dân tộc nội trú
- Ưu điểm:
Đội ngũ CBQL trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang cơ cấu về số lượng theo quy định tại Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31/10/2008 Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập; cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn đặc thù của hệ thống trường chuyên biệt, có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng, nhất là về năng lực quản lý trong nhà trường.
điều kiện, tiêu chuẩn của CBQL theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của tỉnh; về lý luận chính trị đa số đã qua đào tạo, đã được tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QLDG, có năng lực tham mưu, điều hành, tổ chức thực hiện, có năng lực quản lý, được sự tín nhiệm của tập thể giáo viên, được cha mẹ học sinh các DTTS và cộng đồng xã hội tin tưởng.
Về cơ cấu giới, độ tuổi, dân tộc đảm bảo sự kế thừa giữa một số có thâm niên và kinh nghiệm quản lý với một số cán bộ trẻ mới được bổ nhiệm, có trình độ chuyên môn, có nhiệt huyết, trách nhiệm, ý thức học hỏi, có khả năng tiếp cận kiến thức mới đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục.
- Hạn chế, yếu kém:
Một số cán bộ quản lý trong các trường PTDTNT còn bị động, chậm đổi mới; chưa bắt kịp với yêu cầu đổi mới trong giáo dục; một số chưa được đào tạo về trình độ lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý giáo dục.
Một số cán bộ quản lý mới được bổ nhiệm từ tổ trưởng các bộ môn, bí thư đoàn trường… nên trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành còn nhiều lúng túng, thiếu tính nhạy bén trong công việc, chưa mạnh dạn, thiếu tính quyết đoán. Một số cán bộ đã thâm niên trong công tác quản lý nhưng hiệu quả công việc không cao, tư duy và hành động mang nặng “chủ nghĩa kinh nghiệm’’, thiếu sự sáng tạo, ngại đổi mới. Việc sử dụng và chỉ đạo khai thác công nghệ thông tin vào nhà trường còn hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu hội nhập và đổi mới của nền giáo dục trong và ngoài nước.
Về công tác quy hoạch CBQL trong ngành giáo dục nói chung và cán bộ quản lý các trường PTDTNT nói riêng tuy đã có sự chỉ đạo, hướng dẫn nhưng vẫn chưa bám sát chỉ đạo, còn thụ động, khép kín, thiếu rà soát, bổ sung quy hoạch, nhầm lẫn giữa rà soát, bổ sung quy hoạch các năm với quy hoạch giai đoạn chiến lược.. Do đó, hiệu quả của quy hoạch CBQL đôi lúc còn hình thức chưa phát huy hết được nội lực, nhân lực hiện có của ngành giáo dục.
Về năng lực quản lý, một bộ phận nhỏ CBQL thiếu khả năng dự báo, tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển của nhà trường, khả năng tham mưu còn
hạn chế; bộc lộ yếu kém trong một một số kỹ năng như: kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều hành, kỹ năng ra quyết định, quản lý tài chính…
Những nguyên nhân của các yếu kém:
Việc phân cấp quản lý đội ngũ CBQL các trường PTDTNT tuy đã được Uỷ ban nhân dân dân tỉnh thực hiện, nhưng thiếu việc kiểm tra, đôn đốc trong quá trình thực hiện. Công tác bổ nhiệm, luân chuyển CBQL phải thực hiện qua nhiều khâu, nhiều quy trình dẫn đến việc kiện toàn đôi lúc chưa kịp thời; công tác quy hoạch do còn khép kín nên việc lựa chọn nguồn nhân sự để bổ nhiệm có lúc, có nơi cán bộ chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao.
Về phía cơ quan trực tiếp quản lý (Sở Giáo dục và Đào tạo) chưa thực sự có lộ trình rõ nét trong việc đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển để rèn luyện CBQL; Cán bộ trong quy hoạch ở một số đơn vị chưa cân đối về cơ cấu bộ môn, về giới, về độ tuổi, chất lượng cán bộ trong nguồn quy hoạch chưa cao…. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả công tác quản lý của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của Sở Giáo dục và Đào tạo chưa thường xuyên. Về phía đội ngũ CBQL vì đa số chưa được đào tạo có hệ thống về công tác quản lý, trình độ và năng lực chỉ đạo, điều hành còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, dựa trên kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng, hiệu quả công tác quản lý chưa cao. Bản thân CBQL chưa nhận thức đầy đủ về việc phải tự giác trong học tập, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức quản lý, nên thiếu sự năng động sáng tạo trong quản lý, điều hành.
2.5. Thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại các trường phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh
2.5.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
Về công tác quy hoạch CBQL ngành giáo dục nói chung và các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang thực hiện theo chỉ đạo của cấp ủy tỉnh, hướng dẫn về công tác quy hoạch cán bộ các cấp của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, trong thời gian từ năm học 2010 đến 2015 việc quy hoạch phát triển toàn diện đội ngũ CBQL các trường đã được được quan tâm và chú
trọng, bước đầu đi vào nền nếp. Theo phân cấp quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở GD&ĐT được giao quyền trực tiếp quản lý các trường THPT (trong đó có các trường có đặc thù chuyên biệt như: Trường THPT Chuyên Tuyên Quang, Trường PTDTNT THPT). Đối với các trường PTDTNT THCS cấp huyện và các Trung tâm GDTX-HN tỉnh, Sở GD&ĐT đã trực tiếp hướng dẫn các đơn vị xây dựng quy hoạch và phê duyệt quy hoạch, sử dụng quy hoạch CBQL của các đơn vị này.
