Rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu Quản lý rủi to tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh phú thọ (Trang 30)

1.2.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là khả năng mà một ngƣời

đi vay hoặc một đối tác không thực hiện đƣợc nghĩa vụ của họ theo đúng các điều kiện đã thỏa thuận.

Rủi ro trong hoạt động tín dụng là điều khó tránh khỏi, nó tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại của hoạt động tín dụng

Căn cứ vào khoản 01 Điều 3 của Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/3/2013 về Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo

cam kết

- Về mặt lƣợng: Rủi ro tín dụng đƣợc phản ánh bằng chính số tiền quá hạn, số tiền trả nợ sai cam kết của ngƣời vay với Ngân hàn.

- Về mặt định tính: Rủi ro tín dụng có quan hệ ngƣợc chiều với chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng, chất lƣợng tín dụng càng cao thì rủi ro tín dụng càng thấp và ngƣợc lại. Khi rủi ro tín dụng cao thì hiệu quả kinh doanh sẽ thấp đi, thậm chí thua lỗ.

1.2.3.2. Đặc điểm của rủi ro tín dụng

- Rủi ro tín dụng có tính tất yếu: Nhƣ phân tích ở trên quan hệ tín dụng là dựa trên nền tảng ban đầu là lòng tin. Ngân hàng tin tƣởng khách hàng dựa trên cơ sở uy tín của khách hàng, tính khả thi của phƣơng án sử dụng vốn, đánh giá năng lực trả nợ của khách hàng, khả năng chấp nhận rủi ro của Ngân hàng... có thể việc khi cho vay thì Ngân hàng thì việc nợ hoàn toàn

23

dựa vào các khả năng của tƣơng lai của ngƣời vay. Trong khi đó tƣơng lai chỉ có thể dự đoán đƣợc xu hƣớng, không thể biết trƣớc hoàn toàn do vậy tiềm ẩn rủi ro là tất yếu.

- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Rủi ro xảy ra sau khi Ngân hàng giải ngân cho khách hàng và trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay. Do tình trạng thông tin bất cân xứng nên thông thƣờng Ngân hàng ở vào thế bị động, thƣờng biết thông tin muộn hoặc thông tin thiếu chính xác về những khó khăn thất bại, những rủi ro của khách hàng do đó đƣa ra biện pháp giải quyết chậm trễ.

- Rủi ro tín dụng có tính đa dạng và phức tạp: Đặc điểm này thể hiện ở sự đa dạng về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, cũng nhƣ những diễn biến phức tạp khó lƣờng và hậu quả của rủi ro tín dụng thƣờng tiên lƣợng một cách chính xác.

1.2.3.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng

Nhận biết đƣợc nguyên nhân của rủi ro tín dụng là yếu tố cốt lõi để từ đó có chính sách quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả

1.2.3.3.1. Nguyên nhân thuộc về ngân hàng.

- Do yếu kém trọng công tác quản lý điều hành

Trong một tổ chức, yếu tố con ngƣời đóng vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động. Nhiều nhà quản lý chƣa đủ năng lực điều hành, không cập nhật kịp diễn biến phức tạp của thị trƣờng, thiếu kỹ năng, trình độ chuyên môn không cơ bản dẫn đến công tác quản lý điều hành kém hiệu quả và là nguyên nhân dẫn đến tiềm ẩn rủi ro tín dụng, thể hiện ở một số nội dung sau:

+ Ngân hàng không đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng… dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phƣơng án xin vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phƣơng án kinh doanh của khách hàng.

24

+ Sự nới lỏng trong quá trình giám sát trong và sau khi cho vay nên không phát hiện kịp thời hiện tƣợng sử dụng vốn sai mục đích.

+ Sai lầm trong chính sách quản lý rủi ro, quá tin tƣởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay.

+ Chạy theo số lƣợng (hoặc theo kế hoạch) mà sao nhãng việc coi trọng chất lƣợng khoản vay, quá lạc quan và tin tƣởng vào sự thành công của phƣơng án kinh doanh của khách hàng dẫn đến tăng trƣởng nóng.

+ Ngân hàng thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm địa phƣơng khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ.

- Do một số cán bộ tín dụng (CBTD) ngân hàng bị xuống cấp về đạo đức nghề nghiệp, tư lợi cá nhân.

Nếu trong quá trình thẩm định, phối hợp giải quyết hồ sơ vay mà cán bộ ngân hàng cấu kết với khách hàng để xảy ra những tiêu cực trong cho vay thì rủi ro đối với khoản vay đó là rất cao. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy không phải do trình độ năng lực yếu kém mà do đạo đức nghề nghiệp xuống cấp, vì tƣ lợi cá nhân nên dù quy chế cho vay, quy trình cho vay có chặt chẽ đến đâu họ vẫn tìm kiếm kẽ hở để lợi dụng, tìm cách để vi phạm dù có rủi ro xảy ra. Hiện nay nhiều vụ việc thất thoát trong cho vay lên đến hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ và đã trở thành các đại án của cả nƣớc, phần lớn đều liên quan đến cán bộ ngân hàng phối hợp với khách hàng làm khống hồ sơ hoặc thiếu trách nhiệm trong thẩm định hồ sơ vay.

