Đội ngũ cán bộ quản lý các trường phổ thông dân tộc nội trú

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh tuyên quang (Trang 51 - 56)

Đội ngũ CBQL tại các trường PTDTNT về cơ bản được bố trí, sắp xếp tương đối đầy đủ về biên chế. Năm học 2014-2015, tổng số CBQL tại các trường PTDTNT là 21 người.

Bảng 2.5: Đội ngũ CBQL tại các trƣờng PTDTNT TT Trƣờng Tổng số CBQL Hiệu trƣởng Phó Hiệu trƣởng 1 PTDTNT THPT Tuyên Quang 04 01 03 2 PTDTNT THCS Lâm Bình 03 01 02 3 PTDTNT THCS Na Hang 03 01 02 4 PTDTNT THCS Chiêm Hóa 03 01 02 5 PTDTNT THCS Hàm Yên 02 01 01 6 PTDTNT THCS Yên Sơn 03 01 02

7 PTDTNT ATK Sơn Dương 03 01 02

Tổng số 21 07 14

(Nguồn: Sở GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang)

Bảng 2.5 cho thấy số lượng CBQL các trường về cơ bản được bố trí đủ số lượng hiệu trưởng và phó hiệu trưởng theo quy định tại Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31/10/2008 Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo dục ở các trường chuyên biệt công lập. Trường Phổ thông dân tộc Trung học phổ thông được bố trí Hiệu trưởng và không quá 03 Phó Hiệu trưởng, trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở được bố trí Hiệu trưởng và không quá 2 Phó Hiệu trưởng. Riêng trường PTDTNT THCS Hàm Yên hiện nay mới chỉ có 01 Phó Hiệu trưởng, còn hạn chế trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ [8].

- Về độ tuổi đội ngũ cán bộ quản lý:

Trong 21 cán bộ quản lý là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường PTDTNT độ tuổi từ 30 - 35 tuổi: 02 người; 36- 40 tuổi: 11 người; 41- 45 tuổi: 04 người; 46-50 tuổi: 02 người; 51 tuổi trở lên: 01 người.

Biểu đồ 2.5: Độ tuổi của đội ngũ CBQL

Biểu đồ 2.5 cho thấy độ tuổi của đội ngũ CBQL các trường PTDTNT có độ tuổi từ 40 tuổi trở xuống chiếm trên 50% (đa số là phó hiệu trưởng), đây là lược lượng cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo có nhiều thuận lợi trong việc chuẩn bị nguồn quy hoạch cho các vị trí đứng đầu (hiệu trưởng) cho các trường PTDTNT. Tuy nhiên họ cũng chưa có nhiều kinh nghiệm và thực tiễn trong công tác quản lý, do vậy số lượng cán bộ trẻ chưa phát huy hết được khả năng, trí tuệ cũng đang là vấn đề cần có các giải pháp kịp thời giải quyết thực trạng này. Mặt khác tuy đội ngũ cán bộ quản lý nhìn tổng thể hài hòa về cơ cấu độ tuổi nhưng trong thực tế lại phát sinh vấn đề có trường tập trung toàn cán bộ lãnh đạo quản lý tuổi dưới 40, có trường lại tập trung độ tuổi trên 45 tuổi, vì vậy việc bố trí sắp xếp để có sự hài hòa cân đối, có kế thừa, có phát triển cũng là vấn đề đặt ra cho các nhà tổ chức cán bộ ngành giáo dục của tỉnh.

Bảng 2.6: Khái quát về cơ cấu giới và dân tộc đội ngũ CBQL các trƣờng PTDTNT CBQL Nam Nữ DTTS SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Hiệu trưởng 5 71,43 2 28,57 3 42,85 Phó Hiệu trưởng 6 42,86 8 57,14 5 35,71 Tổng cộng 11 10 8

- Cơ cấu giới:

Giới tính đội ngũ CBQL được cơ cấu hợp lý giữa giới tính nam và nữ, đây không chỉ đơn thuần thực hiện Luật bình đẳng giới mà còn mang yếu tố quyết định đến chất lượng hoạt động của nhà trường, bởi vì ở mỗi người quản lý là nam hoặc nữ đều có những thế mạnh khác nhau trong công tác quản lý, không chỉ hài hòa, nhất quán trong công tác phân công nhiệm vụ mà còn là sự hỗ trợ bổ sung cần thiết trong công tác quản lý của nhà trường. Hiện nay duy nhất trường PTDTNT THPT là trường duy nhất 100% CBQL là nữ, do đó gặp những khó khăn nhất định khi thực hiện nhiệm vụ quản lý ở trong trường nội trú, nhất là việc quản sinh, thực hiện kiểm tra, trực trường ở buổi đêm…

