây mô tả tình hình doanh thu theo mặt hàng xi măng qua các năm:
19 Bảng 4.3: Biến động doanh thu mặt hàng xi măng
Đơn vị tính: nghìn đồng
Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam
Mặt hàng Năm Chênh Lệch 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011/2010 2012/2011 2013/2012 Mức % Mức % Mức % Xi măng Hà Tiên 551.150 732.618 1.352.154 703.120 665.617 181.468 32,92 619.536 84,56 (37.503) (5,33) Xi măng Holcim 492.517 645.744 1.293.365 672.550 656.242 153.227 31,11 647.621 100,29 (16.308) (2,42) Xi măng khác 128.992 159.125 293.948 152.852 146.873 30.133 23,36 134.823 84,73 (5.979) (3,91) Tổng 1.172.659 1.537.487 2.939.467 1.528.522 1.468.733 364.828 31,11 1.401.980 91,19 (59.790) (3,91)
20
Hình 4.2 Biến động doanh thu mặt hàng xi măng
Quan sát ở hình 4.3 ta thấy được rằng doanh thu của mặt hàng xi măng năm 2011 tăng hơn năm 2010. Năm 2011, doanh thu đạt 1.537.487 nghìn đồng tăng 31,11% so với năm 2010. Năm 2012, doanh thu đạt 2.939.467 nghìn đồng tăng 91,19% so với năm 2010. Nguyên nhân làm cho doanh thu mặt hàng này luôn tăng qua các năm là do:
Trong năm 2011 giá cả của các mặt hàng vật liệu xây dựng tăng vọt trong đó có mặt hàng xi măng. Cụ thể năm 2010 giá bình quân xi măng Hà Tiên là 1.186 tri ệu đồng/tấn sang năm 2011 thì giá đã tăng lên mức 1.427 triệu đồng/tấn (tăng 0,241 triệu đồng/tấn), tương tự giá của xi măng Hoclim cũng tăng lên trong năm 2011, năm 2010 giá bình quân 1.210 triệu đồng/tấn sang năm 2011 tăng lên 1.462 triệu đồng/tấn (tăng 0,252 triệu đồng/tấn), khối lượng bán ra trong năm 2011 của tất cả các mặt hàng xi măng nói chung cũng tăng so với năm 2010 nhưng tăng không nhiều. Từ đó cho thấy doanh thu của xi măng năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 nguyên nhân chủ yếu là do giá bán tăng.
Năm 2012, doanh thu tiêu thu mặt hàng xi măng của công ty tăng mạnh, cụ thể là tăng 1.401 triệu đồng nguyên nhân là do năm 2012 giá bình quân của các mặt hàng xi măng cũng duy trì đà tăng (năm 2012 giá xi măng Hà tiên là 1.651 triệu đồng/tấn ( tăng 0,224 triệu đồng/tấn), xi măng Hoclim giá bình quân là 1.681 triệu đồng/tấn ( tăng 0,219 triệu đồng/tấn so với năm 2010), bên cạnh đó thì khối lượng tiêu thụ trong năm 2012 cũng tăng cao so với năm 2011.
Năm 2013 : Trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu mặt hàng xi măng đã giảm so với cùng kì năm trước, cụ thể giảm 59,790 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là khối lượng tiêu thụ mặt hàng này của công ty bị giảm sút.
1.172 1.537 2.939 1.528 1.468 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500
2010 2011 2012 Quý I,II( 2012) Quý I,II( 2013)
21
4.2.2.2 Phân tích tình hình doanh thu mặt hàng sắt và mặt hàng khác
Bảng 4.4 Biến động doanh thu mặt hàng sắt và nhóm mặt hàng khác
Đơn vị tính: nghìn đồng
Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam
Mặt hàng Năm Chênh Lệch 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011/2010 2012/2011 2013/2012 Mức % Mức % Mức % Sắt 699.481 859.950 1.469.733 764.261 734.866 160.469 22,94 609.783 70,91 (29.395) (3,85) Khác 185.157 208.473 489.911 254.755 245.956 23.315 12,59 281.439 135 (8.799) (3,45) Tổng 884.638 1.068.423 1.959.644 1.019.016 980.822 183.784 20,77 891.222 83,41 (38.194) (3,75)
22
Hình 4.3 Biến động doanh thu mặt hàng sắt và nhóm mặt hàng khác Doanh thu hoạt động bán hàng từ mặt hàng xi măng là chính thì mặt hàng sắt và các mặt hàng khác cũng có sức ảnh hưởng không kém. Trong hai nhóm mặt hàng còn lại thì mặt hàng sắt có doanh thu tăng nhiều trong mức tăng của tổng doanh thu.
