Nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông xuân áng, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 34)

Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là một mảng trong hệ thống công tác quản lý nhà trƣờng của Hiệu trƣởng, đây là một công việc mang tính chiến lƣợc lâu dài, thƣờng xuyên. Để làm tốt công tác này ngƣời Hiệu trƣởng phải căn cứ vào tình hình GD thực tiễn của nhà trƣờng nhƣ số lƣợng HS, địa bàn nhà trƣờng, số lƣợng GVCN lớp, đặc diểm của đội ngũ GVCN lớp... để lên kế hoạch cho từng công việc cụ thể, thời gian thực hiện những công việc này, rồi tiến hành tổ chức, chỉ đạo đội ngũ GVCN lớp thực hiện từng công việc hoặc thực hiện đồng thời các công việc theo đặc trƣng từng khối lớp, tiếp theo đó là đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các công việc này của đội ngũ GVCN lớp nhằm phát hiện kịp thời các sai lệch, yếu kém để từ đó ngƣời Hiệu trƣởng có các biện pháp tƣ vấn, thúc đẩy, giúp đỡ GVCN lớp khắc phục, giải quyết các tồn tại nhằm hoàn thiện, đồng bộ công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trƣờng phổ thông.

Có thể khái quát các nội dung của hoạt động quản lý công tác chủ nhiệm lớp nhƣ sau:

- Xây dựng kế hoạch quản lý công tác GVCN lớp;

- Kiểm tra đánh giá chuyên môn nghiệp vụ về công tác GVCN lớp;

- Khuyến khích động viên bằng vật chất, tinh thần và chế độ đãi ngộ với GVCN lớp, tiếp tục bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên;

- Tổ chức hội thảo, hội thi GVCN giỏi;

- Bồi dƣỡng các kĩ năng cần thiết về công tác GVCN lớp; - Quản lý hành chính về các hoạt động chủ nhiệm lớp;

- Liên kết GVCN lớp với các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng. Tóm lại Quản lý công tác chủ nhiệm lớp là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện trong nhà trƣờng phổ thông.

1.4.3. Quy trình quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng

Quản lý bồi dƣỡng công tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên là một phần việc rất quan trọng trong hoạt động quản lý công tác chủ nhiệm lớp. Cụ thể là cán bộ quản lý của nhà trƣờng thực hiện việc quản lý theo chu trình:

1.4.3.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp

- Đánh giá, phân loại đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp: về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về năng lực công tác, về phẩm chất đạo đức;

- Xác định mục tiêu cần đạt: Nâng cao năng lực của đội ngũ GVCN lớp; - Xây dựng nội dung, chƣơng trình, kế hoạch bồi dƣỡng công tác chủ nhiệm lớp;

- Xác định các nguồn lực đảm bảo cho việc triển khai tốt công tác bồi dƣỡng.

1.4.3.2. Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm lớp

- Xây dựng cơ cấu tổ chức: Phân công cụ thể các thành viên trong ban giám hiệu phụ trách từng mảng công việc. Thành lập tổ chủ nhiệm, chỉ định tổ trƣởng tổ chủ nhiệm, các nhóm trƣởng chủ nhiệm của các khối lớp.

hợp, hoạt động giữa BGH, tổ chủ nhiệm, các GVCN, Đoàn thanh niên,... - Tổ chức, triển khai công tác bồi dƣỡng theo kế hoạch.

1.4.3.3. Chỉ đạo việc thực hiện bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp

- Thực hiện quyền chỉ huy, giao việc và hƣớng dẫn triển khai công tác bồi dƣỡng;

- Đôn đốc, động viên, khích lệ đội ngũ GVCN lớp tích cực tham gia bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

- Giám sát, đảm bảo công tác bồi dƣỡng có hiệu quả, chất lƣợng.

1.4.3.4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp

- Xem xét việc triển khai các hoạt động bồi dƣỡng đã đúng với kế hoạch đã đề ra hay chƣa, có đi đúng hƣớng và đạt đƣợc mục tiêu hay không?;

- Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác bồi dƣỡng.

