Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch quản lý công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông xuân áng, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 62)

3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa

Kế hoạch hóa CTCN là chƣơng trình hành động tƣơng lai của Hiệu trƣởng để QL, của GVCN để QL và hoạt động vấn đề chủ nhiệm lớp. Xậy dựng kế hoạch nhằm giúp Hiệu trƣởng chỉ đạo, QL có khoa học các hoạt động của GVCN, còn GVCN xác định đƣợc một cách chính xác công việc họ phải làm trong từng giai đoạn của năm học và lớp do mình quản lý.

3.2.1.2. Nội dung

Hiệu trƣởng phải hiểu rõ kế hoạch hóa là cơ sở định hƣớng quan trọng trong chuỗi hoạt động nối tiếp nhau trong nhà trƣờng, đồng thời thể hiện QL CTCNT một cách khoa học. Kế hoạch hóa giúp Hiệu trƣởng tổ chức điều khiển, kiểm tra đánh giá hoạt động CTCNL toàn diện cân đối có trọng tâm theo hƣớng có đích có hiệu quả đã định.

+ Kế hoạch thời gian: kế hoạch chiến lƣợc, kế hoạch theo giai đoạn, kế hoạch năm học, kế hoạch học kì, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần;

+ Kế hoạch cấp học: kế hoạch trƣờng, kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch khối, kế hoạch đoàn thể, kế hoạch cá nhân;

+ Kế hoạch theo nội dung: kế hoạch phát triển, bồi dƣỡng độ ngũ, kế hoạch dạy học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch ôn tập, kế hoạch bồi dƣỡng học sinh

giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, kế hoạch theo dõi học sinh khuyết tật, kế hoạch hoạt động phong trào theo từng thời điểm…Trong quá trình QL điều hành hoạt động của lớp, GVCN phải hƣớng tới đạt những mục tiêu nhất định nên xây dựng kế hoạch luôn có mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể…

3.2.1.3 Cách thức tiến hành Bước 1. Giao nhiệm vụ

Trƣớc hết Hiệu trƣởng phải nêu rõ mục tiêu phấn đấu của nhà trƣờng nói chung, chỉ tiêu phấn đấu về CTCN nói riêng cho toàn thể các thành viên trong hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng; sau đó hƣớng dẫn giao việc cụ thể cho Phó Hiệu trƣởng; tổ trƣởng, khối trƣởng chuyên môn và các GVCN khác một cách tƣờng minh;

Tập trung lấy ý kiến dân chủ về kế hoạch chỉ đạo, QL của Hiệu trƣởng để phát huy tính chủ động, sáng tạo của Phó Hiệu trƣởng, tổ trƣởng chuyên môn, GVCNL trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao nhằm tạo ra sực mạnh tổng hợp trong việc QL CTCNL.

Bước 2. Lập kế hoạch

- Lập kế hoạch chủ nhiệm là một trong những phƣơng án hành động trong tƣơng lai cho toàn bộ hoặc từng bộ phận của bộ máy QL để đạt đƣợc mục tiêu mong đợi trên cơ sở khả năng hiện tại.

- Xây dựng cấu trúc bản mẫu kế hoạch chủ nhiệm lớp theo nguyên tắc cấu trúc nội dung bản kế hoạch chủ nhiệm lớp bao giờ cũng phải tƣơng xứng với nhiệm vụ công tác, nên khó có một cấu trúc chung. Song từ thực tiễn, tác giả tổng hợp và xây dựng cấu trúc kế hoạch chủ nhiệm mẫu gồm 9 nội dung cơ bản nhƣ sau:

1. Đặc điểm môi trƣờng (thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức); 2. Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và danh hiệu phấn đấu; 3. Các biện pháp thực hiện chính;

4. Những vấn đề đi sâu rút kinh nghiệm; 5. Điều chỉnh kế hoạch;

6. Kế hoạch từng tháng (dự kiến: nội dung, phân công, thời gian) 7. Kế hoạch Sơ kết học kì

8. Kế hoạch Tổng kết năm học 9. Kế hoạch hoạt động hè

Sau khi hƣớng dẫn các thành viên xây dựng kế hoạch, Hiệu trƣởng nhà trƣờng phải phê duyệt, đề ra các văn bản pháp lý làm cơ sở để quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra dánh giá theo phạm vi trách nhiệm của các thành viên trong nhà trƣờng.

