Các ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục thuế trong kiểm toán BCTC:

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục thuế trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty ACAGroup thực hiện (Trang 71 - 74)

KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY ACAGROUP THỰC HIỆN

3.2.1. Các ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục thuế trong kiểm toán BCTC:

trong kiểm toán BCTC do Công ty ACAGroup thực hiện:

3.2.1. Các ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục thuế trong kiểm toán BCTC: trong kiểm toán BCTC:

Nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục thuế trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty thực hiện, trên cơ sở kiến thức đã học và với việc tiếp cận với thực tế kiểm toán thuế tại Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau:

Hệ thống kiểm soát nội bộ cần được ghi chép trên giấy tờ làm việc:

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng là một thủ tục quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính, kết quả thủ tục này ảnh hưởng tới việc lựa chọn phương pháp tiếp cận cũng như mức độ sử dụng các thủ tục cơ bản trong chương trình kiểm toán mọi phần hành kiểm toán, trong đó có kiểm toán khoản mục thuế, một khoản mục đòi hỏi tính tuân thủ cao. Đặc biệt đối với khoản mục thuế, một khoản mục yêu cầu có tính tuân thủ cao, ảnh hưởng của tính hiệu lực của hệ

thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp có tác động lớn thì đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là một yêu cầu tất yếu.

Về mặt lý luận, công việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở công ty khách hàng là yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên trên thực tế, trừ một số cuộc kiểm toán được thực hiện tại công ty nước ngoài có quy mô lớn có giấy tờ làm việc thể hiện các thông tin về kiểm soát nội bộ còn lại, đa số các cuộc kiểm toán khác công việc đó không được thực hiện.

Công ty nên đưa ra quy chế cụ thể bắt buộc mọi cuộc kiểm toán đều phải đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đẩy đủ và ghi chép, mô tả khoa học trên giấy tờ làm việc. Công ty có thể sử dụng một trong các phương pháp sau: Sử dụng lưu đồ, Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ, Bảng tường thuật về kiểm soát nội bộ. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, đòi hỏi kiểm toán viên cần linh hoạt trong việc lựa chọn trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, sử dụng lưu đồ thường được đánh giá cao hơn so với Bảng tường thuật vì lưu đồ ngoài tính khái quát còn có tính súc tích, là công cụ phân tích hiệu quả. Trong công ty cũng đã xây dựng bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ nhưng thiết nghĩ đối với các loại hình doanh nghiệp đa dạng như hiện nay, cùng với sự phức tạp trong vận dụng tổ chức hạch toán tại mỗi đơn vị, việc tuân theo một bảng câu hỏi mẫu là không thích hợp. Do đó, điều quan trọng là kiểm toán viên cần có kiến thức về tổ chức và có khả năng nhìn nhận khái quát cũng như phân tích chi tiết hệ thống cơ cấu tổ chức hạch toán, kế toán của đơn vị được kiểm toán.

Về phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán:

Trong kiểm toán có hai phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất. Trong đó, chọn mẫu xác suất được dùng cho các khảo sát nghiệp vụ là chọn ngẫu nhiên. Ba phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên cơ bản là chọn theo Bảng số ngẫu nhiên, chọn theo chương trình máy tính đã lập trình sẵn hoặc chọn mẫu có hệ thống. Còn khi chọn mẫu phi xác suất, kiểm toán viên có ba sự lựa chọn phổ biến: chọn mẫu theo lô, chọn đại và chọn phán xét. Tại Công ty, kiểm toán viên thường sử dụng phương pháp chọn mẫu theo chương trình máy tính

đã lập trình sẵn. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm như: nhanh, có tính khách quan cao, ứng dụng được trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, khi kiểm toán các khoản mục nhạy cảm như khoản mục thuế, phương pháp này thường không có khả năng phát hiện các sai phạm trong thực tế, đặc biệt là các sai phạm có quy mô nhỏ nhưng lặp lại nhiều lần, có ảnh hưởng trọng yếu đến tính trung thực và khách quan của các khoản mục. Chính vì vậy, bên cạnh phương pháp chọn mẫu đã sử dụng, Công ty nên sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, đặc biệt là phương pháp chọn mẫu theo phán xét nghề nghiệp của kiểm toán viên.

