-TN nghiên cứu hiện tượng là TN nhằm xây dựng nên hoặc kiểm chứng lại kiến thức mới, được sử dụng trong các giai đoạn nghiên cứu kiến thức mới. TN nghiên cứu hiện tượng bao gồm:
+TN nghiên cứu khảo sát +TN nghiên cứu minh họa.
-TN củng cố là TN nêu lên những biểu hiện của kiến thức đã học trong tự nhiên, đề cập các ứng dụng của kiến thức này trong sản xuất và đời sống, đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức đã học để dự đoán hoặc giải thích hiện tượng hay cơ chế hoạt động của các thiết bị, dụng cụ kĩ thuật.
b) THỈ NGHIỆM THỰC TẬP : Là TN do HS tự tiến hành trên lớp (trong phòng TN), ngoài lớp, ngoài nhà trường hoặc ở nhà với các mức độ tự lực khác nhau.
Có thể chia TN thực tập thành 3 loại: - Thí nghiệm trực diện
- Thí nghiệm thực hành
- Thí nghiệm và quan sát vật lí ở nhà [20].
1.2.2. Các chức năng của thí nghiệm trong dạy học Vật lí
1.2.2.1. Các chức năng của thí nghiệm theo quan điểm của lí luận nhận thức nhận thức
Theo quan điểm của lí luận nhận thức, trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, TN có các chức năng
a) TN là phương tiện của việc thu nhận tri thức (nguồn trực tiếp của tri thức) Trong dạy học vật lí, nhất là ở các lớp dưới và ở giai đoạn đầu của quá trình
nhận thức một hiện tượng, quá trình vật lí nào đó, khi HS còn chưa có hoặc có hiểu biết ít ỏi về hiện tượng, quá trình vật lí cần nghiên cứu thì TN được sử dụng để cung cấp cho HS những dữ liệu cảm tính về hiện tượng, quá trình vật lí này. Các dữ liệu này tạo điều kiện cho HS đưa ra những giả thuyết, là cơ sở cho những khái quát hóa
về tính chất hay mối liên hệ phổ biến, có tính quy luật của các đại lượng vật lí trong hiện tượng, quá trình vật lí được nghiên cứu.
b) TN LÀ PHƯƠNG TIỆN ĐỂ KIỂM TRA TÍNH ĐÚNG ĐẮN CỦA TRI THỨC ĐÃ THU ĐƯỢC Một trong những chức năng của TN vật lí trong dạy học vật lí là dùng để
kiểm tra tính đúng đắn của các tri thức mà HS đã thu được trước đó. Trong nhiều trường hợp, kết quả của TN phủ định tính đúng đắn của tri thức đã biết, đòi hỏi phải đưa ra giả thuyết khoa học mới và lại phải kiểm tra nó bằng các TN khác. Nhờ vậy, thường ta sẽ thu được những tri thức có tính khái quát hơn, bao hàm các tri thức trước đó như là những trường hợp riêng, trường hợp giới hạn.
c) TN LÀ PHƯƠNG TIỆN CỦA VIỆC VẬN DỤNG TRI THỨC ĐÃ THU ĐƯỢC VÀO THỰC TIỄN Chương trình vật lí ở trường PT đề cập tới một loạt các ứng dựng của vật lí trong
đời sống và sản xuất. Việc tiến hành TN tạo cơ sở để HS hiểu được các ứng dụng của các kiến thức trong thực tiễn. TN không những cho HS thấy được sự vận dụng trong thực tiễn của các kiến thức vật lí mà còn là bằng chứng sự đúng đắn của các kiến thức này.
d) TN là một bộ phận của các phương pháp nhận thức vật lí
Việc bồi dưỡng cho HS các phương pháp nhận thức được dùng phổ biến trong nghiên cứu vật lí (phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình) là một trong những nội dung của việc hình thành những kiến thức cơ bản vật lí ở trường PT. TN đóng vai trò quan trọng ở cả hai phương pháp nhận thức vật lí này.
- Vai trò của TN trong phương pháp thực nghiệm
TN đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu (làm nảy sinh vấn đề cần giải đáp, câu hỏi cần trả lời) và giai đoạn cuối (xây dựng và thực hiện phương án TN để kiểm tra hệ quả đã rút ra) của phương pháp ThN. Ở giai đoạn đầu, đa số các thông tin về đối tượng cần nghiên cứu thường được thu nhận trong các TN. Đặc biệt ở giai đoạn cuối của phương pháp này, việc kiểm tra tính đúng đắn của hệ quả rút ra phải thông qua việc xây dựng và thực hiện phương án TN để nghiên cứu một hiện tượng, một
mối quan hệ đã được loại bỏ các yếu tố không quan tâm nên thường không có trong tự nhiên.
- Vai trò của TN trong phương pháp mô hình
Ở giai đoạn đầu (giai đoạn thu thập các thông tin về đối tượng gốc)của phương pháp mô hình, các thông tin về đối tượng gốc được thu thập nhờ TN.
Ở giai đoạn thứ ba cho mô hình vận động (thao tác trên mô hình), đối với mô hình vật chất, người ta phải tiến hành các thí nghiệm thực với nó.
Ở giai đoạn bốn (kiểm tra hệ quả trên đối tượng gốc) thông qua TN trên vật gốc, đối chiếu kết quả thu được từ mô hình với những kết quả thu được trực tiếp trên vật gốc, ta kiểm tra được tính đúng đắn của mô hình và rút ra được giới hạn áp dụng của mô hình [20].