KINH NGHIệM THựC HIệN CƠ CHế Tự CHủ TạI BệNH VIệN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện da liễu trung ương (Trang 42)

6. Kết cấu luận văn:

1.5 KINH NGHIệM THựC HIệN CƠ CHế Tự CHủ TạI BệNH VIệN

BạCH MAI

Ngày 26/12/2006 Bộ Trưởng Bộ Y tế ký quyết định số 5550/QD-BYT về giao quyền tự chủ tài chính cho Bệnh viện Bạch Mai từ 01/01/2007. Giám đốc Bệnh viện đã ký Quyết định Ban chỉ đạo thực hiện Nghị định số 43/2006/ND-CP, phổ biến Nghị định cho toàn thể các bộ công nhân viên chức. Bệnh viện đã áp dụng chính sách xã hội hóa trong đầu tư trang thiết bị y tế chẩn đoán và phục vụ điều trị hiện đại: CT- Scanner, CT 64 dãy, máy chụp cộng hưởng từ, Gia tốc tuyến tính…các thiết bị này đang được sử dụng rất hiệu quả.

Từ 01/07/2007 đến nay Bệnh viện đã giao quyền tự chủ tài chính đến tất cả các đơn vị có thu.

Kết quả đạt được, giảm chi phí thất thoát chi phí thuốc, máu, dịch truyền, vật tư tiêu hao…xuồng mức thấp nhất, các đơn vị hạch toán đầy đủ, đúng chi phí đã sử dụng. Tiết kiệm chi phí hành chính, văn phòng phẩm, tiêu hao nguyên nhiên liệu, điện, nước..

Bước đầu có tích lũy, năm 2005 Bệnh viện bị thiếu nguồn là 15 tỷ Vnd (theo kết quả kiểm toán Nhà nước năm 2005). Sau 6 năm thực hiện tự chủ tài chính bệnh viện đã bù đắp được nguồn thiếu hụt và trích lập quỹ đầu tư phát triển sự nghiệp (năm 2011 hơn 29 tỷ VND; Năm 2012 hơn 34 tỷ VND), phục vụ nâng cấp máy móc trang thiết bị y tế theo hướng chuyên sâu, phù hợp với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật.

Việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu là một chủ trương đúng đắn, nước ta đã thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế do vậy việc phát triển các dịch vụ kỹ thuật cao để người dân không phải ra nước ngoài điều trị. Nhà nước với nguồn ngân sách hạn hẹp chưa đủ tiềm lực kinh tế để cug cấp và phát triển các dịch vụ kỹ thuật cao. Chủ trương xã hội hóa đã giúp người dân tiếp cận được các loại hình này ngay trong bệnh viện công lập.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƢƠNG 2.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Hình 2.1: Mô hình quy trình nghiên cứu luận văn

Xác định vấn đề nghiên cứu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại

bệnh viện Da liễu Trung ương

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Thu thập tài liệu sơ cấp và thứ cấp

Xây dựng đề cương sơ bộ nghiên cứu và lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận

Phân tích kết quả, trình bày và đánh giá cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Da liễu

Trung ương

Đề xuất giải pháp, kiến nghị và viết luận văn

PP liên hệ đối chiếu PP so sánh

PP tổng hợp và phân tích số liệu

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu có vai trò quan trọng quyết định sự thành công của luận văn. Trong luận văn này để làm sáng tỏ vấn đề hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, tác giả tiến hành nghiên cứu tài liệu, sau đó thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu bằng các phương pháp kỹ thuật như : phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, phương pháp liên hệ đối chiếu.

2.2.1. Nghiên cứu tài liệu

Để làm nền tảng cho nghiên cứu, tác giả đã đọc và tra cứu tài liệu có trước, nguồn tài liệu tác giả sử dụng phục vụ nghiên cứu là:

- Tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản pháp luật, chính sách,…thu thập được từ website của các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.

- Luận cứ khoa học, khái niệm, quy tắc,…có thể thu thập được từ tài liệu chuyên ngành, sách chuyên khảo,…

- Các số liệu, tài liệu đã được công bố tham khảo từ các tạp chí khoa học, tập san, báo cáo chuyên đề khoa học,…

- Các số liệu, tài liệu tại các phòng ban chức năng liên quan trong bệnh viện.

2.2.2. Thu thập dữ liệu

Trên cơ sở xác định vấn đề nghiên cứu là cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, tác giả đã tiến hành thu thập các thông tin có liên quan.

Nguồn thông tin sơ cấp được thu thập từ các tài liệu, Báo cáo tài chính, Quy chế chi tiêu nội bộ,... của Bệnh viện Da liễu Trung ương. Đây là các thông tin xác thực làm cơ sở và dẫn chứng để luận văn thực hiện các phân tích nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu.

