Thị trường tinh dầu Sả trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình chiết và khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ cây sả chanh (cymbopogon citratus stapf) (Trang 28 - 29)

Ở nước ta, cây Sả đã được trồng từ lâu ở cả hai miền Nam và Bắc. Tại miền Bắc trồng sả có diện tích lớn ở các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên. Diện tích lớn nhất lên tới 1200 hecta. Sản lượng tinh dầu đạt cao nhất vào các năm 1974- 1977 từ 73.200 - 90.000 kg.

Các tỉnh từ nam miền Trung, Tây Nguyên, Sông Bé, Đồng Nai, Minh Hải, TP. Hồ Chí Minh có tổng diện tích ít chỉ đạt 325 hecta, nơi có diện tích lớn nhất là thành phố Hồ Chí Minh là 235 hecta và có hai cơ sở chưng cất tinh dầu nhưng sản lượng tinh dầu cũng chỉ đạt 120 - 250 kg/ năm.

Do nhu cầu sử dụng rất lớn trong y tế và tạo nguồn xuất khẩu, nên các tỉnh như Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai, Komtum, Thừa Thiên đã tạo các trại giống để tự đáp ứng nhu cầu giống cho địa phương, cùng với điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp với cây Sả đã phát triển với diện tích trên 34.000 hecta ở các tỉnh miền Trung và Cao nguyên vào những năm 1980-1989. Với diện tích như thế đã sản xuất một lượng tinh dầu Sả hàng năm lên đến hơn 120 tấn, xuất khẩu ra các nước Anh, Pháp, Đức, Liên Xô và các nước Đông Âu trên 102 tấn/ năm [29].

Nhưng vào đầu thập niên 90, do thị trường tiêu thụ Liên Xô và các nước Đông Âu giảm đã làm ảnh hưởng tới việc phát triển cây Sả trong cả nước. Cùng với việc thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, giá cả không ổn định. Từ đó, tình hình sản xuất tinh dầu Sả và xuất khẩu sang các nước khác cũng giảm xuống [30].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình chiết và khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết từ cây sả chanh (cymbopogon citratus stapf) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)