Thí nghiệm 1: khảo sát ảnh hưởng của loại dung môi chiết đến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình chiết và khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ cây sả chanh (cymbopogon citratus stapf) (Trang 47 - 49)

chống oxy hóa của dịch chiết từ cây Sả

Loại dung môi chiết ảnh hưởng rất lớn đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết. Một số nhà khoa học nghiên cứu chiết xuất tinh dầu Sả với dung môi ethanol [21]; một nghiên cứu khác chiết bằng dung môi là nước lạnh và nước nóng cho thấy dịch chiết khi chiết bằng nước nóng có khả năng chống oxy hóa tốt hơn so với nước lạnh [20]. Để khảo sát ảnh hưởng của loại dung môi chiết đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ Sả, tiến hành với 3 loại dung môi là ethanol, acetone, nước sôi theo sơ đồ Hình 2.2.

Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của loại dung môi chiết đến hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ cây Sả

Cách tiến hành:

Sả sau khi mua về được rửa sạch sơ bộ, thái nhỏ và sau đó đem đi xay nhỏ. Tiến hành chiết với 3 loại dung môi khác nhau là: ethanol, acetone, nước nóng. Dung môi dùng trong thí nghiệm là tuyệt đối. Tỷ lệ nguyên liệu/ dung môi cố định là 1/15 tương ứng với 2g sả chiết với 30ml dung môi. Thời gian chiết là 4h. Sau đó, tiến hành lọc qua giấy lọc. Thu được dịch lọc, bổ sung thêm dung môi chiết vào dịch lọc cho đúng bằng thể tích ban đầu là 30ml rồi đem dịch chiết đi xác định hoạt tính chống oxy hóa.

Dịch chiết

Phân tích khả năng chống oxy hóa: - Khả năng khử gốc tự do

- Tổng năng lực khử

Chọn loại dung môi thích hợp Lọc Sả Xử lý Xay Nước sôi Ethanol Chiết Aceton

- Nồng độ dung môi: tuyệt đối

- NL/ DM: 1/15 - Thời gian: 4h - Nhiệt độ phòng

Dựa vào kết quả xác định khả năng khử gốc tự do DPPH và tổng năng lực khử, lựa chọn được loại dung môi thích hợp để thu được dịch chiết tinh dầu có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình chiết và khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ cây sả chanh (cymbopogon citratus stapf) (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)