Nguồn thông tin thứ cấp được lấy từ các công trình nghiên cứu lý luận về cơ chế tự chủ tài chính trong ĐVSN như các đề tài, sách giáo trình, sách tham khảo, các tạp chí, các website về ĐVSN và ĐVSNCT. Những tài liệu này được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Một số thông tin đã được sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số thông tin được tác giả tổng hợp, khái quát nội dung thành những luận cứ cho quá trình phân tích.

2.2.3. Xử lý dữ liệu

Từ những thông tin thu thập được về tình hình nguồn thu, khoản chi, cơ chế tạo lập, sử dụng và phân phối kết quả hoạt động tài chính của Bệnh viện Da liễu Trung ương, tác giả tiến hành phân tích, xử lý dữ liệu bằng các phương pháp kỹ thuật sau và trình bày các kết quả dưới dạng bảng:

2.2.3.1.Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế. Khi sử dụng phương pháp so sánh đã xác định gốc để so sánh, đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường. Cụ thể:

- Căn cứ vào thực trạng tạo lập và sử dụng nguồn thu tại bệnh viện, tác giả chia nguồn tài chính tại bệnh viện thành ba nguồn cơ bản là thu từ NSNN, thu từ hoạt động sự nghiệp y tế và thu khác. Từ đó, khi phân tích cơ chế sử dụng các nguồn thu tác giả cũng căn cứ vào nội dung các khoản thu để phân tích. Việc phân tích cơ chế thu - chi theo nguồn hình thành giúp tác giả nhận thức được nội dung, bản chất, xu hướng và tính chất phát triển của các khoản thu. Các khoản thu - chi này được tác giả nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2011 - 2014.

- Gốc so sánh được xác định tùy theo nội dung cần so sánh. - Kỹ thuật so sánh sử dụng trong luận văn:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: Qua kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích.

+ So sánh bằng số tương đối: Từ kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điểu chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy mô của chỉ tiêu phân tích để thấy thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu %.

+ Kỹ thuật phân tích dọc: Là kỹ thuật phân tích sử dụng để xem xét tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể quy mô chung. Trong luận văn kỹ thuật này được áp dụng khi xem xét cơ cấu các khoản thu và cơ cấu các khoản chi.

+ Kỹ thuật phân tích ngang: Là sự so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu. Kỹ thuật này được sử dụng trong luận văn với mục đích so sánh chênh lệch về lượng của từng chỉ tiêu giữa cuối kỳ với đầu kỳ.

2.2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó và từ đó giúp ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một các rõ ràng hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Tổng hợp là tiến hành tập trung, chỉnh lý và hệ thống hóa một cách khoa học các tài liệu ban đầu thu thập được. Nhiệm vụ cơ bản của quá trình tổng hợp là làm cho các đặc trưng riêng biệt của từng đơn vị tổng thể bước đầu chuyển thành các đặc trưng chung của toàn bộ tổng thể, làm cho các biểu hiện riêng của tiêu thức điều tra bước đầu chuyển thành các biểu hiện chung về đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu.

Tổng hợp là một công tác phức tạp bao gồm nhiều công việc cụ thể như: Phân chia tổng thể ra thành các tổ có tính chất khác nhau, xác định các chỉ

tiêu nói rõ đặc trưng của từng tổ cũng như của toàn bộ tổng thể, áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để tính toán các con số cộng và tổng cộng, trình bày kết quả trình bày kết quả tổng hợp thành các bảng thống kê hoặc đồ thị thống kê. Luận văn sử dụng phương pháp như sau:

Luận văn thực hiện phân tích về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu. Trên cơ sở lý thuyết về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu tiến hành phân tích cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Da liễu Trung ương dựa trên nguồn thông tin từ sách giáo trình, sách chuyên khảo, internet, nguồn thông tin thực tế tại bệnh viện được lấy từ phòng tổ chức hành chính, phòng tài chính kế toán và các phòng nghiệp vụ chuyên môn có liên quan.

Trên cơ sở những thông tin tham khảo được về lý luận cơ chế tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp có thu, những số liệu từ bảng điều tra khảo sát để đánh giá thực trạng tự chủ tài chính tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Từ đó, đề ra các định hướng, giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện.

Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập được, luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đưa ra bức tranh chung nhất về vấn đề phân tích. Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận, đánh giá và đề xuất kiến nghị của tác giả đối với việc hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.