- Cơ cấu dân tộc:

Tuyên Quang là tỉnh miền núi dân cư chủ yếu là người DTTS đã định cư lâu đời, chiếm tỷ lệ trên 52% dân số của cả tỉnh. Trong điều kiện của trường loại hình chuyên biệt vừa mang tính phổ thông vừa mang tính dân tộc và nội trú, do vậy đội ngũ CBQLGD, giáo viên trường PTDTNT là người địa phương và là người DTTS là điều cần thiết, giúp cho CBQL, giáo viên thuận lợi trong việc giao tiếp giữa gia đình với phụ huynh học sinh, với nhân dân địa phương trong thực hiện các hoạt động xã hội hóa giáo dục, hiểu được tiếng nói tập quán, thói quen sinh hoạt, truyền thống văn hoá riêng có của dân tộc nắm bắt tâm sinh lý, gần gũi, thân thiện trong giáo dục học sinh. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ CBQL là người DTTS chiếm tỷ lệ thấp hơn dân tộc Kinh (chiếm dưới 50% trên tổng số cán bộ làm công tác quản lý), do vậy cần có các giải pháp một mặt tăng cường số lượng CBQL là người DTTS hoặc giải pháp tăng cường kỹ năng quản lý học sinh dân tộc trong các trường nội trú cho đội ngũ CBQL là người dân tộc Kinh.

Bảng 2.7: Thành phần chính trị và thâm niên quản lý của CBQL các trƣờng PTDTNT TT Tiêu chí Hiệu trƣởng Phó Hiệu trƣởng 1 Đảng, ngoài đảng Đảng viên 7 14 Ngoài đảng 0 0

2 Thâm niên quản lý

Từ 1 đến 5 năm 3 8

Từ 6 đến dưới 10 năm 3 4

Từ 10 năm trở lên 1 2

(Nguồn:sở GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang)

Có 21/21 cán bộ lãnh đạo (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) các trường các trường PTDTNT là đảng viên, chiếm 100%. Điều này khẳng định rõ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ, nhất là đối với đội ngũ CBQL ngành giáo dục nói chung và ở các trường phổ thông dân tộc nội trú nói riêng. Đội ngũ CBQL là đảng viên có vai trò rất to lớn trong việc phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong các nhà trường. Đồng thời cũng thể hiện được vai trò các cấp ủy Đảng, nhất là trong nhà trường đã chú trọng và làm tốt công tác phát triển đảng viên, góp phần quan trọng vào củng cố, kiện toàn và làm tốt công tác xây dựng Đảng trong các trường Phổ thông dân tộc nội trú.

Về thâm niên đảm nhiệm vai trò người quản lý trong nhà trường: Trong tổng số 21 CBQL có thâm niên quản lý từ 01 đến 5 năm là 11 người, chiếm 52,3%; thâm niên công tác quản lý từ 5 trở lên đến dưới 10 năm là 07 người, chiếm 33,3%; Thâm niên quản lý từ 10 năm trở lên 03 người, chiếm 14,2%.

Số liệu tổng hợp trên phản ánh thực tế trong đảm nhiệm công tác quản lý thì đội ngũ CBQL của hệ thống trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có năm thâm niên công tác quản lý còn thấp (đảm nhiệm công tác quản lý dưới 5 năm chiếm đến 52,3%) vì 5/7 trường mới được thành lập năm 2009 trở lại đây. Có thể nói chủ trương trẻ hóa đội ngũ cán bộ và tạo nguồn cán bộ quản lý từ nguồn nhân lực tại chỗ của tỉnh nói chung và ngành Giáo dục của tỉnh nói riêng ít nhiều có sự tác động đến độ tuổi và số năm đảm

nhiệm công tác quản lý của đội ngũ CBQL ngành giáo dục. Các trường chủ yếu lựa chọn đội ngũ cán bộ trẻ, trưởng thành từ tổ trưởng chuyên môn của các trường, đội ngũ CBQL này chủ yếu được bổ nhiệm làm quản lý sau khi thành lập trường, vì vậy có thể nói đội ngũ CBQL này chủ yếu thực hiện nhiệm vụ quản lý thông qua kinh nghiệm giảng dạy, chưa qua đào tạo cơ bản về công tác quản lý và kinh qua các chức danh quản lý về mặt hành chính, đây cũng là một khâu yếu trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các trường PTDTNT trong địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Tuy nhiên với đội ngũ cán bộ quản lý hiện có nếu làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý thì cũng phát huy được các thế mạnh nhất định như tuổi còn trẻ, có chuyên môn trong ngành…đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý của các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh tuyên quang (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)