Để đánh giá thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong 5 năm học (từ năm học 2009 -2010 đến năm học 2014-2015), tác giả đã gửi phiếu trưng cầu ý kiến của 15 CBQL (lãnh đạo Sở; Chủ tịch Công đoàn ngành; trưởng phòng, Phó Trưởng phòng công tác thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang); 134 giáo viên của 7 trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang và 21 ý kiến của đội ngũ CBQL trường PTDTNT, kết quả như sau:
Bảng 2.10: Ý kiến về công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL các trƣờng PTDTNT tỉnh Tuyên Quang Mức độ đánh giá Đánh giá của GV Đánh giá của CBQL (gồm SGD+CBQL các trƣờng PTDTNT) Đánh giá chung (gồm GV+CBQL) n=134 n=36 n=170
Số ý kiến % Số ý kiến % Số ý kiến %
Đã làm rất tốt 5 3,73 0 0 5 2,94
Đã làm tốt 25 18,65 8 22,22 33 19,41
Bình thường 65 48,51 16 44,44 81 47,6
Chưa tốt 39 29,11 12 33,34 51 30,05
Từ bảng tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến trên nhận thấy công tác quy hoạch cán bộ được đánh giá ở mức đã làm rất tốt chiếm tỉ lệ thấp (2,94%); mức độ đánh giá đã làm tốt đạt tỷ lệ 19,41%; mức độ bình thường 47,6%; mức độ đánh giá chưa tốt chiếm tỷ lệ 30,05%.
Kết quả trên cho thấy việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang chưa thực sự được chú trọng, đặc biệt hiện nay hệ thống trường PTDTNT đã hoàn thiện ở 7 huyện, thành phố. Do đó đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Sở GD&ĐT Tuyên Quang chưa thực sự chủ động trong việc bố trí, sử dụng đội ngũ CBQL nói chung trong đó có đội ngũ CBQL các trường PTDTNT nói riêng, đồng thời cũng là nguyên nhân của việc thiếu hụt cán bộ, cán bộ chưa được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị đầy đủ kiến thức về nghiệp vụ quản lý và lý luận chính trị trước khi bổ nhiệm.
Vì vậy qua việc thực hiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL có thể đánh giá ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm: Sở Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt quy hoạch cán bộ quản lý cho các đơn vị trực thuộc Sở giai đoạn 2010-2015 và chuẩn bị rà soát quy hoạch các năm và cả giai đoạn 2015-2020, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đảm bảo chủ động trong công tác tổ chức cán bộ.
Căn cứ Quy định, hướng dẫn Bộ Giáo dục và Đào tạo và của tỉnh, việc xây dựng và phê duyệt quy hoạch phải đảm bảo điều kiện,tiêu chuẩn theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tại Quyết định số 46/2010/QĐ- UBND ngày 31/12/2010 của Quy định tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương của Sở GD&ĐT; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng GD&ĐT thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện [34].
Công tác quy hoạch đội ngũ CBQL là cơ sở quan trọng cho việc tiếp tục bồi dưỡng, rèn luyện các đồng chí cán bộ lãnh đạo quản lý tương lai nhằm bổ sung đội ngũ CBQL các trường PTDTNT hiện nay của tỉnh. Các đồng chí trong quy hoạch đa số là cán bộ có ý thức học hỏi, rèn luyện, phấn đấu, sau khi bổ nhiệm có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Hạn chế:Hiện nay, tuy đã quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 19/9/2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
sự nghiệp giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 [33] nhưng đến thời điểm hiện tại, Sở GD&ĐT vẫn chưa hoàn thành việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL và giáo viên, trong đó có đội ngũ phục vụ cho việc phát triển các trường PTDTNT để thực hiện quy hoạch tổng thể của ngành một cách có hệ thống và chủ động về đội ngũ. Đây có thể nói là một trong những hạn chế rất cơ bản. Đồng thời công tác quy hoạch CBQL của từng đơn vị trường PTDTNT tuy đã được phê duyệt nhưng vẫn còn những hạn chế sau: Cán bộ trong nguồn quy hoạch đáp ứng đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, phẩm chất đạo đức nhưng năng lực làm việc thực tế còn hạn chế; quy hoạch một số trường chưa hài hòa, hợp lý về độ tuổi, cơ cấu giới, dân tộc, thâm niên quản lý, cơ cấu bộ môn.
Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ trong quy hoạch còn chậm, có trường hợp chưa thực hiện được; chưa đồng thời với phân công, giao việc cho cán bộ để thử thách rèn luyện bồi dưỡng. Chưa có kế hoạch luân chuyển nguồn cán bộ trong quy hoạch để cán bộ có cơ hội làm việc ở những môi trường khác nhau.
