Vấn đề kiểm soát chất lượng trong kiểm toán:

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục thuế trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty ACAGroup thực hiện (Trang 34 - 36)

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC THUẾ TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH

2.1.4. Vấn đề kiểm soát chất lượng trong kiểm toán:

Để đảm bảo các dịch vụ cung cấp có chất lượng tốt nhất, ACAGroup đã thiết lập hệ thống gồm các chính sách, thủ tục kiểm soát chất lượng một cách chặt chẽ. Hệ thống các chính sách, thủ tục kiểm soát này là cơ sở đảm bảo tất cả các cuộc kiểm toán do Công ty thực hiện đều phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam. Có thể chia hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của ACAGroup thành hai lĩnh vực: Kiểm soát chất lượng chung toàn công ty và Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán.

 Kiểm soát chất lượng chung toàn công ty:

Kiểm soát chất lượng chung của toàn công ty được thể hiện ở hệ thống các chính sách cũng như các công việc liên quan đến tất cả các mặt: tuyển dụng, đào tạo nhân viên; quy định tính độc lập, khách quan của kiểm toán viên; các quy chuẩn trong quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm toán và tư vấn; việc ký kết hợp đồng và đánh giá khách hàng; quy trình mẫu và các kỹ thuật kiểm toán; việc lập và lưu trữ hồ sơ kiểm toán…

Tại Công ty thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi về các kiến thức chuyên môn, truyền đạt kinh nghiệm. Đặc biệt là Công ty rất chú trọng đến việc đào tạo, nâng cao trình độ của các nhân viên mới. Điều này là một trong những chính sách có tính chiến lược lâu dài. Các nhân viên của Công ty được tiếp xúc với thực tế từ rất sớm, Công ty luôn tổ chức cho các nhân viên nhiều kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn các nhân viên mới không chỉ trong đào tạo lý thuyết tại công ty mà cả trong các cuộc kiểm toán, trong thực tế. Chính vì vậy mà các nhân viên mới của công ty tiến bộ trong chuyên môn rất nhanh.

 Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán:

Quy trình kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán của ACA bao gồm 7 bộ phận (công việc) cấu thành:

1. Đảm bảo tính độc lập, chính trực, khách quan; 2. Kỹ năng và năng lực chuyên môn;

4. Hướng dẫn và giám sát; 5. Tham khảo ý kiến;

6. Duy trì và chấp nhận khách hàng; 7. Kiểm tra.

Người có trách nhiệm trong kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán là Trưởng nhóm kiểm toán, trưởng các phòng chuyên môn và lãnh đạo công ty. Trước mỗi cuộc kiểm toán, lãnh đạo công ty chỉ định Trưởng nhóm kiểm toán trên cơ sở phù hợp về chuyên môn và đảm bảo tính độc lập. Sau đó, Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành lập kế hoạch và trong kế hoạch kiểm toán, Trưởng nhóm sẽ lựa chọn các thành viên của nhóm, phân công công việc và trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên. Cả nhóm sẽ tiến hành bàn bạc, thảo luận trước khi bước vào cuộc kiểm toán thực sự nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất với thời gian ngắn nhất cho cuộc kiểm toán. Trong cả quá trình tiến hành kiểm toán, mọi tài liệu đều được lưu trữ cẩn thận, khoa học theo hệ thống trong các Hồ sơ kiểm toán, các Hồ sơ kiểm toán này chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Trưởng nhóm. Sau mỗi ngày thực hiện kiểm toán, Nhóm kiểm toán thực hiện họp nhóm để tổng kết, đánh giá kết quả đạt được trong ngày và trao đổi cách thức làm việc nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán. Song song với việc thực hiện cuộc kiểm toán, luôn có sự giám sát của Ban lãnh đạo, đặc biệt là Ban kiểm soát của Công ty. Việc lập Báo cáo kiểm toán do Trưởng nhóm kiểm toán lập và phải có sự phê duyệt của đại diện Ban giám đốc. Các Báo cáo kiểm toán được thiết lập phải đáp ứng được tất cả các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán và phù hợp với Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế. Báo cáo kiểm toán cũng được lưu trữ trong Hồ sơ kiểm toán theo nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng.

Một trong các cách thức để kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán hiệu quả của Công ty là sự lưu trữ thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán một cách khoa học trong Hồ sơ kiểm toán. Cách sắp xếp Hồ sơ kiểm toán được thể hiện qua hệ thống các chỉ mục mẫu của Công ty. Qua hệ thống chỉ mục này, ta có thể thấy

được trình tự cũng như các bước tiến hành của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính đầy đủ, khái quát, đặc trưng nhất.

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục thuế trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty ACAGroup thực hiện (Trang 34 - 36)