Hoạt động của Công ty chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có nhân tố khách quan và chủ quan. Chí phí hoạt động của Công ty cũng vậy, chịu sự tác động rất lớn của các nhân tố trên, có những trường hợp làm tăng chi phí và có những trường hợp làm giảm chi phí. Một trong những mục tiêu phấn đấu của Công ty là giảm chi phí để có điều kiện tăng lợi nhuận. Từ việc phân tích các chỉ tiêu về chi phí của Công ty, ta nhận thấy qua 3 năm hoạt động, giá vốn luôn chiếm mức tăng lớn và tác động lớn nhất trong tổng chi phí của Công ty. Do đó ở đây, ta chỉ xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến giá vốn, đồng thời ta sẽ tập chung phân tích hai mặt hàng có giá vốn nhiều nhất đó là xi măng và sắt:
Ta có phương trình:
Chi phí giá vốn = Khối lượng (q) x Giá xuất (p)
Từ phương trình ta thấy có 2 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí giá vốn hàng bán là khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá vốn đơn vị. Sau đây là bảng tổng hợp 2 nhân tố ảnh hưởng đến tổng chi phí giá vốn của Công ty giai đoạn năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
36 Bảng 4.12 Nhân tố ảnh hưởng chi phí giá vốn
Đơn vị tính: nghìn đồng
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH MTV Hưng Phú Nam
Mặt hàng Năm 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 q10 (Tấn) p10 (1.000 đ) q11 (Tấn) p11 (1.000 đ) q12 (Tấn) p12 (1.000 đ) q12 (Tấn) p12 (1.000 đ) q13 (Tấn) p13 (1.000 đ) Xi măng 999,7 1.075,5 1.081,2 1.259,6 1.790,10 1.426,9 925,80 1.407,1 903,80 1.400,1 Sắt 48,17 13.313,9 49,33 15.441,7 81,11 15.745,8 42,17 15.445,6 41,96 15.088,7 Giá vốn ( xi măng + Sắt) 1.716.507 2.123.634 3.831.425 1.954.027 1.898.508
37
Nhìn từ bảng số liệu trên ta thấy chi phí giá vốn năm 2010 là 1.716.507 nghìn đồng, qua năm 2011 tăng lên 2.123.634 nghìn đồng và năm 2012 là 3.831.425 nghìn đồng. Sở dĩ tăng nhanh như vậy là do cả khối lượng tiêu thụ và giá vốn đều tăng qua 3 năm, đặc biệt là năm 2012. Sang giai đoạn 6 tháng năm 2013 thì có chiều hướng ngược lại chi phí giá vốn đã giảm so với cùng kỳ năm trước. Bằng phương pháp thay thế liên hoàn ta xác định được sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chi phí giá vốn hàng bán.
4.3.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí giá vốn năm 2011
Bảng 4.13 Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến giá vốn năm 2011
Đơn vị tính : nghìn đồng
Nguồn: Lấy từ bảng 4.12
Từ bảng số liệu trên, ta thấy tổng chi phí giá vốn hàng bán năm 2011 so với năm 2010 tăng 524.131 nghìn đồng là do nhân tố khối lượng làm tăng 112.442nghìn đồng và nhân tố giá làm giá vốn tăng 411.689 nghìn đồng. Trong đó:
Chi phí giá vốn tăng là do giá vốn của xi măng và sắt tăng mạnh, nhân tố giá vốn xi măng làm tăng chi phí giá vốn 268.138 nghìn đồng và nhân tố giá vốn mặt hàng sắt làm chi phí giá vốn tăng 143.551 nghìn đồng. Như vậy, nhân tố giá đã làm chi phí giá vốn tăng nhiều nhất. Giá tăng cao như vậy là do ảnh hưởng lạm phát trong năm 2011 rất cao, dẫn theo giá cả tất cả các mặt hàng tăng mạnh trong đó có giá vật liệu xây dựng cũng bị tác động rất lớn.
Bên cạnh đó thì khối lượng tiêu thụ trong năm 2011 cũng tăng nhiều, do đó mà nhân tố này cũng đóng góp vào mức tăng chi phí giá vốn khá cao. Song nhân tố khối lượng tăng lên cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty có hiệu quả, hàng hoá được tiêu thụ nhanh.