Việc xây dựng, điều chỉnh quy hoạch các trường PTDTNT có đơn vị vẫn còn mang tính hình thức, chưa gắn với việc xây dựng Đề án vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng dẫn mới của Bộ Nội vụ.
2.5.2. Tuyển chọn, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ quản lý
Ưu điểm: Công tác lựa chọn, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ quản lý trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang cơ bản được thực hiện tốt; quy trình bổ nhiệm cán bộ được thực hiện chặt chẽ đúng quy định, đảm bảo công khai, dân chủ, khi cán bộ bổ nhiệm phải nằm trong danh sách quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tại thời điểm bổ nhiệm phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn, phải có tín nhiệm cao trong tập thể. Công tác lựa chọn, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ theo đúng quy trình đã góp phần quan trọng để có một đội ngũ vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực quản lý, có tâm huyết.
huyện cách thành phố 170km), điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, vì vậy một số CBQL sau khi được bổ nhiệm một thời gian cơ bản thành thạo công việc, thông thuộc địa hình, hiểu tập quán sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số, của các em học sinh thì lại có nguyện vọng xin chuyển công tác về gần Thành phố nên cũng gây những khó khăn nhất định trong việc bố trí, sử dụng CBQL. Trong hệ thống các trường PTDTNT của tỉnh, có 02 trường CBQL đã cao tuổi, là người dân tộc thiểu số đã giữ chức vụ 02 nhiệm kỳ, tại thời điểm bổ nhiệm thì cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ, đến nay, do không cập nhật kiến thức mới, tuổi cao, sức ỳ lớn, hiệu quả công việc thấp nhưng chưa luân chuyển hoặc bố trí việc khác được, dẫn đến chất lượng quản lý, chất lượng giáo dục của nhà trường có nhiều mặt hạn chế.
Công tác đào tạo đội ngũ CBQL là người địa phương lại chưa đồng bộ; việc thực hiện quy trình bổ nhiệm CBQL các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện nay theo quy định phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh vẫn còn có các bước không cần thiết, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, có trường hợp gây chậm trễ về thời gian, thiếu sự chủ động cho cơ quan quản lý.
2.5.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý
Với đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và của các trường PTDTNT tỉnh Tuyên Quang nói riêng việc đào tạo, bồi dưỡng là vấn đề quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ. Tuy nhiên hiện nay công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường PTDTNT của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế. Để thực hiện có hiệu quả vấn đề này, tỉnh đã có ban hành văn bản khuyến khích để cán bộ quản lý tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Nghị quyết số 47/2011/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 về chính sách hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao và hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo nâng cao trình độ [20], hiện nay các cơ quan chuyên môn tham mưu đang tiếp tục tham mưu sửa đổi nội dung của Nghị quyết số 47 của Hội động nhân dân tỉnh nhằm tập trung vào đối tượng được
ưu tiên đào tạo là CBQL nói chung và trong đó quan tâm đào tạo CBQL ngành giáo dục, nhất là CBQL các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh; Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Quyết định số 15/2012/QĐ-UBND ngày 10/9/2012 Quy định điều kiện tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao và hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo nâng cao trình độ, theo quy định này mức hỗ trợ cho đào tạo thạc sỹ là 35 tháng lương tối thiểu/người (nữ được tính hệ số 1,2), đào tạo trình độ Tiến sỹ hỗ trợ 60 tháng lương tối thiểu/người (nữ được tính hệ số 1,2). Chính sách trên của tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn như Tuyên Quang thể hiện sự quan tâm đầu tư cho việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đi học.
Bảng 2.11. Thống kê số lƣợng đội ngũ CBQL các trƣờng PTDTNT đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng
Năm học Tổng số CBQL Trình độ đƣợc đào tạo
Chuyên ngành đào tạo, bồi dƣỡng Trình độ chuẩn (ĐH) Thạc sỹ Tiến sỹ Chuyên môn (bồi dƣỡng, tập huấn) Quản lý CCLLCT 2009-2010 14 14 0 0 14 2 1 2010-2011 16 16 0 0 16 1 1 2011-2012 18 17 1 0 18 2 2 2012-2013 18 18 0 0 18 2 3 2013-2014 18 16 2 0 18 3 3 2014-2015 21 16 4 1 21 5 4
Bảng 2.11 cho thấy đến thời điểm năm học 2014-2015 mới chỉ có 01 Tiến sĩ, chiếm 4,76%; 04 thạc sĩ, chiếm 19,05%, cán bộ quản lý có trình độ Cao cấp lý luận 04 người, chiếm 19,05%; được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục có 11/21 người, chiếm 52,38%, vẫn còn 10/21 CBQL (chiếm 47,62%) chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ QLGD. Như vậy tỷ lệ chưa qua đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Bản thân CBQL có nhiều lý do khó
khăn khi đi học hoặc ngại học tập đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nhận thức về việc tự học, tự bồi dưỡng còn hạn chế.
- Nguyên nhân: Về phía cơ quan trực tiếp quản lý là Sở GD&ĐT chưa