II. ĐỊNH HƯỚNG SỬDỤNG ĐẤT
2.3.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng né tránh thiên tai; thích nghi cao với điều kiện thường xuyên có bão lụt. Gắn phát triển nông, lâm, ngư nghiệp với bảo vệ tài nguyên đất, rừng và biển, giữ vững môi trường và cân bằng sinh thái.
Phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, gắn phát triển nông nghiệp với lâm nghiệp. Phát triển nông nghiệp trên cơ sở vừa thâm canh tăng năng suất, vừa mở rộng diện tích thông qua đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật. Chú trọng phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực nhằm tạo khối lượng tạo nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, xuất khẩu làm tiền đề thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, phương hướng phát triển trên, định hướng sử dụng một số loại đất nông nghiệp của huyện như sau:
a. Đất trồng lúa:
Đến năm 2020 dự kiến ổn định diện tích đất trồng lúa còn 5353,98 ha, đẩy mạnh đầu tư thâm canh đưa giống lúa chất lượng cao vào gieo cấy để tăng sản lượng lương thực đảm bảo an ninh lương thực.
Bố trí xen canh mùa vụ hợp lý, tăng phân bón hữu cơ và làm tốt công tác bảo vệ thực vật. Bằng nhiều biện pháp kỹ thuật tổng hợp để giảm thiểu tối đa tổn thất do thiên tai gây ra.
b. Đất trồng cây hàng năm:
Chuyển đổi một phần đất trồng lúa, màu năng suất thấp sang xây dựng và phát triển các vùng trồng rau an toàn, trồng ném, đậu thực phẩm các loại. Kết hợp phát triển sản xuất hộ gia đình với hình thành các trang trại, gia trại. Gắn việc xây dựng và phát triển các vùng trồng hoa, cây cảnh,....
c. Đất trồng cây lâu năm:
Đất này phần lớn tập trung ở các xã vùng gò đồi, diện tích đất này thích hợp với các loại cây như cao su và cây ăn quả. Tập trung khai thác tiềm năng đất vùng gò đồi, phát triển mô hình nông lâm kết hợp, kinh tế trang trại.
d. Đất lâm nghiệp: * Rừng sản xuất:
- Mở rộng diện tích rừng nguyên liệu tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.
- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
* Rừng phòng hộ
Tập trung đầu tư xây dựng và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ ven biển; rừng phòng hộ cát nội đồng, coi trọng việc đầu tư trồng rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
e. Đất nuôi trồng thủy sản:
Sử dụng có hiệu quả ao hồ, mặt nước để nuôi thủy sản có giá trị cao (cá diêu hồng, cá dìa, ba ba, ếch, cá chình….) kết hợp trồng rau, trồng sen góp phần cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái. Tận dụng đất cát chưa sử dụng để nhân rộng mô hình nuôi tôm trên cát đem lại năng suất cao cải thiện đời sống cho bà con.
2.3.2. Đất phi nông nghiệp
- Ưu tiên quỹ đất hợp lý để xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị ( hệ thống giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường ...), đảm bảo các công trình kết cấu hạ tầng phải đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng nhu cầu cao của khách du lịch quốc tế, trong nước và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
- Dành quỹ đất xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, dịch vụ.
- Dành quỹ đất cho xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp tập trung theo hướng phát triển các ngành công nghiệp sạch, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn.
- Dành quỹ đất cho xây dựng các khu dân cư, các khu tái định cư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung điều chỉnh đất ở nông thôn theo hướng đô thị hoá. Phát triển các điểm dân cư mới đạt tiêu chuẩn cao cho nhu cầu ở và sinh hoạt.
- Dành quỹ đất cho xây dựng, phát triển các ngành, lĩnh vực có mục đích công cộng phục vụ đời sống nhân dân và việc phát triển kinh tế (y tế, giáo dục – đào tạo, văn hoá - thể thao, bưu chính viễn thông, thương mại - dịch vụ).
- Ổn định quỹ đất tôn giáo, tín ngưỡng đảm bảo cho nhu cầu tự do tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân.
2.3.3. Đất đô thị
Tập trung phát triển không gian đô thị thị trấn Phong Điền và vùng phụ cận. Ngoài ra, định hướng quy hoạch đến năm 2020, phấn đấu xây dựng Điền Lộc, Phong An thành đô thị. Với vị trí nằm trên trục quốc lộ 1A, là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế với chức năng là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ phía bắc của tỉnh. Vì vậy, trong kỳ quy hoạch quỹ đất để xây dựng phát triển hạ tầng, các khu thương mại dịch vụ, … ở khu vực trung tâm huyện tăng cao.
2.3.4. Đất khu du lịch
Với vị trí, tiềm năng phát triển du lịch toàn diện và trở thành ngành kinh tế trong cơ cấu kinh tế của huyện với các loại hình du lịch văn hoá, di sản, du lịch
sinh thái, di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, du lịch tâm linh….hấp dẫn, phong phú. Tập trung đầu tư, khai thác các điểm du lịch như: Khu du lịch sinh thái A Don, khu du lịch bãi tắm Điền Lộc, khu du lịch sinh thái hồ Quao, Khu du lịch khe Mạ, du lịch di tích làng cổ Phước Tích, khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Tân, du lịch đầm phá…