Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Quản lý rủi to tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh phú thọ (Trang 50)

- Về địa điểm: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề trong phạm

vi hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng MHB chi nhánh Phú Thọ trong mối quan hệ mật thiết với các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB chi nhánh Phú Thọ và của hệ thống Ngân hàng MHB.

- Về thời gian nghiên cứu: Luận văn thu thập các thông tin, số liệu

trong khoản thời gian 4 năm liên tục từ năm 2010 đến hết năm 2014 để nghiên cứu.

43

2.7. Khung nghiên cứu áp dụng

Xây dựng khung lý thuyết về quản lý rủi ro tín dụng của NHTM Xác định mục tiêu, phƣơng pháp nghiên cứu

Thu thập tài liệu, thông tin, số liệu và xử lý số liệu Phân tích, so sánh, thống kê, mô tả để rút ra nhận xét đánh giá Tổng hợp kết quả nghiên cứu về thực trạng quản lý rủi ro tín dụng

của chi nhánh MHB Phú Thọ

Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng chi nhánh MHB Phú Thọ

44

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CƢU LONG – CHI

NHÁNH PHÚ THỌ (nay là BIDV – Chi nhánh Hùng Vƣơng)

3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long và Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu long - Chi nhánh Phú Thọ.

3.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông cửu long. Sông cửu long.

Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (viết tắt là MHB) là doanh nghiệp Nhà nƣớc hạng đặc biệt, đƣợc thành lập theo Quyết định số 769/TTg ngày 18/9/1997 của Thủ Tƣớng Chính phủ; là Ngân hàng thƣơng mại hoạt động đa năng, chuyên sâu trong lĩnh vực cho vay mua bán, xây dựng, sửa chữa nhà ở, phát triển cơ sở hạ tầng và cho vay tiêu dùng. So với các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc khác, MHB là ngân hàng mới và có tốc độ phát triển nhanh và đƣợc cổ phân hóa năm 2012, sau cổ phần hóa Nhà nƣớc nắm giữ 92% vốn.

Sau gần 17 năm hoạt động, tính đến 31/12/2014, tổng tài sản của MHB, đạt gần 47.500 tỷ đồng tăng gấp 170 lần so với ngày đầu thành lập. Hệ thống mạng lƣới cũng liên tục đƣợc mở rộng, xếp thứ 7 trong toàn bộ hệ thống ngân hàng với hơn 220 chi nhánh và các phòng giao dịch trải rộng trên 38 tỉnh thành lớn trên khắp cả nƣớc. Trong đó, hầu hết các tỉnh, các vùng trọng điểm phát triển kinh tế cả nƣớc đều có mạng lƣới MHB.

Tuy nhiên trong 05 Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc là MHB, Agribank, Vietcombank, Vietinbank và BIDV thì MHB là Ngân hàng có quy mô nhỏ nhất chỉ bằng khoảng 10% so với mức bình quân. Chính vì vậy để

45

đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành quyết định sáp nhập MHB vào BIDV(96% vốn Nhà nước), sau khi thực hiện các thủ tục bàn giao thì toàn bộ hệ thống ngân hàng MHB đã chính thức sáp nhập vào BIDV kể từ ngày 23/5/2015.

3.1.2 Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Phú Thọ(nay là BIDV – Chi nhánh Hùng Vương) nhánh Phú Thọ(nay là BIDV – Chi nhánh Hùng Vương)

3.1.2.1 Giới thiệu chung:

- Tên pháp lý: Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Phú Thọ

- Tên viết tắt: Ngân hàng MHB

- Địa chỉ trụ sở: Số 1464 – Đƣờng Hùng Vƣơng – Phƣờng Tiên Cát – Việt Trì – Phú Thọ

Chi nhánh MHB – Phú Thọ đƣợc thành lập từ tháng 12/2004, là Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh 100% vốn nhà nƣớc, đến năm 2012 hệ thống Ngân hàng MHB đƣợc cổ phần hóa và chuyển sang hoạt động theo mô hình Ngân hàng thƣơng mại cổ phần nhƣng vốn Nhà nƣớc vẫn giữ 92%, Chi nhánh Phú Thọ đƣợc đổi tên thành Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Phú Thọ.

