Đất ở nông thôn

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng sử dụng đất của huyện tại thời điểm 2005, 2010, quá trình sử dụng đất trong thời kỳ 2005 – 2010, (Trang 43 - 48)

IV Đất khu dân cư nông thôn; trong đó: 5.772,29 6,

i) Đất ở nông thôn

Thời kỳ 2000 - 2010, diện tích đất ở nông thôn tăng 2116,81 ha - Giai đoạn 2000 - 2005, tăng 1.250,05 ha

- Giai đoạn 2006 - 2010, tăng 866,76 ha. Biến động cụ thể như sau: Tăng: 870,71 ha do chuyển từ:

+ Đất trồng lúa: 4,44 ha

+ Đất trồng cây hàng năm còn lại: 190,79 ha. + Đất rừng sản xuất: 18,20 ha

+ Đất rừng phòng hộ: 0,50 ha

+ Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: 0,50 ha + Đất có mục đích công cộng: 173,65 ha

+ Đất bằng chưa sử dụng: 160,45 ha + Đất đồi núi chưa sử dụng: 230,61 ha

+ Tăng do chuyển từ các loại đất khác: 91,57 ha. Giảm: 3,95 ha do chuyển sang đất nông nghiệp khác. 2.2.1.3. Biến động đất chưa sử dụng

Trong 10 năm qua, đất chưa sử dụng của huyện từ 40.935,41 ha năm 2000 giảm xuống chỉ còn 19.588,50 ha năm 2010 (giảm 21.314,98 ha), bình quân mỗi năm giảm 2.131,50 ha do khai hoang, cải tạo đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp. Biến động các loại đất chưa sử dụng như sau:

* Đất bằng chưa sử dụng

Thời kỳ 2000 - 2010 diện tích đất bằng chưa sử dụng của huyện giảm 6.569,95 ha, trong đó:

+ Giai đoạn 2000 - 2005, giảm 1.701,47 ha;

+ Giai đoạn 2006 - 2010, giảm 4.868,48 ha. Biến động cụ thể như sau: Giảm 4.926,62 ha do chuyển sang:

+ Đất trồng lúa: 188,33 ha

+ Đất trồng cây hàng năm còn lại: 44,38 ha + Đất trồng cây lâu năm: 465,53 ha

+ Đất rừng sản xuất: 2.084.38 ha + Đất rừng phòng hộ: 162,64 ha. + Đất nuôi trồng thủy sản: 361,12 ha + Đất nông nghiệp khác: 170,61 ha + Đất ở nông thôn: 160,45 ha + Đất đô thị: 8,35 ha

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp: 2,43 ha + Đất quốc phòng: 0,93 ha

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 58,73 ha + Đất có mục đích công cộng: 151,90 ha

+ Đất tín ngưỡng tôn giáo: 3,40 ha + Đất nghĩa trang nghĩa địa: 1.002,78 ha + Đất có mặt nước chuyên dùng: 17,04 ha

+ Giảm do chuyển sang các loại đất khác: 43,62 ha

Tăng 58,14 ha, do chuyển từ đất đồi núi chưa sử dụng sang. * Đất đồi núi chưa sử dụng

Thời kỳ 2000 - 2010 diện tích đất đồi núi chưa sử dụng của huyện giảm 14.745,03 ha, trong đó:

+ Giai đoạn 2000 - 2005, giảm 19.645,44 ha;

+ Giai đoạn 2006 - 2010, tăng 4.900,41 ha. Biến động cụ thể như sau: Giảm: 3.673,64 ha, do chuyển sang:

+ Đất trồng lúa: 191,03 ha

+ Đất trồng cây hàng năm còn lại: 202,05 ha + Đất trồng cây lâu năm: 868,14 ha.

+ Đất rừng sản xuất: 1.557,48 ha + Đất rừng phòng hộ: 124,70 ha + Đất nuôi trồng thủy sản: 2,44 ha. + Đất nông nghiệp khác: 129,79 ha + Đất ở nông thôn: 230,61 ha

+ Đất xây dựng cơ quan công trình sự nghiệp: 0,36 ha + Đất quốc phòng: 11,65 ha

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 27,47 ha + Đất có mục đích công cộng: 8,92 ha

+ Đất tín ngưỡng tôn giáo: 1,35 ha + Đất nghĩa trang, nghĩa địa 48,8 ha + Đất bằng chưa sử dụng: 58,14 ha.

+ Chuyển sang các loại đất khác: 210,71 ha

Tăng: 8.574,05 ha, do chuyển từ các loại đất khác sang

2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất việc sử dụng đất

2.3.1. Đánh giá hiu qu kinh tế, xã hi, môi trường ca vic s dng đt

Trong thời gian qua công tác giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của huyện được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm góp phần quan trọng để quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả trên địa bàn huyện. Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra thuận lợi thúc đẩy cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

* Về kinh tế: các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích đặc biệt, tạo lập môi trường đầu tư kết hợp với việc bố trí sử dụng đất sản xuất kinh doanh hợp lý, thuận lợi đã đem lại cho huyện sự tăng trưởng tương đối bền vững có hiệu quả như:

+ Nền kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, giai đoạn 2006 – 2010 giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 21,8%, tăng 11,6% so với thời kỳ 2001 – 2005.

+ Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng phù hợp với xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của huyện. Trong đó tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và ngày càng chiếm ưu thế trong tổng GDP của huyện từ 24,7% năm 2005 tăng lên 39,3% năm 2010. Tỷ trọng khu vực kinh tế dịch vụ từ 24,1% năm 2005 và đạt 22,8% năm 2010. Tỷ trọng khu vực kinh tế nông - lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 51,2% năm 2005 xuống còn 37,9% năm 2010.

+ Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có bước phát triển vượt bậc. Nhiều công trình quan trọng được đầu tư xây dựng, nâng cấp làm tăng năng lực sản xuất, tạo cơ sở vật chất đồng bộ cho các vùng phát triển. Giao thông được mở mang đến vùng nông thôn, 100% xã, phường được sử dụng điện và nước sạch.

* Về xã hội: từng bước ổn định và năng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân nhờ vào sự chăm lo và phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục; trong đó 100% trạm y tế có bác sĩ.

* Về môi trường:

Nhìn chung môi trường sinh thái tương đối tốt. Tuy nhiên, do sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, quá trình đô thị hoá đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Vấn đề cấp, thoát nước, rác thải, khí thải,... ở một số khu vực đã ảnh hưởng đến môi trường đất, môi trường không khí là những vấn đề bức xúc cần có những biện pháp cụ thể để xử lý.

2.3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất

a. Cơ cấu sử dụng đất

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2012, đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn (chiếm 77,81% diện tích tự nhiên của huyện). Trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu là đất lâm nghiệp (chiếm 64,93%), đất sản xuất nông nghiệp (chiếm 8,86%) trong đó đất trồng lúa chiếm 5,81%, đất nuôi trồng thủy sản (0,92%).

Đất phi nông nghiệp (kể cả đất ở) chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu sử dụng đất của huyện (chiếm 12% diện tích tự nhiên) trong đó: đất ở (chiếm 2,76%), đất cơ sở sản xuất kinh doanh (chiếm 0,41%), đất khu công nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ (chỉ 0,13%), đất nghĩa trang, nghĩa địa lớn chiếm đến 2,38%, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng (chiếm 3,25%). Đất phát triển hạ tầng chiếm tỷ lệ lớn trong nhóm đất phi nông nghiệp (chiếm 2,19%), chủ yếu là đất giao thông, thủy

lợi, đất công trình năng lượng, các loại đất khác: y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao chiếm tỷ lệ nhỏ.

Như vậy quỹ đất cho mục đích phi nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và yêu cầu phát triển của huyện đặc biệt là khi Thừa Thiên - Huế, mà Phong Điền là cửa ngõ phía bắc của tỉnh đang trên đà xây dựng để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

- Đất chưa sử dụng 9.643,24 ha, chiếm đến 10,14%, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng. Trong kỳ quy hoạch sử dụng đất chưa sử dụng để trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

b. Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội

Diện tích đất của huyện đã đưa vào sử dụng cho các mục đích chiếm tỷ lệ cao 89,86%, phần lớn diện tích đã được sử dụng ổn định và có hiệu quả. Tuy nhiên, trong cơ cấu sử dụng đất đất nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn (chủ yếu là đất lâm nghiệp), đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, các loại đất như công nghiệp, y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao... tỷ lệ còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện.

c. Tình hình đầu tư vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật trong sử dụng đất tại địa phương

Trong những năm qua khi công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước đã đi vào cuộc sống, nền kinh tế huyện Phong Điền có bước chuyển biến mạnh, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 21,8%. Tranh thủ các nguồn vốn của tỉnh, các chương trình mục tiêu và ngân sách huyện để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm đẩy nhanh quá trình đô thị hoá ở thị trấn Phong Điền, Điền Lộc, Phong Mỹ, khu vực An Lỗ. Nông nghiệp phát triển theo chiều hướng tích cực, có tiến bộ vượt bậc trong ứng dụng khoa học công nghệ mới về giống và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, làm tăng năng suất nhanh, hiệu quả sản xuất cao hơn.

2.4. Những tồn tại trong việc sử dụng đất

Trong những năm qua huyện đã quan tâm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Việc khai thác sử dụng đất hợp lý đã góp phần rất lớn cho những thành tựu mà huyện đạt được cả về kinh tế và xã hội. Do đất đai là tài sản đặc biệt, các quan hệ về đất đai hết sức phức tạp, chính sách về đất đai đang từng bước được hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới, nhận thức của người dân về quyền sở hữu đất đai không giống nhau nên dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác quản lý sử dụng đất.

Một số xã, tổ chức, cá nhân chưa thật sự coi trọng hiệu quả sử dụng đất dẫn đến sử dụng đất một cách tùy tiện, lãng phí, vi phạm quy hoạch được duyệt. Trong quá trình sử dụng đất, các doanh nghiệp còn xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường dẫn đến ô nhiễm, hủy hoại đất.

Nguyên nhân của những tồn tại trên là do công tác quản lý còn lõng lẻo đồng thời ý thức của người sử dụng đất chưa cao, chưa chấp hành nghiêm chỉnh luật Đất đai.

Để khắc phục tình trạng này, đối với Nhà nước cần coi trọng công tác quản lý, tăng cường thanh tra, kiểm tra, tăng cường hơn nữa việc xây dựng và quản lý quy hoạch đã được duyệt, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức và thực thi pháp luật của các cấp, các ngành, người sử dụng đất. Tiến tới giảm dần các vi phạm về đất đai, môi trường, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu Phân tích hiện trạng sử dụng đất của huyện tại thời điểm 2005, 2010, quá trình sử dụng đất trong thời kỳ 2005 – 2010, (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)