Bước 3. Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Sau khi duyệt các kế hoạch từng bộ phận, cá nhân, Hiệu trƣởng cần: - Xác định chƣơng trình QL CTCN một cách cụ thể, rõ rang;

- Tổ chức các hoạt động về CTCNL theo kế hoạch đã đề ra một cách thƣờng xuyên, dấy lên các phong trào thi đua tích cực, cần chỉ đạo tiến hành làm điểm, đánh giá rút kinh nghiệm toàn diện;

- Quan tâm giúp đỡ những đồng chí còn lung túng, thiếu kinh nghiệm. Sau mỗi đợt họa động thi đua cân có tổng kết động viên, khen thƣởng kịp thời, uốn nắn những sai lệch trong quá trình thực hiện;

- Theo dõi, kiểm tra thƣờng xuyên bổ sung, điều chỉnh kế hoạch(nếu cần thiết).

Bước 4. Kiểm tra đánh giá

- Đánh giá của Hiệu trƣởng phải công bằng, khách quan, không thiên vị, kích thích phong trao thi đua tích cực;

- Sử dụng nhiều phƣờng pháp đánh giá khác nhau, nhiều luồng thông đánh giá, công khai trên bảng xếp loại của nhà trƣờng;

- Tiêu chí đánh giá phải đƣợc lƣợng hóa, cụ thể rõ ràng.

Để việc QL CTCN trong nhà trƣờng mang lại hiệu quả cao, ngƣời Hiệu trƣởng phải biết cách QL theo hƣớng tiếp cận hệ thống và logic khoa học. Điều đó sẽ làm cho việc QL của Hiệu trƣởng nhịp nhàng, hiệu quả, đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới hiện nay.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trƣởng QL CTCN của GVCN thông qua các kế hoạch thì chính ngƣời Hiệu trƣởng nhà trƣờng cũng là ngƣời xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch trong việc QL nhà trƣờng nói chung và QL CTCN nói riêng.

Hiệu trƣởng phải là ngƣời có kiến thức kỹ năng vững vàng về lập kế hoạch, nghiệp vụ QL CTCNL cũng nhƣ các kỹ năng của ngƣời GVCN thì mới chỉ đạo, QL tốt CTCN; nhiệt huyết với công việc, luôn là “con chim đầu đàn” trong mọi phong trào, là ngƣời khơi dạy cảm hứng cho tập thể giáo viên làm việc tích cực.

3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kỹ năng chủ nhiệm lớp cho giáo viên chủ nhiệm lớp.

3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa

Bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng các kiến thức, kĩ năng chủ nhiệm lớp cho các GVCN là việc thiết thực nhằm tăng cƣờng nhận thức về vai trò, trách nhiệm, năng lực; cung cố những kiến thức kỹ năng cần thiết về CTCNL; ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, tự học tập, trong việc QLHS, QL hồ sơ chủ nhiệm; tổ chức các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu câu nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện.

Hiệu trƣởng coi trọng và tổ chức tốt việc bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng kỹ năng chủ nhiệm lớp cho GVCN để tạo điều kiện thuận lợi cho GVCN có cơ hội học hỏi giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm về CTCNL; tăng động cơ, hứng thú học tập và tự học tập bồi dƣỡng của mỗi GVCN.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Hiệu trƣởng cần phải xác định nhu cầu, nội dung, hình thức, phƣơng pháp bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng chủ nhiệm lớp cho GVCN lớp. Đó là việc làm hết sức cần thiết từ đó để ra kế hoạch bồi dƣỡng: nên bồi dƣỡng thêm phần nào? cho ai? Cách thức bồi dƣỡng ra sao? Kiểm tra đánh giá thế nào?...

3.2.2.3. Cách thức tiến hành

Bước 1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng

- Điều tra khảo sát nhu cầu học tập, bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng các chuyên đề về CTCNL cho GVCN và đánh giá thực trạng của đội ngũ GVCN của nhà trƣờng;

- Thống kê, tổng hợp kết quả khảo sát, phân loại trình độ năng lực GVCN lớp cần bồi dƣỡng và kết luận những nội dung cần bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng để từ đó xác định nội dung, phƣơng pháp bồi dƣỡng;

- Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng;

- Chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho các đợt bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng nhƣ: tài liệu, phòng học, trang thiết bị, máy móc cần thiết… kết hợp với tài kiệu điện tử và tài liệu in;

- Lựa chọn hình thức tổ chức, phƣơng pháp bồi dƣỡng thích hợp với từng giai đoạn trong năm học, tăng hứng thú, phát huy tính tích cực cho ngƣời đƣợc bồi dƣỡng nhƣ:

+ Mở lớp tập huấn tại trƣờng;