Quan sát trên bảng 4.4 và hình 4.3 ta thấy doanh thu mặt hàng sắt năm 2011 cũng tăng so với năm 2010 cụ thể là tăng 160,469 triệu đồng tương đương 22,94% so với năm 2010 nguyên nhân là do giá cả của các loại sắt tăng cao, năm 2011 trung bình 1 tấn sắt giá 17,43 triệu đồng tăng 2,91 triệu đồng so với năm 2010. Như vậy, doanh thu tăng ở năm 2011 chủ yếu là do giá bán tăng mạnh.
Năm 2012 giá bán ra bình quân 1 tấn sắt tại công ty là 18,12 triệu đồng tăng 0,69 triệu đồng/tấn so với năm trước, có thể thấy giá sắt trong năm 2012 có tốc độ tăng kém hơn năm trước, trong khi đó doanh thu của năm 2012 mặt hàng sắt năm 2012 tăng mạnh so với năm trước là do khối lượng bán ra tăng.
Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu của mặt hàng sắt giảm 29.935 nghìn đồng tương đương giảm 3,85 %, trong năm 2013 giá bán bình quân của mặt hàng này là 16,71 triệu đồng/tấn giảm 1,41 triệu đồng, vậy doanh thu của mặt hàng này giảm một phần là do giá bán đã giảm, bên cạnh đó thì khối lượng bán ra cũng giảm theo.
Ngoài các mặt hàng chủ lực như xi măng và sắt thì công ty còn kinh doanh một số mặt hàng khác thuộc lĩnh vực vật liệu xây dựng như: cát, đá, tol, …do
699,481 859,950 1.469,733 764,261 734,866 185,157 208,472 489,911 254,754 245,955 0,000 200,000 400,000 600,000 800,000 1.000,000 1.200,000 1.400,000 1.600,000
2010 2011 2012 Quý I,II 2012 Quý I,II 2013
Triệu đồng
23
những mặt hàng này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng doanh thu nên trong quá trình phân tích được gộp chung lại thành nhóm các mặt hàng khác. Trong năm 2011 nhóm mặt hàng này đạt doanh thu 208.473 nghìn đồng tăng 23.315 nghìn đồng tương đương 12,59% so với năm 2010. Năm 2012 doanh thu của nhóm hàng này đạt 489.911 nghìn đồng tăng 281.439 nghìn đồng tương đương 135% so với năm 2012. Sang giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu của nhóm mặt hàng này đà giảm so với năm cùng kỳ năm 2012, mứt giảm là 8.799 nghìn đồng tương đương giảm 3,45%.
Nhìn chung doanh thu tiêu thụ của nhóm mặt hàng này qua các năm có nhiều biến động tăng giảm, nhưng nguyên nhân của sự tăng giảm đó là do sự biến động của giá. Giá tăng làm cho doanh thu tăng, giá giảm làm doanh thu giảm.
4.2.2.3 Phân tích doanh thu theo thị trường
Thị trường là nơi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển trong tương lai. Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để quá trình kinh doanh hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp phải xác định được thị trường chính trong hoạt động kinh doanh và khách hàng mục tiêu ở thị trường đó.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam chủ yếu là các huyện trong tỉnh Kiên Giang, qua việc phân tích doanh thu theo thị trường tại giúp cho đơn vị thuận lợi hơn trong việc nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng ở từng địa phương, qua đó định ra những kế hoạch kinh doanh cụ thể khắc phục những yếu kém, phát huy thế mạnh, từng bước nâng cao doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường.