Tháng 4/2015 hệ thống Ngân hàng MHB đƣợc sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng BIDV theo Quyết định 589/NHNN ngày 25/4/2015. Sau quá trình sáp nhập Ngân hàng MHB – Chi nhánh Phú Thọ đƣợc giữ nguyên toàn bộ trụ sở và các đơn vị trực thuộc, chuyển thành Chi nhánh cấp I trực thuộc BIDV Việt Nam và đổi tên thành BIDV – Chi nhánh Hùng Vƣơng kể từ ngày 23/5/2015 theo Quyết định số 1201/QĐ-BIDV ngày 08/5/2015.

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng MHB – Chi nhánh Phú Thọ trƣớc kia và nay là BIDV – Chi nhánh Hùng Vƣơng đƣợc giữ nguyên chức

46 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năng nhiệm vụ, thể hiện tịa Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100150619-181 cấp ngày 18/5/2015 cho BIDV – Chi nhánh Hùng Vƣơng và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0301502740026 cấp ngày 18/10/2012.

3.1.2.2 Những ngành nghề hoạt động chính

Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đƣợc cấp phép:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiên gửi khác

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và quy định của pháp luật.

- Cấp tín dụng dƣới các hình thức: Cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán…

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng

- Cung ứng các dịch vụ và phƣơng tiện thanh toán - Mua bán ngoại tệ, bảo quản vật có giá.

- Quản lý Ngân quỹ.

- Tài trợ các hoạt động Chính phủ: Cho vay theo chỉ định của Chính phủ. - Cung cấp các dịch vụ tƣ vấn và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng khác.

3.1.2.3. Cơ cấu tổ chức.

MHB Chi nhánh Phú Thọ đƣợc tổ chức thành 5 Phòng nghiệp vụ và 8 PGD dƣới sự điều hành trực tiếp của Ban giám đốc theo mô hình nhƣ sau:

47

pHp

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức các Phòng ban của MHB Chi nhánh Phú Thọ

- Chi nhánh MHB Phú Thọ hiện có 81 cán bộ, gồm:

+ Ban Giám đốc: 02 + Trƣởng phó phòng: 14 + Nhân viên:65

- Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh có nhiệm vụ:

+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh, tham mƣu Ban Giám đốc chi nhánh trong việc mở rộng và phát triển sản phẩm mới theo yêu cầu thị trƣờng; Đề ra các chƣơng trình tiếp thị tín dụng phù hợp với chính sách tín dụng của đơn vị trong từng thời kỳ; GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG QLRR& HTKD PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG TC-KT PHÒNG BÁN LẺ PGD VIỆT TRÌ PGD PHÙ NINH PGD NÔNG TRANG PGD THỌ SƠN PGD TÂN DÂN PGD VÂN CƠ PGD ĐOAN HÙNG PGD THANH SƠN

48

+ Hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay đúng quy trình nghiệp vụ, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc và hƣớng dẫn của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long; trình Giám đốc chi nhánh duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng

+ Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát theo quy trình nghiệp vụ tín dụng. Đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn, quá hạn, đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn.

+ Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, tái bảo lãnh, vay vốn đầu tƣ phát triển theo các quy định của Nhà nƣớc, Ngân hàng Nhà nƣớc và hƣớng dẫn của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

+ Thực hiện công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. Lập các báo cáo thống kê theo quy định.

- Phòng Hành chính nhân sự:

+ Tổ chức việc thực hiện các qui hoạch cán bộ, quản lý nhân sự, chi trả lƣơng cho ngƣời lao động, đào tạo nhân viên, thực hiện chính sánh cán bộ và công tác thi đua khen thƣởng.