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho GV có cơ hội học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: học sau Đại học, các lớp bồi dƣỡng…

+ Tăng cƣờng tài liệu ở thƣ viện, phong hội đồng, phòng chờ; khuyến khích GV đọc tài liệu qua internet để tăng vốn kiến thức cần thiết, tạo điều kiện tốt nhất cho GV tƣ bồi dƣỡng;

+ Nâng cao chất lƣợng các buổi sinh hoạt chuyên môn, đƣa nội dung CTCNL vào nội dung sinh hoạt để GV cùng bàn bạc thống nhất việc xử lý tình huống sƣ phạm khó, QLHS sao cho hiệu quả hay là làm thế nào để xây dựng đội tự quản lớp tích cực…

+ Phân công GV chủ nhiệm giỏi kèm cặp GV còn lúng túng về CTCN; + Phát động phong trào tự học, tự bồi dƣỡng về CTCNL cho tất cả GVCN củ nhà trƣờng;

+ Tổ chức thăm quan học tập những trƣờng điểm, những cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong CTCNL;

+ Tổ chức thi GVCN giỏi;

+ Hội thảo, viết báo cáo sang kiến kinh nghiệm về CTCNL; + Coi trọng công tác thi đua khen thƣởng và CTCNL;

- Chuẩn bị các phƣơng tiện phục vụ, chuẩn bị máy móc trang thiết bị và văn phòng phẩm thiết yếu, đồ dung dạy học, kinh phí cho đợt bồi dƣỡng.

Bước 2. Tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng theo kế hoạch

- Triển khai các tổ phát tài liệu, học viên tự nghiên cứu tài liệu; giao các nhóm nghiên cứu, trao đổi, thảo luận và chuẩn bị nội dung đã nghiên cứu đƣợc, ghi lại các câu hỏi thắc mắc cần đƣợc giải đáp; khuyến khích GV tăng cƣờng truy cập internet để cập nhật thông tin và kiến thức kỹ năng và CTCNL tăng cƣờng chất lƣợng các buổi sinh hoạt chuyên môn đƣa nội dung về CTCNL vào sinh hoạt …

- Yêu cầu tổ trƣởng tổ chuyên môn ptheo dõi việc áp dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn hoạt động chủ nhiệm lớp và hỗ trự GVCN xử lý tình huống sƣ phạm khó, mới nảy sinh, kinh nghiệm quản lí học sinh, phƣơng pháp giáo dục học sinh cá biệt, khuyết tật; phối hợp giữa GVCN với các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng …

- Hiệu trƣởng khuyến khích, động viên các GVCN tích cực tham gia bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng và ứng dụng những kiến thức kỹ năng đƣợc bồi dƣỡng vào thực tế chủ nhiệm lớp sao cho hiệu quả.

Bước 3. Giám sát việc áp dụng nội dung bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kỹ năng chủ nhiệm lớp và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bồi dưỡng

- Phát động GVCN vân dụng những nội dung đƣợc bồi dƣỡng vào thực tế tổ chức sinh hoạt lớp, công tác quản lý học sinh, QL hồ sơ đánh giá học sinh theo thông tƣ 58 về việc ban hành quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn giám sát chặt chẽ việc thực hiện các kỹ năng làm chủ nhiệm lớp, áp dụng các kỹ nãng đã đƣợc bồi dƣỡng và thực tiễn…

- Hiệu trƣởng, Phó hiệu trƣởng thƣờng xuyên giám sát việc CTCNL của GVCN, nắm bắt những ƣu điểm, hạn chế, của những nội dung hình thức bồi dƣỡng để rút kinh nghiệm hay điều chỉnh bổ sung vào kế hoạch cho phù hợp;

Bước 4. Kiểm tra đánh giá kết qua bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.

- Yêu cầu GVCN tự đánh giá kết quả bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng về ký năng chủ nhiệm lớp và việc áp dụng vào thực tiễn của lớp chủ nhiệm;

- Hiệu trƣởng, Phó hiệu kiểm tra đánh giá kết quả bồi dƣỡng về kiến thức, kĩ năng chủ nhiệm của các GVCN, từ đó đƣa ra nhận xét, rut kinh nghiệm.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trƣởng phải là ngƣời đi đầu trong việc tự bồi dƣỡng, tự rèn nghiên cứu các nội dung trong công tác QL.

- Tài liệu là các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở GD và Đào tạo cung cấp hoặc sƣu tầm hoặc có thể tự biên soạn..

- Các cơ sở vật chất, máy móc khác phục vụ cho công tác tập huấn…

3.2.3. Biện pháp 3: Lựa chọn, phân công giáo viên chủ nhiệm lớp phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể. với năng lực và điều kiện cụ thể.

