ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU QUẢN LÝ TÀ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện da liễu trung ương (Trang 85)

6. Kết cấu luận văn:

4.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU QUẢN LÝ TÀ

CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƢƠNG

4.1.1. Định hƣớng chung của ngành y tế

Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người và của toàn xã hội; dịch vụ y tế là dịch vụ xã hội đặc biệt, hoạt động khám chữa bệnh là hoạt động phi lợi nhuận. Đầu tư cho sức khỏe là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội.

Đổi mới và hoàn thiện Hệ thống y tế Việt Nam theo hướng công bằng - hiệu quả - phát triển, bảo đảm an sinh xã hội. Mọi người dân, đặc biệt người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các nhóm người dễ bị tổn thương được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản, có chất lượng. Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng; là trách nhiệm của các Bộ, Ngành Trung ương, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội dân sự, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật.

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong quản lý vĩ mô, định hướng phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân thông qua hệ thống pháp lý và chính sách; điều tiết, phân bổ nguồn lực, quản lý giá và chất lượng dịch vụ y tế. Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển y tế ngoài công lập, kết hợp công - tư để huy động nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe gắn với việc tăng nhanh đầu tư từ NSNN cho y tế, ưu tiên phát triển y tế dự phòng, y tế cơ sở, chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền, kết

hợp quân dân y, phối hợp y tế ngành. Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá ngành y tế, phát triển y tế chuyên sâu và phổ cập.

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động của ngành y tế, đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính trong các đơn vị y tế công lập gắn với việc thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân.

Kiểm soát quy mô dân số, và nâng cao chất lượng dân số để đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.

4.1.2. Định hƣớng phát triển của Bệnh viện Da liễu Trung ƣơng

Quan điểm quy hoạch phát triển của Bệnh viện Da liễu Trung ương là trở thành bệnh viện hàng đầu Việt Nam về phong và da liễu, bệnh viện đã không ngừng nỗ lực trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tăng cường công tác đào tạo, nghiên cứu và hợp tác quốc tế. Trong thời gian tới, bệnh viện đề ra những mục tiêu chiến lược như sau:

- Phát triển bệnh viện hướng tới mục tiêu phục vụ nhu cầu, lợi ích của nhân dân trong việc chăm sóc sức khỏe. Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đảm bảo cho mọi người dân được tiếp cận thuận lợi với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng.

- Phát triển bệnh viện trên cơ sở gắn kết các yếu tố con người, kỹ thuật, kinh tế; từng bước đổi mới kỹ thuật và công nghệ y học theo hướng hội tụ các công nghệ, ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Tăng cường xã hội hóa việc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị, đảm bảo sự hài lòng của người bệnh trước, trong và sau quá trình điều trị. Giá trị dịch vụ người bệnh tương xứng với giá viện phí chi trả.

- Đẩy mạnh việc phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng nhằm từng bước khắc phục khó khăn về nhân lực cho các đơn vị y tế,

ban hành các chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút và giữ chân nhân lực y tế có chất lượng cao yên tâm công tác tại đơn vị.

4.1.3. Mục tiêu tự chủ tài chính của Bệnh viện Da liễu Trung ƣơng

Cùng với sự phát triển của xã hội, sự thay đổi về quan điểm trong cơ chế quản lý Nhà nước các ĐVSNCL xuất phát từ chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bệnh viện Da liễu Trung ương chuyển sang tự chủ tài chính là một điều tất yếu. Trong quá trình chuẩn bị, xây dựng những điều kiện để thực hiện tự chủ tài chính của bệnh viện cần thiết đưa ra những mục tiêu cụ thể như sau:

- Tự chủ tài chính phải gắn liền với việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của bệnh viện là cơ quan tổ chức khám và điều trị bệnh cho nhân dân, với đặc thù riêng về công việc, bệnh viện phải chủ động về nguồn tài chính để tổ chức việc khám chữa bệnh.

- Tự chủ tài chính phải gắn liền với tính kinh tế, tính hiệu quả trong việc khai thác và sử dụng các nguồn lực. Bệnh viện phải chủ động trong các nguồn thu, thực hiện tăng thu - tiết kiệm chi tạo ra giá trị thặng dư trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ để thực hiện tái đầu tư trở lại bệnh viện.

- Tự chủ tài chính phải gắn liền với việc đảm bảo ổn định đời sống và tăng thu nhập cho cán bộ viên chức của bệnh viện. Nâng cao đời sống cho cán bộ viên chức cả về đời sống lẫn tinh thần, gắn kết chặt chẽ người lao động và bệnh viện để kích thích, nâng cao hiệu quả lao động, tăng nguồn thu cho bệnh viện, cải thiện đời sống cán bộ viên chức của bệnh viện. Muốn vậy, bệnh viện cần xây dựng, đào tạo đội ngũ y, bác sỹ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt và trình độ chuyên môn cao, tận tâm với người bệnh.