24 Bảng 4.5 Doanh thu theo thị trường của công ty
Thị trường Năm 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Hòn Đất 1.302.269 63,3 1.527.063 58,6 3.008.054 61,4 1.538.712 60,4 1.450.136 59,2 Rạch Giá 547.241 26,6 760.925 29,2 1.435.439 29,3 817.759 32,1 766.710 31,3 Tân Hiệp 84.349 4,1 182.413 7 308.643 6,3 109.544 4,3 156.771 6,4 Kiên Lương 123.437 6 135.507 5,2 146.973 3 81.521 3,2 75.936 3,1 Tổng cộng 2.057.296 100 2.605.908 100 4.899.109 100 2.547.536 100 2.449.553 100
25
Nhìn từ bảng số liệu (bảng 4.5) ta thấy tỷ trọng doanh thu tại địa bàn huyện Hòn Đất và Tp Rạch Giá luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty mặc dù có sự tăng giảm qua các năm. Tỷ trọng doanh thu tại huyện Hòn Đất luôn tăng giảm quanh mức 60%, kế tiếp là địa bàn Tp Rạch Giá với tỷ trọng luôn thay đổi xoay quanh mức 30% (riêng năm 2010 tương đối thấp ở mức 26,6%). Ngoài ra, Công ty còn phát sinh doanh thu ở hai huyện Tân Hiệp và Kiên Lương, doanh thu ở hai huyện này luôn biến động qua các năm song mức tăng giảm thấp và chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng doanh thu.
Nguyên nhân của vấn đề trên là do ngay từ đầu thành lập, Công ty đã xác định thị trường chủ lực là tại huyện Hòn Đất nên đơn vị đã đặc trụ sở kinh doanh tại đây, song trong quá trình phát triển Công ty cũng nhận thấy thị trượng tại Tp Rạch Giá rất tiềm năng nên đã mở văn phòng giao dịch tại đây để mở rộng quy mô phát triển. Đối với hai huyện còn lại, doanh thu chủ yếu là các hộ gia đình ở một số xã có địa bàn giáp ranh mua lẻ nên doanh thu tương đối thấp. Và để biết cụ thể doanh thu của từng địa bàn tăng, giảm bao nhiêu, bằng phương pháp so sánh ta sẽ đánh giá được sự biến động của doanh thu qua các năm. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện sự biến động của doanh thu theo thị trường qua các năm của Công ty.
Bảng 4.6 Biến động doanh theo thị trường của công ty
Đơn vị tính: Nghìn đồng Nguồn: Lấy từ bảng 4.5 Thị trường Chênh Lệch 2011/2010 2012/2011 6 Tháng 2013/ 6 Tháng 2012 Mức % Mức % Mức % Hòn Đất 224.794 17,26 1.480.991 96,98 (88.576) (5,76) Rạch Giá 213.684 39 674.514 88,64 (51.049) (6,24) Tân Hiệp 98.064 116,2 126.230 69,2 47.227 43,11 Kiên Lương 12.070 9,7 11.466 8,46 (5.585) (6,85) Tổng cộng 548.612 2.293.201 (97.983)
26 Thị trường huyện Hòn Đất
Ta thấy năm 2010, doanh thu tại huyện Hòn Đất là 1.302.269 ngàn đồng, đến năm 2011 là 1.527.063 ngàn đồng, tăng 224.794 ngàn đồng tương ứng 17,26%. Năm 2012 doanh thu đạt mức 3.008.054 ngàn đồng, tăng 1.480.991 ngàn đồng tương ứng tăng 96,98%. Qua 3 năm thì doanh thu tại huyện Hòn Đất đều tăng, sở dĩ như vậy là do trụ sở kinh doanh của Công ty nằm tại trung tâm của huyện là thị trấn Hòn Đất, bên cạnh đó với diện tích lớn nhất so với các huyện thị của tỉnh cho thấy đây là một thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng. Song trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu tại địa bàn này đã giảm