Khu vực kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng sử dụng đất của huyện tại thời điểm 2005, 2010, quá trình sử dụng đất trong thời kỳ 2005 – 2010, (Trang 66 - 67)

I. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011 2015.

1.2.3. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, phát triển nông nghiệp trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7%/ năm. Tập trung đầu tư để sớm cơ bản hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao tính chủ động và hiệu quả trong sản xuất, chủ động ứng phó có hiệu quả với những diễn biến bất lợi của thời tiết nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Tăng cường nghiên cứu, đầu tư, ứng dụng công nghệ sinh học, khoa học kỹ thuật để chủ động sản xuất giống cây trồng, vật nuôi tại chỗ và nâng cao giá trị sản xuất. Chú trọng công tác chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu đảm bảo cung ứng hậu cần lương thực, thực phẩm cho khu công nghiệp, các cơ sở công nghiệp trên địa bàn và vùng lân cận.

Đẩy nhanh cơ giới hóa đồng bộ các khâu sản xuất. Nghiên cứu bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng. Phấn đấu sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm 50.000 tấn. Giá trị thu nhập sản xuất đất nông nghiệp đạt từ 55 – 60 triệu đồng/ha. Diện tích cây rau màu khoảng 1.200 ha; cao su 1.500 ha; phát triển vườn cây ăn quả, trong đó thanh trà ổn định khoảng 300 ha; phát triển trồng rau sạch, trồng hoa, cây cảnh ở những vùng có điều kiện. Xây dựng và cải tạo vườn, trang trại có giá trị hàng hóa cao ở vùng gò đồi, vùng cát nội đồng.

Tập trung đảm bảo về giống, kỹ thuật, chủ động nguồn thức ăn và các điều kiện cần thiết để khôi phục và phát triển nhanh đàn gia súc, gia cầm theo hướng hình thành các vùng chăn nuôi tập trung hình thức gia trai, trang trại, nuôi công nghiệp, gắn với cơ sở sản xuất thức ăn, giết mổ và chế biến sản phẩm. Nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 40% trong sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi).

Quản lý có hiệu quả các loại rừng, tiếp tục thực hiện công tác giao rừng, khoán trồng, bảo vệ rừng, gắn phát triển rừng với phát triển kinh tế hộ. Bảo vệ và phát triển vốn rừng, nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển, rừng cây bản địa, rừng chắn cát bay, cát lấp; trồng cây chống xói lở ven biển, sông, hồ đập, đê; xây dựng các vùng rừng nguyên liệu. Trồng rừng bình quân hàng năm khoảng 1.000 ha, độ che phủ rừng giai đoạn 2015 đạt trên 54%.

Phát triển mạnh thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh nuôi thủy sản trên cát ven biển với các đối tượng nuôi và kỹ thuật phù hợp, hiệu quả kinh tế cao gắn với bảo vệ rừng phòng hộ ven biển; đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng nuôi, nhất là hệ thống cung cấp nước, xử lý nước thải và dịch vụ. Chuyển đổi giống nuôi và phương thức nuôi thủy sản nước ngọt để đạt hiệu quả cao hơn. Tiến hành kế hoạch và đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống, sản xuất thức ăn phục vụ nuôi thủy sản. Khai thác hợp lý nguồn lực thủy sản, có chính sách hỗ trợ ngư dân mở rộng đánh bắt xa bờ hiệu quả. Sản lượng thủy sản giai đoạn 2015 đạt gần 10.000 tấn, trong đó sản lượng nuôi chiếm trên 80%.

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng sử dụng đất của huyện tại thời điểm 2005, 2010, quá trình sử dụng đất trong thời kỳ 2005 – 2010, (Trang 66 - 67)