- Rủi ro do quy trình ngiệp vụ chưa đầy đủ hoặc không đồng bộ.

Hiện nay các Ngân hàng đều có bộ quy trình nghiệp vụ tƣơng đối đầy đủ, phù hợp với luật pháp và nền kinh tế thị trƣờng và thông lệ quốc tế. Tuy

25

nhiên gắn liền với quy trình nghiệp vụ là việc bố trí sắp xếp nguồn lực con ngƣời phù hợp, cơ cấu tổ chức đảm bảo vận hành quy trình đúng và đầy đủ, đảm bảo nguyên tắc giám sát nội bộ trong quá trình giải quyết. Mặt khác diễn biến kinh tế xã hội là luôn luôn vận động, các chính sách không ngừng đƣợc ban hành và hoàn thiện, do vậy để cập nhập và thích ứng với sự thay đổi đó quy trình nghiệp vụ phải thƣờng xuyên đƣợc rà soát để hạn chế các rủi ro.

1.2.3.3.2. Nguyên nhân thuộc về phía khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay. - Năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tƣ nhiều lĩnh vực vƣợt quá khả năng quản lý.

- Khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng dƣới một danh nghĩa hay nhiều thực thể khác nhau nên thiếu sự phân tích trên tổng thể, khó theo dõi đƣợc dòng tiền dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền.

- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch. Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ta, thói quen ghi chép đầy đủ chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chƣa đƣợc các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực.

- Chƣa thực sự thay đổi quan điểm, còn xem vốn ngân hàng là vốn nhà nƣớc nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thì ngân hàng chịu, ngân hàng thua lỗ thì nhà nƣớc chịu.

1.2.3.3.3. Nguyên nhân khách quan khác

- Sự thay đổi của môi trƣờng tự nhiên nhƣ: thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây ra tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh.

- Sự biến động quá nhanh và không dự đoán đƣợc của thị trƣờng thế giới. Bởi vì nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông

26

nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công… vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thƣơng khi thị trƣờng thế giới biến động xấu

- Sự tấn công của hàng nhập lậu. Với hàng trăm km bở biển cùng địa hình địa lý phức tạp và tình hình nghèo khó của dân cƣ vùng biên giới, cuộc chiến đấu với hàng nhập lậu đã kéo dài dai dẳng từ rất nhiều năm qua mà kết quả vẫn tràn lan tại các thành phố lơn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nƣớc và các ngân hàng đầu tƣ vốn cho các doanh nghiệp này.

- Rủi ro môi trƣờng pháp lý chƣa thuận lợi và sự kém hiệu quản của cơ quan pháp luật cấp địa phƣơng trong việc triển khai.

- Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chƣa hiệu quả của Ngân hàng Nhà nƣớc; vai trò kiểm toán chƣa đƣợc phát huy và hệ thống thông tin chƣa đƣợc tổ chức một cách hữu hiệu; thanh tra tại chỗ vẫn là phƣơng pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trƣờng tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu;…

- Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập. Hiện nay, trung tâm tín dụng ngân hàng (CIC) của ngân hàng nhà nƣớc đã hoạt động hơn một thập niên và đã đƣợc những kết quả bƣớc đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin tín dụng. Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu tra cứu thông tin.

- Sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào tăng làm ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ.

1.2.3.4. Vai trò và ảnh hưởng của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng có ảnh hƣởng nặng nề đến các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng. Khi ngƣời vay gặp rủi ro tín dụng họ đối mặt với việc mất khả năng chi trả, thậm chí phá sản. Với Ngân hàng khi xảy ra rủi ro tín dụng dẫn đến doanh thu giảm trong khi chi phí dự phòng, chi phí xử lý nợ tăng lên, hiệu quả

27

kinh doanh giảm đi, có thể dẫn đến thua lỗ. Ngân hàng không thu đƣợc gốc, lãi nhƣng vẫn phải trả lãi và gốc cho ngƣời gửi tiền, việc này nếu kéo dài hoặc quy mô lớn sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán, làm mất lòng tin của ngƣời gửi tiền. Nếu tâm lý mất lòng tin lan rộng sẽ dẫn đến ngƣời dân rút tiền ồ ạt và gây ra rủi ro cho cả hệ thống Ngân hàng, hậu quả sẽ vô cùng khủng khiếp và khó lƣờng cho cả nền kinh tế xã hội.

1.3. Quản lý rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng TMCP thƣơng mại

1.3.1. Khái niệm

Từ những nội dung trên về rủi ro tín dụng có thể thấy để một Ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất định phải thực hiệu quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả. Việc quản lý rủi ro tín dụng trƣớc hết phải xuất phát từ nhận thức và có cách tiếp cận đúng đắn về rủi ro tín dụng. Nhận diện đƣợc các rủi ro tín dụng, xác định đƣợc nguyên nhân từ có có giải pháp phòng ngừa và giải quyết các rủi ro tín dụng xảy ra, đồng thời không ngừng cập nhật và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, hay nói cách khác Ngân hàng phải sống cùng rủi ro tín dụng.