- Tự chủ tài chính đồng nghĩa với việc giảm bớt sự phụ thuộc vào NSNN và cơ quan chủ quản Bộ Y tế.

4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI

BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNGƢƠNG

4.2.1. Đa dạng hóa nguồn thu

4.2.1.1. Mở rộng quy mô hoạt động của bệnh viện

Với mục tiêu bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng; mọi người dân đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần; giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng dân số. Muốn vậy, hàng năm bệnh viện cần trích một khoản kinh phí lớn hơn hiện nay để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống máy móc, trang thiết bị với công nghệ tiên tiến, tăng số giường bệnh, mở rộng phòng khám, tăng cường công tác tuyển chọn đội ngũ y bác sỹ được đào tạo bài bản về phục vụ tại bệnh viện.

Bên cạnh đó, việc đưa các bác sỹ giỏi về tuyến tỉnh khám chữa bệnh cũng là một hình thức quảng cáo cho hình ảnh của bệnh viện; mở rộng các dịch vụ tại tuyến tỉnh là một hình thức mở rộng quy mô của bệnh viện trên địa bàn cả nước.

Mở rộng hình thức xét nghiệm lấy mẫu, và trả kết quả tại nhà theo yêu cầu của bệnh nhân.

4.2.1.2. Đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh

Nguồn kinh phí hoạt động của bệnh viện hiện nay chủ yếu từ hai nguồn thu chính là nguồn NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp y tế, trong đó nguồn thu sự nghiệp y tế hiện nay đang đóng vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của bệnh viện. Để tăng cường và đa dạng hóa nguồn thu thì bệnh viện cần xem xét và thực hiện các giải pháp sau:

- Thăm dò, đánh giá nhu cầu, dịch vụ khám chữa bệnh tại địa bàn Hà Nội đồng thời thực hiện thăm việc thăm dò, đánh giá nhu cầu, dịch vụ khám

chữa bệnh tại địa bàn các tỉnh khác. Mở các hình thức khám chữa bệnh chất luợng cao, khám Giáo sư – Phó giáo sư.

- Xây dựng khung giá viện phí có sự phù hợp với tuyến điều trị, phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Mặc dù là bệnh viện tuyến Trung ương nhưng mức giá cho cùng một loại bệnh nên điều chỉnh sao cho sự chênh lệch với các bệnh viện tuyến dưới không quá cao và thấp hơn so với các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân khác trên địa bàn.

- Đưa ra các dịch vụ khám chữa bệnh cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể như: Đối với bệnh nhân có BHYT nếu thuộc hộ nghèo, chính sách bệnh viện nên có hình thức miễn, giảm viện phí đối với người không có khả năng chi trả, nếu thuộc đối tượng có khả năng chi trả có nhu cầu sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao thì bệnh viện tiến hành thu thêm phần chênh lệch giữa giá khám chữa chất lượng cao và phần chi trả BHYT; Đối với bệnh nhân có điều kiên, thu nhập cao muốn khám và điều trị theo yêu cầu với dịch vụ y tế kỹ thuật cao thì bệnh viện bên cạnh có bảng giá dịch vụ cụ thể đối với đối tượng này thì cần phải có chế độ chăm sóc sau khám cho đối tượng này.

- Ngoài hình thức khám chữa bệnh trực tiếp tại cơ sở, bệnh viện nên mở rộng thêm các hình thức khám chữa bệnh khác như: Tư vấn qua điện thoại các bệnh ngoài da thông thường; thành lập phòng khám bác sỹ gia đình, đưa bác sỹ đến tận nhà bệnh nhân để thực hiện việc thăm khám, thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh trọn gói để người dân lựa chọn.

4.2.2. Nâng cao chất lƣợng quản lý tài chính tại bệnh viện

4.2.2.1. Hoàn thiện công tác quản lý các nguồn tài chính

Thực hiện tự chủ tài chính ở Bệnh viện Da liễu Trung ương phải đảm bảo 02 mục tiêu lớn:

Thứ nhất, Bệnh viện Da liễu Trung ương là cơ quan trực thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe cho người dân về lĩnh vực phong - da liễu nên mục tiêu chính là phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, tao điều kiện để toàn xã hội được hưởng các dịch vụ công ở mức độ ngày càng cao, góp phần nâng cao thể lực, trí lực, phục vụ đời sống nhân dân bằng các dịch vụ chất lượng cao.

Bên cạnh đó, việc tự chủ tài chính tạo cho đơn vị được chủ động, sáng tạo và tự chủ trong việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn, tài sản và nguồn nhân lực có hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao đời sống cán bộ nhân viên của đơn vị.