2.2.3.3. Phương pháp liên hệ đối chiếu

Là phương pháp phân tích để nghiên cứu xem xét mối liên hệ tài chính giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu liên quan trong quá trình hoạt động. Trong luận văn, ngoài đánh giá thông qua các số liệu tính toán được, luận văn còn liên hệ các kết quả thu được với tình hình thực tế của ngành y tế tại Việt Nam.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƢƠNG

3.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƢƠNG CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI LIỄU TRUNG ƢƠNG CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA BỆNH VIỆN

3.1.1. Đặc điểm về quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện Da liễu Trung ƣơng Da liễu Trung ƣơng

Bệnh Viện Da liễu Trung ương là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về

Phong - Da liễu có chức năng nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực, làm

công tác chỉ đạo tuyến về chuyên ngành Phong và Da liễu trong phạm vi toàn quốc; là tuyến cao nhất khám chữa bệnh chuyên khoa, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho nhân dân thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận.

Tiền thân từ khoa “Bệnh lý Nội thương – Da liễu” được hình thành vào tháng 02/1954 và Trường Đại học Y Dược trên núi rừng Việt Bắc (Chiêm Hoá, Tuyên Quang), Giáo sư Đặng Vũ Hỷ cùng với 45 cán bộ – công nhân viên kháng chiến chống thực dân xâm lược Pháp về tiếp quản khu ngoài da của Bệnh viện Bạch Mai tháng 10/1954.

Ngày 28/01/1982, Bộ Y tế ra Quyết định số 70/BYT-QL thành lập Viện Da liễu Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế nằm trong Bệnh viện Bạch Mai do Giáo sư Lê Kinh Duệ làm Viện trưởng.

Ngày 30/3/2006 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 486/QĐ-TTg về việc thành lập Viện Da liễu Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế do Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Văn Hiển làm Viện trưởng.

Ngày 12/11/2009, Thủ tướng chính phủ có quyết định số 4453/QĐ-TTg đổi tên Viện Da liễu Quốc gia thành Bệnh Viện Da liễu Trung ương trực thuộc Bộ Y tế.

3.1.2. Đặc điểm về chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện Da liễu Trung ƣơng Trung ƣơng

* Chức năng

- Tiếp nhận khám, phát hiện, quản lý, điều trị bệnh, phòng bệnh và phục

hồi chức năng các bệnh chuyên ngành phong và da liễu.

- Tham gia đào tạo cán bộ, làm công tác chỉ đạo tuyến đối với các bệnh viện chuyên khoa phong và da liễu trong ngành.

- Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ sức khỏe nhân dân.

* Nhiệm vụ

- Công tác khám chữa bệnh: Tổ chức khám, chữa bệnh, phát hiện và điều trị cho bệnh nhân xung quanh và các tuyến chuyển đến; khám chữa bệnh định kỳ, tuyển sinh cho các cơ quan, đơn vị, trường học.

- Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng những tiến bộ khoa học để phục vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng. Áp dụng phương pháp phát hiện bệnh sớm đối với những bệnh thường gặp về da liễu. Tiến hành ghi nhận, nghiên cứu dịch tễ học một số bệnh hay gặp nhằm phát hiện căn nguyên, các yếu tố ảnh hưởng…là cơ sở cho chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa bệnh; chủ trì và tham gia công trình nghiên cứu khoa học các cấp; tổ chức các hội nghị khoa học cấp bệnh viện, trong khu vực và trong ngành; tổ chức các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học phối hợp trong nước và với nước ngoài theo sự phân công.

- Đào tạo cán bộ: Là cơ sở thực hành cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp Y - Dược; tham gia đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học, cao đẳng và trung cấp về chuyên ngành phong và da liễu; đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức trong bệnh viện;

đào tạo cán bộ chuyên môn và quản lý bệnh, cán bộ xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh nghề nghiệp thuộc lĩnh vực da liễu; nhận các thực tập sinh nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại bệnh viện.

- Chỉ đạo tuyến: Chỉ đạo tuyến dưới về công tác dự phòng, chẩn đoán, điều trị và các hoạt động phòng chống bệnh; chuyển giao và hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn cho tuyến dưới; theo dõi, giám sát các hoạt động y tế tuyến dưới trong khu vực được phân công; tham gia hỗ trợ tuyến dưới tổ chức triển khai các chương trình, dự án về phòng chống bệnh; phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe.

- Hợp tác quốc tế: Chủ động khai thác, thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ với các cơ sở khám chữa bệnh; xây dựng các đề án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức quốc tế về dịch vụ y tế theo quy định của pháp luật.

- Quản lý bệnh viện: Xây dựng và triển khai thực hiện quy chế hoạt động của bệnh viện, thực hiện quy chế dân chủ theo quy định; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của bệnh viện như nhân lực, tài lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế; quy định nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên chế cho từng tổ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện da liễu trung ương (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)