Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO

Một phần của tài liệu Vai trò của doanh nghiệp việt nam trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (Trang 30 - 33)

Một cơ quan giải quyết tranh chấp hiệu quả là yếu tố quyết định đối với hoạt động của một tổ chức đƣợc vận hành trên cơ sở các luật chơi đƣợc thoả thuận trƣớc. Cơ sở pháp lý của Cơ quan giải quyết tranh chấp hiện nay của WTO là Thoả thuận về giải quyết tranh chấp của WTO (DSU) và cơ chế này đƣợc xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển án lệ của GATT 1947 dựa trên

Điều XXII và XXIII của Hiệp định GATT 1947.

Xét về chức năng thì Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO là một loại cơ quan tài phán quốc tế theo nghĩa là một cơ quan có thẩm quyền đƣa ra những quyết định có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên tranh chấp. Khác với Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) nơi mà các quốc gia có toàn quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận thẩm quyền tài phán của ICJ, thì tại WTO tất cả các thành viên đều phải chấp nhận quyền tài phán của Cơ quan giải quyết tranh chấp.

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO đƣợc thực hiện bởi các cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan có những chức năng riêng biệt, tạo nên tính độc lập trong hoạt động điều tra và thông qua các quyết định trong cơ chế này. Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO có 2 cấp gồm Ban hội thẩm (Panel) và Cơ quan phúc thẩm (Appellate Body). DSB không trực tiếp tham gia vào quá trình xét xử tranh chấp mà chỉ là nơi đƣa ra quyết định chính trị trong giải quyết tranh chấp tại WTO. Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm giữ vai trò là các thiết chế pháp lý để đánh giá các khía cạnh pháp lý của vụ tranh chấp.

Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB)

DSB chính là Đại hội đồng của WTO, cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Tổ chức này trong thời gian giữa các Hội nghị Bộ trƣởng. Tất cả các thành viên của WTO đƣơng nhiên cũng là thành viên của DSB và có quyền tham dự vào tất cả các hoạt động của DSB. Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO thì những chức năng chính thức quan trọng nhất thuộc về DSB.

DSB có quyền thành lập Ban hội thẩm, thông qua báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm, duy trì giám sát việc thực hiện các phán quyết và khuyến nghị, cho phép tạm hoãn những ƣu đãi và các nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan, cho phép đình chỉ thực hiện các nghĩa vụ và nhƣợng bộ (trả đũa). Tuy nhiên, DSB chỉ là cơ quan thông qua quyết định chứ không trực tiếp thực hiện việc xem xét giải quyết tranh chấp.

DSB có một Chủ tịch riêng và đƣợc hỗ trợ bởi Ban thƣ kí WTO trong quá trình giải quyết tranh chấp. DSB sẽ nhóm họp khi cần thiết dể thực hiện các chức năng trên. Thông thƣờng, DSB sẽ họp mỗi tháng một lần, trừ trƣờng hợp cần thiết phải tổ chức các cuộc họp đặc biệt.

Mọi quyết định của DSB đƣợc thông qua theo nguyên tắc đồng thuận (consensus). Tuy nhiên điểm đặc biệt của nguyên tắc đồng thuận của DSB là ở chỗ nguyên tắc này đƣợc thực hiện theo chiều ngƣợc lại với nguyên tắc đồng thuận thông thƣờng, cụ thể là quyết định sẽ đƣợc coi là thông qua trừ khi có một sự đồng thuận không thông qua quyết định này. Điều này đồng nghĩa với việc các quyết định của DSB hầu nhƣ đƣợc thông qua tự động vì khó có thể có một quyết định có thể bị bỏ phiếu chống bởi tất cả các thành viên DSB. Nguyên tắc "reverse consensus" (tạm dịch là đồng thuận ngƣợc chiều) này là một trong những điểm đặc biệt nhất giữa WTO và các tổ chức quốc tế khác. Nguyên tắc này khắc phục đƣợc nhƣợc điểm cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong GATT – 1947, nơi áp dụng nguyên tắc đồng thuận truyền thống - mọi quyết định chỉ đƣợc thông qua khi tất cả các thành viên bỏ phiếu thông qua (mỗi thành viên đều có quyền phủ quyết quyết định) – một rào cản trong việc thông qua các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp.

