2.1.1. Phân phối chương trình chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12
Tiết 42: Dòng điện xoay chiều. Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần Tiết 43 + 44: Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện, cuộn cảm
Tiết 45 + 46: Mạch có R, L, c mắc nối tiếp. Cộng hưởng điện Tiết 47: Bài tập về dòng điện xoay chiều
Tiết 48: Công suất của dòng điện xoay chiều. Hệ số công suất Tiết 49: Bài tập về dòng điện xoay chiều
Tiết 50: Máy phát điện xoay chiều Tiết 51: Động cơ không đồng bộ ba pha Tiết 52: Máy biến áp. Truyền tải điện năng Tiết 52: Bài tập về dòng điện xoay chiều
Tiết 53 + 54: Thực hành: Khảo sát mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp Tiết 55: Bài tập
Tiết 56: Kiểm tra học kì I
2.1.2. Stf đồ cấu trúc logic nội dung và mạch phát triển kiến thức chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12
Chương “Dòng điện xoay chiều” đã đề cập đến 3 mảng kiến thức sau: - Đặc điểm của dòng điện xoay chiều
- Sản xuất điện năng
- Truyền tải và sử dụng điện năng
Sơ đồ cấu trúc logic nội dung và mạch phát triển kiến thức như sau:
Hình 2.1. Sơ đồ cẩu trúc logic nội dung kiến thức chương “Dòng điện xoay chiều ” Vật lí 12
2.1.3. Mục tiêu dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12
a)về kiến thức
- Viết được biểu thức của cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều tức thời.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và của điện áp xoay chiều.
- Viết được công thức tính cảm kháng, dung kháng và tổng trở của đoạn mạch có R, L, c mắc nối tiếp và nêu được đơn vị đo của các đại lượng này.
- Viết được hệ thức của định luật Ôm đối với các đoạn mạch xoay chiều thuần điện trở, thuần cảm kháng, thuần dung kháng và đối với đoạn mạch có RLC mắc nối tiếp.
- Nêu được độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp tức thời đối với các đoạn mạch xoay chiều thuần điện trở, thuần cảm kháng, thuần dung kháng và chứng minh được các độ lệch pha này.
- Viết được công thức tính độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp tức thời đối với đoạn mạch RLC mắc nối tiếp và nêu được trường hợp nào thì dòng điện sớm pha, trễ pha so với điện áp.
- Nêu được điều kiện và các đặc điểm của hiện tượng cộng hưởng điện đối với đoạn mạch RLC mắc nối tiếp.
- Viết được công thức tính công suất điện và công thức tính hệ số công suất của đoạn mạch RLC mắc nối tiếp.
- Nêu được lí do tại sao phải tăng hệ số công suất ở nơi tiêu thụ điện. - Nêu được hệ thống dòng điện ba pha là gì?
- Trình bày được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy biến phát điện xoay chiều, động cơ điện xoay chiều, máy biến áp.
b)về kĩ năng
- Vận dụng được các công thức tính cảm kháng, dung kháng, và điện tổng trở của đoạn mạch RLC mắc nối tiếp.
- Vẽ được giản đồ Frexnen cho đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. - Giải được các bài tập về đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. - Vẽ được đồ thị biểu diễn hệ thống dòng điện ba pha.
- Vẽ được sơ đồ biểu diễn cách mắc hình sao và cách mắc hình tam giác đối với hệ thống dòng điện ba pha.
- Giải được các bài tập về máy biến áp lí tưởng.
- Tiến hành được TN để khảo sát đoạn mạch RLC mắc nối tiếp[2, tr.125].
c) Các mục tiêu bổ sung theo định hưởng nghiên cứu: phát huy được tỉnh tích cực, phát triển NLST của HS
- HS có thái độ tích cực, chủ động tiếp thu và hình thành các kiến thức mới. - HS biết cách tiếp cận vấn đề và đề xuất được các phương án GQVĐ mà GV đưa ra, các phương án tiến hành TN nghiên cứu về mạch điện xoay chiều, về các ứng dụng của dòng điện xoay chiều.
- HS giải được các dạng bài tập về dòng điện xoay chiều: Bài tập lí thuyết, bài tập đồ thị, bài tập tính toán, bài tập về các phương án thực hành TN,..
- HS hiểu được những ứng dụng của dòng điện xoay chiều trong cuộc sống. - Từ việc nghiên cứu TN khảo sát MĐXC có RLC mắc nối tiếp kết nối với MVT, HS có thể tự thiết kế và tiến hành các TN khác trong MĐXC nói riêng và trong Vật lí nói chung.
- HS nắm được phương pháp tư duy khoa học, phương pháp giải quyết một vấn đề nhận thức.