Quản lý nguồn tài chính là một yếu tố quan trong trong việc tạo ra động lực tích cực khai thác nguồn thu, quản lý chi tiêu, tài sản của đơn vị. Thực hiện tự chủ tài chính nhằm tăng tính chủ động trong việc huy động vốn. Sử dụng và đầu tư vốn đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước, đặc biệt là quy định về mức thu viện phí áp dụng cho đơn vị. Ngoài ra, cần chủ động tăng cường đa dạng hóa nguồn thu, có chính sách tạo điều kiện cho các bộ phận mở rộng dịch vụ tăng nguồn thu, đảm bảo nguồn tài chính cho bệnh viện phát triển theo hướng bền vững. Để đảm bảo cho việc quản lý và sử dụng các nguồn tài chính hiệu quả cần tập trung các nguồn về phòng tài chính kế toán.

+ Nguồn thu NSNN: Bệnh viện cần tận dụng nguồn thu NSNN cấp chi thường xuyên hàng năm, tích cực tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu cấp bộ, cấp cơ sở, tham gia vào các dự án cấp Quốc gia, cấp Bộ, ngành…thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia y tế để tranh thủ nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất của bệnh viện.

+ Nguồn thu sự nghiệp y tế: Thực hiện thu đúng, thu đủ theo khung giá Nhà nước quy định, mở rộng đa dạng các loại hình, kỹ thuật khám chữa bệnh

theo yêu cầu chất lượng cao với mức thu viện phí cao tương xứng với chất lượng người sử dụng được thụ hưởng.

+ Nguồn thu khác: Bệnh viện cần thực hiện liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để mở rộng dịch vụ y tế, giúp cho người bệnh được hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao.

4.2.2.2. Hoàn thiện công tác sử dụng các nguồn tài chính

Cần xây dựng mức trích lập và sử dụng các khoản dự phòng rủi ro: Để thực hiện chế độ bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại bệnh viện thì cùng với việc trích lập các quỹ khác, bệnh viện cần tiến hành trích lập quỹ dự phòng rủi ro như: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng các khoản phải thu khó đòi, dự phòng rủi ro nghề nghiệp.

Cần xây dựng định mức chi theo đặc thù của các bộ phận trong bệnh viện, mức chi này cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế nên cần được thay đổi thường xuyên theo nhu cầu của bộ phận tránh tình trạng đối với các bộ phận ở khối quản lý thì định mức này là hợp lý nhưng đối với các bộ phận chuyên môn, trực tiếp điều trị thì mức chi này lại trở thành thấp so với thực tế phát sinh, xây dựng định mức cần xác định theo chi phí cho một bệnh nhân, từ đó làm căn cứ để tính mức chi cho các bộ phận.

Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn định mức thu nhập tăng thêm: Hệ thống tiêu chuẩn, định mức thu nhập tăng thêm được xây dựng từ năm 2006, trải qua gần 10 năm thực hiện tự chủ định mức này chưa có sự sửa đổi, bổ sung mặc dù theo các đợt tăng lương cơ bản của Nhà nước, bệnh viện đã bù thêm phần chênh lệch lương cơ bản vào đơn giá tiền lương nhưng vẫn chưa cao. Vì thế, trong thời gian tới để cán bộ viên chức yên tâm công tác, đóng góp hết sức mình cho hoạt động của bệnh viện thì cần có sự thay đổi trong việc tính định mức thu nhập tăng thêm.

Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ: Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động của bệnh viện nên cần phải thường xuyên rà soát, chỉnh sửa, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ khi có sự thay đổi chính sách của Nhà nước hay khi các định mức chi tiêu không còn phù hợp với tình hình thực tế tại bệnh viện. Đồng thời, phải có những phương án cụ thể về xây dựng chi trả tiền lương, thu nhập theo hướng tăng thu nhập cho cán bộ viên chức trong bệnh viện, đảm bảo đời sống của cán bộ viên chức.

4.2.2.3. Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả các khoản chi

Để tồn tại và phát triển, đứng vững trong ngành y tế thì bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề tạo lập, bệnh viện cần phải quan tâm đến vấn đề sử dụng các nguồn tài chính sao cho hiệu quả nhất, đem lại lợi ích cao nhất cho bệnh viện. Hiệu quả quản lý các khoản chi thể hiện ở số kinh phí tiết kiệm được khi thực hiện nhiệm vụ được giao, do đó phải tính toán sao cho với mức chi thấp nhất nhưng hiệu quả đem lại là cao nhất. Để thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi thì cần thực hiện những giải pháp sau:

- Xây dựng kế hoạch phát triển bệnh viện theo từng giai đoạn cụ thể. Việc xây dựng kế hoạch phát triển bệnh viện theo từng giai đoạn cụ thể phải được thực hiện trong ngắn hạn là mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm ngân sách và thực hiện trong trung hạn 05 năm/lần cũng như tầm nhìn dài hạn trong 10 năm tới. Với sự phát triển của ngành y tế, mỗi năm lại có thêm rất nhiều những sáng kiến, nghiên cứu khoa học thành công ở khắp nơi trên thế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện da liễu trung ương (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)