Về công tác phân công công việc:

Như đã được trình bày ở trên, kiểm toán thuế có vai trò rất quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính vì thuế là một khoản mục trọng yếu, có liên quan đến nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với kiểm toán viên được phân công phụ trách phần thuế là phải nắm chắc các quy định chung về thuế, có sự hiểu biết về phương thức hoạt động cũng như lĩnh vực kinh doanh của khách hàng.

Trong phân công công việc, Công ty cần lựa chọn các kiểm toán viên có am hiểu sâu sắc về thuế, không chỉ để thực hiện kiểm toán thuế có hiệu quả mà còn có khả năng tư vấn cho khách hàng các vấn đề về thuế.

Thông qua hình thức tư vấn ban đầu đó, kiểm toán viên có thể tìm ra được các dịch vụ về tư vấn thuế trong tương lai. Qua quá trình tiếp cận thực tế kiểm toán khoản mục thuế tại các doanh nghiệp, em nhận thấy đây là một dịch vụ rất tiềm năng song chưa được các công ty kiểm toán khai thác triệt để.

Về nâng cao hiệu lực của kiểm toán khoản mục thuế:

Hiện tại, kiểm toán thuế mới chỉ dừng lại ở mức độ là một bộ phận của kiểm toán Báo cáo tài chính mà chưa tách ra thành một dịch vụ độc lập. Trong các cuộc kiểm toán, kiểm toán viên thường mới chỉ đưa các sai sót, gian lận trong hạch toán thuế chứ chưa đưa ra được các tư ấn về thuế có ý nghĩa xác thực đối với doanh nghiệp.

Một thực tế nữa là các kết luận kiểm toán khoản mục thuế lại không được các cơ quan thuế chấp nhận do một số quy định, yêu cầu của hệ thống chuẩn mực

kế toán và các chính sách về thuế còn mẫu thuẫn với nhau. Điều này không chỉ gây nên thắc mắc mà còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc xác định các nghĩa vụ về thuế của mình.

Chính vì vậy, Công ty cần tích cực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng của kiểm toán viên không chỉ trong nghiệp vụ kiểm toán mà cả trong nghiệp vụ tư vấn tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính cần được kết hợp với kiểm toán nghiệp vụ. Công việc này đòi hỏi cần có sự đầu tư thích đáng của Ban giám đốc. Hình thức thực hiện là các buổi tập huấn tại Công ty hoặc gửi các thành viên đi học các lớp tập huấn bài bản. Nội dung tập huấn không chỉ dừng lại ở các kiến thức về phân tích các chỉ tiêu tài chính thuần tuý mà cần gắn chặt với kiến thức kiểm soát chất lượng, tổ chức quản lý doanh nghiệp.

Đồng thời trước và trong các cuộc kiểm toán cần có sự trao đổi ở mức độ thích hợp giữa kiểm toán viên và cán bộ cơ quan thuế quản lý thu nộp thuế tại công ty khách hàng nhằm đưa các chỉ tiêu phân tích, đánh giá của kiểm toán viên sát hơn với điều kiện khách quan thực tế của doanh nghiệp. Việc này cũng giúp chi kiểm toán viên có thể có những bằng chứng có tính tin cậy cao hơn so với các bằng chứng được khách hàng cung cấp.

Ngoài ra, đối với phương hướng phát triển chung của Công ty trong thời gian tới, em cũng xin đưa ra một kiến nghị như sau: đó là Công ty nên tiến hành tuyển chọn các kiểm toán viên tương lai thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán trong các trường Đại học. Tại trường ĐH KTQD đã hình thành nên câu lạc bộ “kiểm toán viên tương lai” nhằm đưa sinh viên đến gần với nhà tuyển dụng hơn. Đây là một yếu tố thuận lợi không chỉ cho các sinh viên mà còn là nơi các doanh nghiệp (đặc biệt là các công ty kiểm toán) có thể quảng bá thương hiệu cũng như tiếp cận được với nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục thuế trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty ACAGroup thực hiện (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w