Nhận xét chung về thiết bị thí nghiệm hiện có khi tiến hành các thí nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm kết nối với máy tính trong dạy học chương dòng điện xoay chiều vật lí 12 theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 53 - 56)

nghiệm hiện có khi tiến hành các thí nghiệm khảo sát mạch điện xoay chiều

Từ việc trực tiếp tiến hành các TN, phân tích các kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy: Bên cạnh các ưu điểm như giúp HS khắc sâu kiến thức, tạo lập cho HS thói quen sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học vào giải quyết các công việc

trong thực tế, làm tăng tính trực quan trong dạy học thì các TBTN sẵn có cũng bộc lộ những hạn chế của mình.

a) Hạn chế về mặt kĩ thuật

- Vôn kế và ampe kế chỉ dừng lại ở việc đo các giá trị điện áp và cường độ dòng điện, nó không cho phép ta quan sát được đồ thị biểu diễn độ lệch pha của các hiệu điện thế.

- DĐKĐT hai kênh cho phép ta quan sát các đồ thị, nhưng không quan sát được đường cong cộng hưởng khi trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện.

- DĐKĐT không so sánh được trực tiếp độ lệch pha của cường độ dòng điện và điện áp, mà phải so sánh qua pha của điện áp 2 đầu điện trở; điều này có thể dẫn

đến sự nhầm lẫn của HS trong quá trình tiến hành TN.

- Hạn chế chung của vôn kế, ampe kế và DĐKĐT là sai số. Các thiết bị này đều có sai số và đòi hỏi phải có sự hiệu chỉnh trước khi tiến hành TN.

b) Hạn chế về mặt dạy học

- Việc sử dụng DĐKĐT vào dạy học đòi hỏi GV phải có trình độ, phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Trước khi đưa vào giảng dạy, GV phải lặp lại TN nhiều lần cho thành thạo, tìm ra các nguyên nhân sai số, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục sai số. Việc khắc phục sai số này cũng không hề đơn giản và không phải giáo viên nào cũng có thể thực hiện.

- Việc sử dụng các bộ TBTN, đặc biệt là DĐKĐT làm phương tiện dạy học nếu không khéo léo, không có sự chuẩn bị chu đáo thì sẽ làm tốn nhiều thời gian của tiết học, các công việc khác của tiết học không tiến hành được, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của GV và HS.

- Theo chúng tôi, TBTN này chưa thực sự phù hợp với việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển NLST của HS. Hiện nay, các nhà trường chỉ được cấp một số lượng rất ít DĐKĐT, vì thế khi dạy học với thiết bị này, GV phải tiến hành TN biểu diễn trên lớp hoặc với thời lượng một tiết học thì giáo viên chỉ có thể cho một vài nhóm HS thực hành và cũng phải lựa chọn những HS khá giỏi, vì các em này mới có thể nắm bắt nhanh ý đồ của GV và thực hiện TN. Những HS khác thụ động nghe hướng dẫn của GV, không có cơ hội đề xuất các phương án TN khác, không được trực tiếp làm TN, không phát triển được NLST.

- Mặt khác, màn hình của DĐKĐT xét trong phạm vi của lớp học là rất nhỏ, rất khó để tất cả HS có thể quan sát được đồ thị, hoặc nếu có quan sát được thì việc quan sát có thể sẽ không chính xác.

Từ những lí do đã phân tích ở trên, theo chúng tôi, TBTN sẵn có hiện nay chưa phù hợp với việc dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 THPT theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển NLST của HS.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm kết nối với máy tính trong dạy học chương dòng điện xoay chiều vật lí 12 theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w