1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trƣởng trƣởng

1.5.1. Đặc điểm lứa tuổi HS THPT Đặc điểm phát triển thể chất Đặc điểm phát triển thể chất

Lứa tuổi học sinh THPT là thời kì quan trọng của sự phát triển thể chất và nhân cách. Những kết quả nghiên cứu về sự phát triển tâm sinh lí của học sinh cho thấy sự phát triển thể chất đang đi vào giai đoạn hoàn chỉnh. Các tố chất thể lực nhƣ sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai đƣợc tăng cƣờng; là thời kì trƣởng thành về giới tính. Có sự ổn định, cân bằng hơn so với lứa tuổi trƣớc đó trong các hoạt động của hệ thần kinh cũng nhƣ các mặt phát triển khác về thể chất.

Đặc điểm phát triển trí tuệ

Cảm giác, tri giác phát triển mạnh, đạt tới mức độ tinh nhạy của ngƣời trƣởng thành, có ý thức, có mục đích, có hệ thống, biểu hiện rõ rệt trong học tập cũng nhƣ mọi hoạt động khác. Tƣ duy tƣởng tƣợng phát triển, có tính chặt chẽ, nhất quán, đạt đƣợc trình độ cao nhƣ ngƣời lớn, đó là tƣ duy logic, tƣ duy lí luận. Do đó học sinh có thể lĩnh hội đƣợc các khái niệm phức tạp trừu tƣợng. Càng lên lớp cuối, năng lực trí tuệ càng phát triển. Vì thế, ở lứa tuổi này, việc

tăng cƣờng thực hiện các phƣơng pháp dạy học tích cực nhƣ dạy học nêu vấn đề, dạy học -nghiên cứu,…là hết sức cần thiết và phù hợp với lứa tuổi này vì thức chất đó là dạy cho học sinh cách học, cách tƣ duy, đề cao tính độc lập, xây dựng năng lực tự học cho các em học sinh.

Đặc điểm phát triển về nhân cách

Do sự phát triển về thể lực, sự hoàn thiện về trí tuệ, do tính xã hội hóa ngày càng cao, nhân cách học sinh trung học phổ thông có những nét phát triển mới khác về chất so với lứa tuổi trƣớc đó. Nổi bật nhất là sự phát triển tự ý thức. Học sinh trung học phổ thông nhận thức đƣợc những đặc điểm và phẩm chất của mình trong xã hội, trong cộng đồng. Bên cạnh sự phát triển của tự ý thức và tự đánh giá, tính tự trọng của học sinh trung học phổ thông cũng phát triển mạnh mẽ. Biểu hiện của nó là cá nhân không coi mình là ngƣời kém cỏi, kém hơn ngƣời khác. Cá nhân có thái độ tích cực đối với bản thân, tự hành động nhƣ một nhân cách đã phát triển. Các em thƣờng không chịu đƣợc sự xúc phạm của ngƣời khác đối với mình.

Một khía cạnh nhân cách khác là đời sống xúc cảm, tình cảm. Ở lứa tuổi này, đời sống tình cảm, xúc cảm của học sinh rất phong phú, đa dạng do các mối quan hệ giao tiếp của học sinh trung học phổ thông ngày càng đƣợc mở rộng về phạm vi và đặc biệt đƣợc phát triển về mặt chất lƣợng. Tình cảm giới tính cũng phát triển đến một trình độ mới và bắt đầu xuất hiện một loại tình cảm rất đặc trƣng là tình yêu nam nữ với những biểu hiện rất phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các điều kiện giáo dục của gia đình, nhà trƣờng và xã hội.

Tuy nhiên cần lƣu ý rằng, trong lứa tuổi này ngự trị qui luật về tính không đồng đều của sự phát triển cá nhân. Một học sinh trung học phổ thông này đã đạt đƣợc sự chín muồi về giới tính, trong khi một em khác mới chỉ ở giai đoạn giữa của thời kì dậy thì. Tƣơng tự, tính không đồng đều cũng thể hiện ở sự phát triển trí tuệ, xã hội và đạo đức. Điều quan trọng hơn, trình độ phát triển của các lĩnh vực khác nhau trong đời sống của học sinh trung học phổ thông cũng không giống nhau. Học sinh trung học phổ thông có thể đã là một ngƣời lớn về mặt thể

chất, trong khi đó về mặt trí tuệ và đạo đức thì vẫn còn là một em học sinh trung học cơ sở hoặc ngƣợc lại. Điều này rất quan trọng đối với công tác dạy học và giáo dục học sinh. Vì vậy, giáo viên làm công tác chủ nhiệm cần nắm đƣợc để có thể áp dụng các phƣơng pháp và biện pháp giáo dục phù hợp với các đối tƣợng học sinh.