Mặt hàng
Giá vốn Mức độ ảnh hưởng Chênh
lệch Năm 2010 q11 x p10 Năm 2011 Khối
lượng Giá 2011/ 2010 Xi măng 1.172.648 1.268.247 1.536.385 95.599 268.138 363.737 Sắt 699.428 716.271 859.822 16.843 143.551 160.394 Giá vốn (xi măng + Sắt) 1.872.076 1.984.518 2.396.207 112.442 411.689 524.131
38
4.3.2.2Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí giá vốn năm 2012
Bảng 4.14 Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến giá vốn năm 2012
Đơn vị tính: nghìn đồng
Nguồn: Lấy từ bảng 4.12
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy chi phí giá vốn năm 2012 tăng rất cao so với năm 2011 tăng 1.435.218 nghìn đồng là do nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 1.111.105 nghìn đồng và nhân tố giá vốn tăng 324.113 nghìn đồng. Trong đó:
Nhân tố giá vốn tăng 324.113 nghìn đồng là do giá vốn trên một đơn vị sản phẩm nhập về của tất cả các mặt hàng đều tăng theo tốc độ tăng giá của thị trường. Như vậy, với thị trường vật liệu xây dựng cạnh tranh gây gắt trong năm 2012, nên các nhà cung cấp trong lĩnh vực này đã duy trì mức giá ổn định và tăng thấp hơn so với các năm trước.
Nhân tố khối lượng tăng 1.111.105 nghìn đồng là do khối lượng tiêu thụ của các mặt hàng đều tăng và có mức tăng khá cao, trong này mặt dù tình kinh tế khó khăn nhưng do thị trường xây dựng dân dụng cá nhân tại Hòn Đất và Tp. Rạch Giá sôi động, bên cạnh đó các công trình xây dựng của các Công ty lĩnh vực xây lấp vẫn duy trì tăng trưởng, vì vậy mà nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng cũng tăng lên khá cao so với năm 2011, cùng với uy tín của Công ty đã thu hút sự chú ý nhiều của khách hàng, từ đó giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm tăng cao.
Như vậy, năm 2012 chi phí giá vốn tăng lên chủ yếu là do nhân tố sản lượng tăng cao, cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty trong năm này đạt hiệu quả cao, khối lượng tiêu thụ tăng mạnh.
Mặt hàng
Giá vốn Mức độ ảnh hưởng Chênh
lệch 2011 q12 x p11 2012 Khối lượng Giá 2012/ 2011 Xi măng 1.536.385 2.254.837 2.554.283 718.452 299.446 1.017.898 Sắt 859.822 1.252.475 1.277.142 392.653 24.667 417.320 Giá vốn ( xi măng + Sắt) 2.396.207 3.507.312 3.831.425 1.111.105 324.113 1.435.218
39
4.3.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí giá vốn của 6 tháng đầu năm 2013.
Bảng 4.15 Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến giá vốn của 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: nghìn đồng
Nguồn: Lấy từ bảng 4.12
Trong năm 2013, chi phí giá vốn đã giảm 55.519 nghìn đồng là do nhân tố khối lượng làm giảm 34.200 nghìn đồng và nhân tố giá bản làm giảm 21.319 nghìn đồng. Trong đó:
Giá vốn đơn vị của các mặt hàng này đã giảm nhiều dẫn đến chi phí giá vốn cũng giảm theo. Trong năm 2013, thị trường xi măng gặp nhiều khó khăn, nhất là việc có thêm nhiều nhà máy xi măng đi vào hoạt động, cho thấy nguồn cung rất dồi dào. Do sự cạnh tranh gây gắt này nên các nhà máy cung ứng xi măng đã thực hiện chính sách giảm giá để cạnh tranh với nhau.
Nhân tố khối lượng cũng giảm, trong năm 2013 sức tiêu thụ của mặc hàng vật liệu xây dựng cũng giảm nhiều do các công trình xây dựng trên địa bàn tương đối ít, do đó mà khối lượng bán ra đã giảm nhiều.
Nhìn chung, giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 chi phí giá vốn giảm là do khối lượng tiêu thụ giảm, bên cạnh đó thì nhập kho của các mặt hàng này cũng giảm làm cho giá vốn cũng giảm theo. Như vậy cho thấy 6 tháng đầu năm 2013 tình hình kinh doanh có dấu hiệu kém hiệu quả do khối lượng bán ra sụt giảm. Tuy nhiên trong thời gian còn lại của năm thị trường vật liệu xây dựng sẽ có diễn biến tốt, nhất là nhu cầu sữa chữa và xây mới nhà cửa ở những tháng cuối năm để chuẩn bị đón năm mới, đây là cơ hội để Công ty thúc đẩy khối lượng tiêu thụ tăng lên.
Mặt hàng
Giá vốn Mức độ ảnh hưởng Chênh
lệch 6 tháng 2012 q13 x p12 6 tháng 2013 Khối lượng Giá 2013/ 2012 Xi măng 1.302.685 1.271.729 1.265.385 (30.956) (6.344) (37.300) Sắt 651.342 648.098 633.123 (3.244) (14.975) (18.219) Giá vốn ( xi măng + Sắt) 1.954.027 1.919.827 1.898.508 (34.200) (21.319) (55.519)
40