Nguyên tắc trên đã dẫn đến một hệ quả pháp lý cực kỳ quan trọng trong đó là mọi quyết định của WTO hầu nhƣ chắc chắn đƣợc thông qua một khi cơ quan có thẩm quyền khuyến nghị việc thông qua đệ trình dự thảo quyết định ra trƣớc tất cả các thành viên. Nói cách khác, việc DSB quyết định các vấn đề trên cơ sở đồng thuận ngƣợc chiều làm ảnh hƣởng của DSB đối với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có phần hạn chế. Tuy nhiên, sự tham gia của DSB trong từng giai đoạn của thủ tục giải quyết

tranh chấp tại WTO sẽ giúp các nƣớc thành viên WTO nắm bắt thông tin về tình hình giải quyết tranh chấp, đồng thời tạo diễn đàn chính trị để các nƣớc thành viên trao đổi khi nảy sinh vấn đề liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

Ban hội thẩm (Panel)

Ban hội thẩm bao gồm từ ba đến năm thành viên, đƣợc DSB quyết đinh thành lập với từng nhiệm vụ tranh chấp cụ thể và chấm dứt tồn tại sau khi đã thực hiện xong nhiệm vụ. Ban hội thẩm có nhiệm vụ xem xét một vấn đề cụ thể bị tranh chấp trên cơ sở các qui định WTO đƣợc quốc gia nguyên đơn viện dẫn.

Kết quả công việc của Ban hội thẩm là một báo cáo trình DSB thông qua, giúp DSB đƣa ra các khuyến nghị đối với các Bên tranh chấp. Trên thực tế thì đây là cơ quan trực tiếp giải quyết tranh chấp mặc dù không nắm quyền quyết định (vì với nguyên tắc đồng thuận phủ quyết mọi vấn đề về giải quyết tranh chấp khi đã đƣa ra trƣớc DSB đều đƣợc “tự động” thông qua).

Các thành viên Ban hội thẩm đƣợc lựa chọn trong số các quan chức chính phủ hoặc các chuyên gia phi chính phủ không có quốc tịch của một Bên tranh chấp hoặc của một nƣớc cùng là thành viên trong một Liên minh thuế quan hoặc Thị trƣờng chung với một trong các nƣớc tranh chấp. Ban hội thẩm hoạt động độc lập, không chịu sự giám sát của bất kỳ quốc gia nào.

Cơ quan phúc thẩm (SAB)

Cơ quan Phúc thẩm là một thiết chế mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, cho phép báo cáo của Ban hội thẩm đƣợc xem xét lại (khi có yêu cầu), đảm bảo tính đúng đắn của báo cáo giải quyết tranh chấp. Sự ra đời của cơ quan này cũng cho thấy rõ hơn tính chất xét xử của thủ tục giải quyết tranh chấp mới.

SAB gồm bảy thành viên do DSB bổ nhiệm với nhiệm kỳ bốn năm (có thể đƣợc bầu lại một lần). Các thành viên SAB đƣợc lựa chọn trong số những nhân vật có uy tín và có chuyên môn đƣợc công nhận trong lĩnh vực luật pháp, thƣơng mại quốc tế và trong những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của các hiệp định liên quan. Tuy nhiên, việc xét xử phúc thẩm trong từng vụ việc chỉ do ba thành viên SAB thực hiện một cách độc lập.

Khi giải quyết vấn đề tranh chấp, SAB chỉ xem xét lại các khía cạnh pháp lý và giải thích pháp luật trong Báo cáo của Ban hội thẩm chứ không điều tra lại các yếu tố thực tiễn của tranh chấp. Kết quả làm việc của SAB là một báo cáo trong đó Cơ quan này có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc đảo ngƣợc lại các kết luận trong báo cáo của Ban hội thẩm. Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm đƣợc thông qua tại DSB và không thể bị phản đối hay khiếu nại tiếp.

Một phần của tài liệu Vai trò của doanh nghiệp việt nam trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (Trang 30 - 33)