Từ cách tiếp cận ấy có thể khái niệm “Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình Ngân hàng chủ động nhận diện, phân tích, đo lường và đánh giá các rủi ro tín dụng tiềm ẩn, từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa, quản lý hoạt động tín dụng nhằm kiểm soát được rủi ro, đạt được hiệu quả kinh doanh mong muốn trong môi trường kinh doanh không ngừng biến động”

1.3.2. Đặc điểm của Quản lý rủi ro tín dụng

Nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng mang những đặc điểm của rủi ro tín dụng.

Một là, quản lý rủi ro tín dụng là nhiệm vụ tất yếu: Do rủi ro tín dụng là tất yêu không thể tránh khỏi, một ngân hàng thƣơng mại không thể kinh doanh mà không có rủi ro, hay nói cách khác Ngân hàng phải sống cùng rủi ro tín dụng, vì vậy công việc quản lý rủi ro tín dụng là nhiệm vụ tất yếu của mỗi Ngan hàng, đảm bảo cho Ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh.

28

Hai là, quản lý rủi ro có tính phức tạp và đa dạng: Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng khá nhiều, diễn biến của rủi ro tín dụng cũng rất phức tạp, vì vậy các biện pháp trong quản lý rủi ro tín dụng cũng rất đa dạng và đó là một công việc có tính phức tạp cao.

Ba là, quản lý rủi ro tín dụng gắn liền với quy trình cho vay: Thông

thƣờng khi Ngân hàng cho vay phải trải qua quá trình tiếp cận, thẩm định, quyết định cho vay và giải ngân, sau một thời gian mới thu hồi vốn. Tùy thời gian cho vay mà quá trình đó có thể là ngắn hạn hoặc trung dài hạn. Trong suốt quá trình đó, luôn tiềm ẩn rủi ro tín dụng, do vậy công tác quản lý rủi ro tín dụng gắn liền với quy trình cho vay của Ngân hàng.

1.3.3. Vai trò của Quản lý rủi ro tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro, giảm thiệt hại cho ngân hàng.

Rủi ro tín dụng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng. Việc quản lý tốt và kiểm soát đƣợc rủi ro nhƣ mức mong muốn sẽ giúp cho Ngân hàng chủ động trong kinh doanh, chất lƣợng tín dụng đƣợc chủ động kiểm soát. Khi rủi ro thấp thì khả năng Ngân hàng bị thiệt hại sẽ đƣợc giảm thiểu.

- Tạo sự an toàn, môi trường ổn định trong kinh doanh

Thực tế cho thấy nếu rủi ro tín dụng tăng cao và không đƣợc kiểm soát hiệu quả sẽ gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động của Ngân hàng. Trong giai đoạn 2011 – 2015 nợ xấu của hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam tăng cao, đã có lúc lên hơn 10% dƣ nợ, buộc Ngân hàng Nhà nƣớc đã phải xây dựng đề án tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng. Đến nay sau 05 năm thực hiện tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng mới lấy lại sự ổn định, nợ xấu kiểm soát dƣới 3% và quan trọng hơn đã tạo ra môi trƣờng ổn định và an toàn trong kinh doanh.

29

- Nâng cao lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng

Rủi ro tín dụng có mối tƣơng quan tới các rủi ro khác của Ngân hàng, do vậy là một thƣớc đo để xếp hạng chất lƣợng và năng lực cạnh tranh của một Ngân hàng. Vì vậy nếu quản lý rủi ro tín dụng tốt sẽ có điểm xếp hạng cao hơn. Bên cạnh đó nếu rủi ro tín dụng thấp thì chi phí sử dụng vốn sẽ đƣợc giảm thiểu do giảm bớt đƣợc chi phí trích lập dự phòng và chi phí xử lý nợ, điều đó giúp cho Ngân hàng có thể cho vay với lãi suất cạnh tranh hơn, có thêm nguồn lực đầu tƣ vào các hoạt động khác, gia tăng năng lực cạnh tranh.

1.3.4. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng

1.3.4.1. Nhận diện rủi ro tín dụng

Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục có hệ thống nhằm theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trƣờng hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng rủi ro tín dụng, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro trong từng thời kỳ và dự báo đƣợc những nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến rủi ro tín dụng.

Để nhận dạng đƣợc nhà quản lý phải thống kê tất cả các các dạng rủi ro tín dụng đã, đang và sẽ có thể xảy ra trong tƣơng lai. Các phƣơng pháp cơ bản đó là: Lập bảng câu hỏi nghiên cứu, thống kê và phân tích dữ liệu từ các hồ sơ tín dụng, trong đó đặc biệt quan tâm đến các hồ sơ có vấn đề, xây dựng danh mục các dấu hiệu nhận biết để cảnh báo các hồ sơ tiềm ẩn rủi ro.

1.3.4.2. Đánh giá rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi to tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh phú thọ (Trang 30)