1.5.2.Yêu cầu của đổi mới GD đối với quản lý công tác chủ nhiệm lớp

Hiện nay toàn ngành giáo dục đang tích cực đổi mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ- TW và nhiệt liệt hƣởng ứng phong trào thi đua “ Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” thì công tác chủ nhiệm lớp càng đƣợc quan tâm đổi mới. Trong bối cảnh yêu cầu ngày càng cao trong các hoạt động giáo dục đổi mới quản lý công tác chủ nhiệm trong mỗi nhà trƣờng mang tính sống còn, là cơ sở quan trọng đáp ứng đƣợc yêu cầu giáo dục trong thực tế hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài đã hệ thống hóa một số nội dung cơ bản của các vấn đề quản lý, công tác chủ nhiệm lớp, quản lý công tác chủ nhiệm lớp, biện pháp quản lý bồi dƣỡng công tác chủ nhiệm lớp và các văn bản chỉ đạo của Nhà nƣớc, Bộ giáo dục và đào tạo về vấn đề công tác chủ nhiệm lớp. Trong đó, các biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp, quản lý bồi dƣỡng công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trƣởng là sự biểu hiện cụ thể của việc thực hiện các chức năng quản lý nhƣ lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá. Biện pháp quản lý của Hiệu trƣởng về bồi dƣỡng công tác chủ nhiệm lớp là: Xây dựng, phát triển bồi dƣỡng đội ngũ GVCN lớp và nâng cao năng lực của đội ngũ này. Đây cũng là cơ sở cho việc định hƣớng nghiên cứu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp, bồi dƣỡng công tác chủ nhiệm cho giáo viên ở trƣờng THPT Xuân Áng để từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dƣỡng công tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và chất lƣợng công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trƣờng.

Nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và chất lƣợng công tác chủ nhiệm lớp là yêu cầu thiết thực, cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Để thực hiện nhiệm vụ này các biện pháp quản lý của Hiệu trƣởng là vô cùng quan trọng, bằng các biện pháp quản lý phù hợp, linh hoạt, thiết thực ngƣời Hiệu trƣởng sẽ tạo dựng đƣợc một đội ngũ GVCN nhiệt tình, trách nhiệm với khả năng chuyên môn cũng nhƣ năng lực chủ nhiệm hoàn toàn đáp ứng đƣợc với yêu cầu giáo dục toàn diện học sinh góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đề ra của nhà trƣờng, của ngành giáo dục.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XUÂN ÁNG,

HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ

2.1. Khái quát về tình hình giáo dục huyện Hạ hòa, tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Tình hình GD tại các trường THPT thuộc huyện Hạ Hòa, tỉnh phú Thọ

- Cấp THCS: Có 21 trƣờng THCS và 01 trƣờng Tiểu học và THCS , 160 lớp với 5.485 học sinh. Huy động 100% số học sinh hoàn thành chƣơng trình tiểu học vào học lớp 6. Trong năm học có 28 học sinh THCS bỏ học chiếm tỷ lệ 0,51% so với số học sinh THCS (giảm 0,01% so với năm học trƣớc).

- Cấp THPT: Có 3 trƣờng THPT công lập và 01 trƣờng THPT tƣ thục với 81 lớp; 3.077 học sinh. Trong năm học có 48 học sinh bỏ học, chiếm tỷ lệ 1,56%.

- Giáo dục thƣờng xuyên: Từ tháng 01 năm 2016, đó sáp nhập Trung tâm GDTX với Trung tâm dạy nghề thành Trung tâm GDNN - GDTX. Năm học 2015-2016, tại Trung tâm có 6 lớp liên kết đào tạo với 370 học viên; 8 lớp học nghề sơ cấp với 280 học viên.

