Quan điểm khai thác sử dụng đất:

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng sử dụng đất của huyện tại thời điểm 2005, 2010, quá trình sử dụng đất trong thời kỳ 2005 – 2010, (Trang 58 - 59)

II. ĐỊNH HƯỚNG SỬDỤNG ĐẤT

2.2.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất:

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Việc sử dụng đất phải vì sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Vì thế, quan điểm tổng quát việc khai thác sử dụng đất phải luôn phù hợp và gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện, phát huy được nguồn lực, lợi thế của địa phương đồng thời phải xuất phát từ tình hình đất đai cụ thể, gắn liền và phù hợp với định hướng chung trong khai thác sử dụng đất của tỉnh Thừa Thiên Huế và vùng Trung Bộ. Trên cơ sở đánh giá tài nguyên đất đai, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện, dưới đây là một số quan điểm khai thác sử dụng quỹ đất:

a. Sử dụng đất đai trên quan điểm bền vững. Sử dụng đất phải chú ý chống xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ môi trường để sử dụng ổn định và bền vững, kết hợp giữa trước mắt và lâu dài, phù hợp với chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa của đất nước. Điều chỉnh dần và tiến tới chấm dứt những bất hợp lý trong quản lý, sử dụng đất.

b. Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện, triển khai thực hiện nội dung Thông báo kết luận số 48/KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế giai đoạn 2020, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá nền kinh tế của huyện được đặt lên vị trí hàng đầu. Vì thế huyện phải ưu tiên quỹ đất thích đáng và hợp lý để phát triển và xây dựng khu đô thị vệ tinh như thị trấn Phong Điền, Phong An, Điền Lộc và các khu thương mại dịch vụ, các khu du lịch, vui chơi giải trí, từng bước xây dựng các khu công nghiệp tập trung, một số điểm xử lý chất thải công nghiệp, tăng hệ số sử dụng đất xây dựng, sử dụng đất có hiệu quả. Dành quỹ đất cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng Trung Bộ.

c. Trong những năm tới nông nghiệp vẫn là một ngành mang lại nguồn thu nhập cho một số bộ phận nông dân. Tuy nhiên, dưới áp lực của quá trình phát triển kinh tế, cho nên phần lớn diện tích đất nông nghiệp chuyển sang các loại đất khác. Để góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và ổn định đời sống nông dân thì phải duy trì diện tích đất nông nghiệp ở một tỷ lệ hợp lý. Đồng thời tăng cường các biện pháp thâm canh, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất và hiệu quả sản xuất trên từng đơn vị diện tích. Phát triển nông nghiệp toàn diện và tổng hợp tạo bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, tăng diện tích cây ăn quả và cây ngắn ngày. Diện tích đất canh tác còn lại được xem xét một cách tổng hợp về điều kiện sinh thái môi trường phù hợp với tính chất đất (lý hoá đất), điều kiện thuỷ văn, hiệu quả mang lại, cũng như đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

d. Sử dụng đất phải đáp ứng được nhu cầu đất ở của nhân dân, đảm bảo chất lượng môi trường sống. Đất ở cần được bố trí tập trung trên cơ sở khu dân cư cũ hoặc hình thành khu mới với quy mô đủ lớn để tiêt kiệm đất xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

e. Việc sử dụng đất không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội mà còn phát đảm bảo an ninh, quốc phòng, quán triệt phương châm kinh tế kết hợp với an ninh quốc phòng và an ninh, quốc phòng kết hợp với kinh tế.

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng sử dụng đất của huyện tại thời điểm 2005, 2010, quá trình sử dụng đất trong thời kỳ 2005 – 2010, (Trang 58 - 59)