+ Lập kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động và tổ chức thực hiện theo kế hoạch đƣợc duyệt.

+ Thực hiện công tác văn thƣ, hành chính, quản trị.

+ Lập các báo cáo về công tác cán bộ, lao động, tiền lƣơng và công tác hành chính, quản trị theo qui định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng quản lý rủi ro và Hỗ trợ kinh doanh

+ Đầu mối tham mƣu và triển khai các chính sách về quản lý rủi ro tín dụng + Thẩm định các khoản vay vƣợt mức theo quy định; tái thẩm định theo chỉ đạo của Ban Giám đốc chi nhánh;

+ Lập báo cáo Kiểm soát tín dụng nội bộ, tổng hợp: báo cáo phân nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro;

49

+ Tham gia vào việc giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh; Tham gia quá trình khởi kiện các khoản nợ quá hạn khó thu hồi nếu đƣợc ủy quyền

+ Hỗ trợ việc công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định về đảm bảo tiền vay;

+ Xem xét, nhận diện các rủi ro tín dụng; đƣa ra các thông tin cảnh báo nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn - hiệu quả;

+ Quản lý và đảm bảo việc tuân thủ chính sách tín dụng đã đƣợc phê duyệt trong từng thời kỳ;

- Phòng Kế toán ngân quỹ có nhiệm vụ:

+ Thực hiện công tác hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản tai chi nhánh; báo cáo các hoạt động kinh tế – tài chính theo quy định của nhà nƣớc, theo chế độ thông tin báo cáo của Ngân hàng nhà nƣớc và của Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Phú Thọ.

+ Hƣớng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, chi trả kiều hối…

+ Tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nƣớc và nƣớc ngoài thông qua hệ thống Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng nhà nƣớc và các hệ thống khác khi cần thiết.

+ Tổ chức việc thu, chi tiền mặt, xuất, nhập ấn chỉ có giá, bảo quản an toàn tiền mặt, tài sản của ngân hàng và của khách hàng theo qui định của ngân hàng và của ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng sông Cửu Long.

Phòng Nguồn vốn.

+ Tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị trƣờng để xây dựng kế hoạch huy động vốn cho chi nhánh phù hợp với định hƣớng hoạt động của MHB;

50

+ Tổ chức thực hiện công tác huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhằm tạo điều kiện luân chuyển vốn nhanh chóng, phục vụ kịp thời cho hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn khả năng thanh toán cho chi nhánh.

+ Khảo sát và thu thập thông tin trên địa bàn, tính toán và đề xuất cho Giám đốc chi nhánh ban hành mức lãi suất huy động vốn phù hợp, đảm bảo hiệu quả hoạt động của chi nhánh và tuân thủ các quy định của Ngân hàng MHB;

+ Tổ chức triển khai và phát triển thẻ tại chi nhánh, tham mƣu cho Ban Giám đốc về quy trình, cơ chế hoạt động và nhu cầu liên quan đến thẻ trong phạm vi quyền hạn của chi nhánh;

+ Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng;

- Các phòng giao dịch:

Là đơn vị kinh tế phụ thuộc, hạch toán báo sổ, có con dấu riêng, có bảng cân đối kế toán, hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch theo sự phân cấp uỷ quyền của Giám đốc MHB CN Phú Thọ.

- Phòng bán lẻ:

+ Chịu trách nhiệm tham mƣu, tƣ vấn và triển khai toàn bộ các sản phẩm bán lẻ nhƣng không trực tiếp cho vay.