3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa

Việc lựa chọn phận công hợp lý, hiệu quả GVCN lớp sẽ giúp cho công tác giáo dục toàn diện học sinh của nhà trƣờng đƣợc triển khai một cách thuận lợi, mang lại kết quả cao. Đồng thời làm cho các biện pháp giáo dục của nhà trƣờng đến đƣợc tất cả các đối tƣợng học sinh.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

+ Phương án 1: Phân công GVCN lớp từ đầu năm lớp 10 và liên tục chủ

nhiệm lớp đó cho đến lớp 12. Phƣơng án này có điểm tích cực ở chỗ với việc chủ nhiệm liên tục trong cả 3 năm học GVCN lớp sẽ nắm vững đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh sống, năng lực cá nhân của từng học sinh đồng thời sẽ giúp cho GVCN lớp thuận lợi hơn trong việc xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp, đó là điều kiện thuận lợi cho GVCN lớp triển khai các dự định, những ý tƣởng giáo dục của mình một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên phƣơng án này cũng có mặt hạn chế ở chỗ nếu GVCN lớp thiếu sự sáng tạo trong công tác quản lý, điều hành lớp, các biện pháp giáo dục sẽ trở lên đơn điệu, nhàm chán làm cho các em học sinh không có hứng thú cộng tác, hiệu quả giáo dục vì thế sẽ không cao.

+ Phương án 2: Phân công GVCN lớp theo đặc điểm tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trƣờng từng năm học. Có nghĩa là GVCN lớp có thể chủ nhiệm lớp A năm học này, năm học sau lại chủ nhiệm lớp B mà không theo lớp A trong suốt cả 3 năm học THPT. Phƣơng án này có điểm tích cực là học sinh đƣợc giáo dục qua nhiều phƣơng pháp khác nhau mà không gây sự nhàm chán. GVCN lớp sẽ có điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục của mình với nhiều đối tƣợng học sinh khác nhau qua đó sẽ tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm giáo dục hơn. Tuy nhiên cũng có điểm hạn chế ở chỗ sẽ làm cho mối quan hệ giữa GVCN với học sinh thiếu gắn bố chặt chẽ, việc theo dõi và phát triển nhân cách học sinh bị gián đoạn, khó có thể triển khai đƣợc kế hoach công tác chủ nhiệm lớp mang tính chiến lƣợc.

3.2.3.3. Cách thức tiến hành

Trƣớc hết lãnh đạo nhà trƣờng có buổi họp với nội dung dự kiến phân công GVCN trƣớc khi năm học bắt đầu. Việc phân công GVCN cần căn cứ vào các yêu cầu về:

- Tiêu chí đánh giá về phẩm chất:

1. Có lập trƣờng tƣ tƣởng, chính trị vững vàng, chấp hành đƣờng lối chính sách của Đảng, nhà nƣớc, tuân thủ pháp luật

2. Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác 3. Luôn quan tâm, chăm lo đến lợi ích, đời sống vật chất tinh thần của mọi thành viên trong tập thể lớp, tôn trọng học sinh, đồng nghiệp

4. Thẳng thắn, luôn yêu thƣơng hết lòng vì học sinh

5. Có ý chí nghị lực vƣợt khó, bình tĩnh, thận trọng trong công việc

6. Có lối sống trung thực, gƣơng mẫu, tác phong mô phạm, có uy tín với mọi ngƣời.

7. Nhạy bén, linh hoạt, năng động, sáng tạo, hiểu tâm lý học sinh 8. Quan hệ tốt với cha mẹ học sinh, các lực lƣợng xã hội

9. Làm việc với phong cách lãnh đạo, dân chủ 10. Có sức khoẻ, lạc quan, yêu đời

- Tiêu chí đánh giá về năng lực:

1. Có trình độ chuyên môn đào tạo chuẩn vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ 2. Có năng lực sƣ phạm, khôn khéo trong ứng xử giao tiếp

3. Hiểu rõ quyền hạn, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp

4. Có năng lực lập kế hoạch, quản lý kế hoạch. Thực hiện tốt công tác kiểm tra 5. Có hiểu biết về kinh tế xã hội ở địa phƣơng

6. Có năng lực tổ chức, thu thập xử lý thông tin, ra quyết định đúng đắn 7. Có năng lực tổ chức, điều hành các hoạt động dạy và học ở lớp 8. Biết phối hợp chặt chẽ với các lực lƣợng giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông xuân áng, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)