6. Kết cấu luận văn:
1.4.1. Các nhân tố khách quan
1.4.1.1. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
Các ĐVSNCT là tổ chức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn. Do vậy, cơ chế hoạt động nói chung và cơ chế TCTC của các ĐVSNCT chịu ảnh hưởng của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trước thời kỳ đổi mới, Nhà nước ta có chủ trương bao cấp cho toàn bộ hoạt động của các ĐVSN nhưng trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, Nhà nước đã ban hành các chính sách nhằm từng bước đổi mới cơ chế các hoạt động của các ĐVSN.
Thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng dịch vụ công hướng tới mục tiêu chất lượng, công bằng và hiệu quả trong cung cấp dịch vụ công phù hợp với lộ trình cải cách hành chính Nhà nước và điều kiện thực tế của Việt Nam. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các ĐVSN và sửa đổi, bổ sung ở Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định về cơ chế tự chủ của ĐVSNCL. Cơ chế TCTC đã từng bước giảm thiểu sự can thiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước, tạo điều kiện cho đơn vị chủ động sử dụng nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động phân bổ nguồn tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu đối với từng lĩnh vực trên
tinh thần tiết kiện, thiết thực và hiệu quả; khuyến khích các đơn vị mở rộng hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu; tiết kiệm chi, tăng thu nhập cho người lao động.
1.4.1.2. Môi trường chính trị
Dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào thì các tổ chức, cá nhân nào cũng đều chịu ảnh hưởng bởi các quan điểm, thể chế chính trị, hệ thống quản lý vĩ mô của các tổ chức xã hội, quần chúng và các tổ chức khác. Hoạt động của các yếu tố này gây ảnh hưởng đến điều kiện hoạt động, uy tín của các đơn vị. Ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh được giữ vững được coi là một trong những tiền đề quan trong cho mọi hoạt động của đơn vị.
1.4.1.3. Môi trường kinh tế xã hội
Thực trạng của nền kinh tế, xã hội và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các hoạt động tiếp sau này của các ĐVSN nói chung và ĐVSNCT nói riêng. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị luôn cần phải quan tâm và phân tích tới các nhân tố của nền kinh tế đó là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối hoái, tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp,…
Vì các yếu tố này tương đối rộng và mức độ ảnh hưởng đến các hoạt động cũng khác nhau nên phải dự báo, đánh giá được mức độ tác động tốt hay không tốt của từng yếu tố đến hoạt động của đơn vị. Mỗi yếu tố có thể là cơ hội cũng có thể là thách thức đối với các đơn vị nên các đơn vị cần phải dự báo được sự biến động của các yếu tố này trong tương lai để xây dựng phương án hoạt động cho đơn vị mình cho phù hợp.
1.4.1.4. Cơ chế quản lý tài chính
Cơ chế quản lý tài chính là tổng thể các phương pháp, công cụ và hình thức tác động lên một hệ thống để liên kết phối hợp hành động giữa các bộ phận thành viên trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của quản
lý. Quyết định sự thành công hay thất bại trong quản lý nói chung và trong quản lý thu - chi nói riêng, đó chính là phương pháp và công cụ quản lý.
Cơ chế quản lý tài chính do Nhà nước ban hành bao gồm xây dựng nguồn thu và định mức thu, nội dung chi và định mức chi tiêu, cùng các quy định về cấp phát, kiểm tra, kiểm soát quá trình tạo lập các quỹ tài chính của đơn vị nhằm phát huy vai trò của cơ chế tự chủ tài chính. Cơ chế quản lý tài chính ĐVSNCL tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập và sử dụng nguồn tài chính, do đó ảnh hưởng đến tự chủ tài chính của đơn vị.
Tùy loại hình ĐVSNCT khác nhau sẽ có cơ chế quản lý tài chính khác nhau. Theo mức độ đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên có 03 loại ĐVSNCT đó là ĐVSNCT tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; ĐVSNCT tự bảo đảm chi thường xuyên và ĐVSNCT tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. Mức độ tự chủ của các loại hình ĐVSN này khác nhau, do đó có những quy định về cơ chế tài chính khác nhau.