2.1.2. Chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học

- Giáo dục Mầm non

+ Tỷ lệ bán trú đối với nhà trẻ có 875/1027 đạt 85,1%; học sinh mẫu giáo bán trú là 4916/5517 đạt 89,1%. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi học 2 buổi/ngày đạt 100%.

+ Triển khai và tổ chức tốt việc thực hiện chƣơng trình chăm sóc giáo dục trẻ và tổ chức các hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc giáo dục theo quy định. Thực hiện tốt việc tuyên truyền triển khai chƣơng trình hƣớng dẫn chăm sóc , giáo dục trẻ tại gia đình và cộng đồng. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân: nhà trẻ 46/1027 cháu tỷ lệ 4,5% giảm 0,7% so với cùng kỳ; mẫu giáo 339/5517 tỷ lệ 6,1% giảm 1,1% so với cùng kỳ . Tỷ lệ suy dinh dƣỡng thể thấp còi : nhà trẻ 49/1027 tỷ lệ 4,8% giảm 1,2% so với cùng kỳ ; mẫu giáo 351/5517 tỷ lệ 6,4% giảm 1,1% so với cùng kỳ.

+ UBND huyện đó chỉ đạo ngành GD&ĐT triển khai có hiệu quả việc đổi mới phƣơng pháp dạy và học và kiểm tra đánh giá theo hƣớng đánh giá năng lực HS. Tổ chức rút kinh nghiệm triển khai thực hiện việc đánh giá học sinh Tiểu học theo Thông tƣ 30/2014/TT-BGDĐT. Tăng cƣờng việc thăm lớp dự giờ , thực tập, thao giảng, chú trọng việc sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học mới. Khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học và sử dụng có hiệu quả trong quá trình dạy học.

+ Ngành giáo dục và đào tạo đó chỉ đạo các nhà trƣờng tăng cƣờng các giải pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi. Cụ thể là: phối hợp chặt chẽ với các khu dân cƣ, các tổ chức đoàn thể và phụ huynh học sinh để vận động học sinh ra lớp ; thực hiện việc khảo sát, phân loại và tổ chức các lớp bồi dƣỡng, phụ đạo học sinh nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu, kém; Trong năm học có 28 học sinh THCS bỏ học chiếm tỷ lệ 0,51% so với số học sinh THCS (nguyên nhân chủ yếu là do cha mẹ học sinh đi làm ăn xa, không quan tâm đến việc học tập của con cái). Các nhà trƣờng đó làm tốt việc phát hiện, tổ chức bồi dƣỡng học sinh mũi nhọn, học sinh năng khiếu, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi. Công tác tuyển sinh đầu cấp đƣợc thực hiện theo đúng hƣớng dẫn chỉ đạo của ngành giáo dục đảm bảo khách quan, đúng quy chế.

* Kết quả năm học 2015 - 2016:

- Về hạnh kiểm:

+ Cấp tiểu học: 99,97% học sinh đƣợc xếp loại đạt về phẩm chất;

+ Cấp THCS: 99,96% học sinh xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên trong đó có 96,81% xếp loại khá, tốt.

+ Cấp THPT: 99,58% học sinh xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở lên trong đó có 94,9% xếp loại khá, tốt.

- Về học lực:

+ Cấp tiểu học: Môn Tiếng Việt có 99,57% học sinh xếp loại hoàn thành; môn Toán có 99,64% học sinh xếp loại hoàn thành; có 99,80% học sinh xếp loại đạt về năng lực.

+ Cấp THCS: Có 96,17% học sinh xếp loại học lực từ trung bình trở lên , trong đó có 55,55% xếp loại khá, giỏi.

+ Cấp THPT: Có 97,47% học sinh xếp loại học lực từ trung bình trở lên , trong đó có 64,02% xếp loại khá, giỏi.

- Kết quả thi và xét hoàn thành chƣơng trình các cấp học:

+ Học sinh lớp 5 đƣợc xác nhận hoàn thành chƣơng trình Tiểu học: 1.376/1.376 đạt tỷ lệ 100%.

+ Học sinh lớp 9 đƣợc công nhận tốt nghiệp THCS: 1.286/1.302 học sinh đăng ký dự xét; đạt tỷ lệ 98,77%.

+ Học sinh lớp 12 tốt nghiệp trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia: 971/

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông xuân áng, huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 34)