+ Thu thập thông tin thị trƣờng, phối hợp các bộ phận khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chính sách khách hàng và phát triển sản phẩm bán lẻ mới tại đơn vị

+ Chăm sóc khách hàng theo chƣơng trình của hệ thống và của Chi nhánh

3.2. Tình hình hoạt động Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu long - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ giai Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu long - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 – 2014(nay là BIDV – Chi nhánh Hùng Vƣơng)

3.2.1. Khái quát kết quả hoạt động

Kinh tế - Xã hội trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ duy trì ổn định và phát triển; GDP tăng trƣởng khá, trên 8%/năm. Các cấp, các ngành chủ động và

51 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phối hợp đồng bộ để triển khai thực hiện nhiều Nghị quyết, Quyết định, kế hoạch của Chính phủ, UBND tỉnh nhƣ: Nghị quyết số 11 của Chính Phủ, kế hoạch số 515 của UBND tỉnh về các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội … Nhìn chung, đời sống nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện; an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đảm bảo ổn định. Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, kinh tế - xã hội của tỉnh còn gặp khó khăn, thách thức, do chịu tác động sâu sắc của biến động kinh tế trong nƣớc và thế giới; lạm phát tăng cao và thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Mặt khác, nền kinh tế của tỉnh phát triển chƣa vững chắc, chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng; cơ cấu nội bộ ngành và cơ cấu lao động chuyển dịch còn chậm...đã tác động và ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Hoạt động Ngành ngân hàng trong giai đoạn vừa quan tập trung vào việc thực hiện một số chính sách, chỉ thị của Chính Phủ, NHNN nhƣ: chính sách Hỗ trợ lãi suất theo các Quyết định nhƣ QĐ số 131/QĐ-TTg, QĐ số 443/QĐ-TTg; QĐ số 497/QĐ-TTg của Chính Phủ; Nghị Quyết 01 của Ban chấp hạnh TW Đảng về ổn định hoạt động của thống Ngân hàng, Đề án tái cơ cấu 01 của Ngân hàng Nhà nƣớc giai đoạn 2011 -2015, góp phần thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ, của Tỉnh về bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội....

Dƣới những tác động rất lớn của tình hình kinh tế xã hội, ảnh hƣởng của môi trƣờng cạnh tranh ngày càng cao. Tuy nhiên thời gian vừa qua MHB CN Phú Thọ đã đạt đƣợc một số kết quả đáng ghi nhận sau đây

3.2.1.1. Hoạt động huy động vốn.

Trong giai đoạn vừa qua, hoạt động nguồn vốn của MHB CN Phú Thọ luôn tăng trƣởng mạnh. Nghiệp vụ huy động vốn tại chi nhánh cũng rất đa dạng dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ: nhận gửi tiết kiệm của cá nhân, tổ

52

chức với nhiều kỳ hạn từ 1 tuần đến 36 tháng, trả lãi sau hoặc trả theo tháng; phát hành giấy tờ có giá.

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại CN Phú Thọ

(Đơn vị: Tỷ đồng)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010- 2014)

Công tác quản lý và sử dụng vốn của Chi nhánh đƣợc thực hiện theo phƣơng châm an toàn và hiệu quả nhằm vừa đảm bảo khả năng sinh lời vừa đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng.

Theo kỳ hạn: nguồn vốn huy động của chi nhánh kỳ hạn dƣới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn.

Theo loại tiền tệ: tiền gửi bằng VND qua các năm đều chiếm tỷ trọng lớn hơn tiền gửi bằng ngoại tệ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng vốn huy động tại CN 758 964 1.284 1.554 2.041

-Theo nguồn huy động

+Từ tổ chức 131 140 260 359 415

+Từ dân cƣ 627 724 1024 1.195 1.626

-Theo kỳ hạn

+ Dƣới 12 tháng. 359 500 807 1.100 1.621

+ Trên 12 tháng. 268 324 477 454 420

-Theo loại tiền

+ Việt Nam đồng 433 507 654 1195 1626

53

3.2.1.2. Về hoạt động tín dụng.

Qua 10 năm hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nhờ những cố gắng nỗ lực của bản thân và sự ủng hộ từ phía khách hàng và của cả hệ thống, hoạt động của chi nhánh nói chung và hoạt động tín dụng của Chi nhánh nói riêng đã đạt đƣợc những thành tựu đáng khích lệ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý rủi to tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh phú thọ (Trang 50)