Thông qua bảng 4.2 về các khoản mục chi phí của CTC ta thấy đƣợc tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí cụ thể và các tỷ trọng này thay đổi liên tục qua các năm theo chiều hƣớng khác nhau, trong đó tỷ trọng giá vốn hàng bán trên tổng chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản chi phí còn lại. Ngoài ra, chi phí bán hàng cũng chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao so với các loại chi phí còn lại thì chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp hơn trong tổng chi phí của Công ty.
Năm 2010: Chi phí Công ty nghiêng về giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, với tỷ lệ giá vốn hàng bán 66,62% trên tổng chi phí, chi phí bán hàng chiếm 25,13% trên tổng chi phí, chi phí tài chí 2,12% và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 4,47%, chi phí thu nhập doanh nghiệp 1,4% trên tổng chi phí, còn lại chi phí khác không làm thay đổi cơ cấu chi phí. Năm 2011 chi phí giá vốn hàng bán 64,16% và chi phí bán hàng tăng lên so với năm 2010 là 25,91% . Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí thuế thu nhập cũng tăng lên với tỷ lệ là 5,93% và 1, 96%. Chi phí khác xuất hiện với một khoản tƣơng đối nhỏ là 0,37% so với tổng chi phí. Đến năm 2012 tổng chi phí đã giảm xuống so với năm 2011, nhƣng giá vốn hàng bán với tỷ trọng là 67,07% vẫn tăng cao so với hai năm trƣớc đây, các khoản chi phí còn lại hầu hết đều giảm, những cũng có ảnh hƣởng đến tổng chi phí.
Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hằng năm của Công ty. Điều này cho thấy giá vốn hàng bán là một chi phí quan trọng quyết định đến lợi nhuận của Công ty. Năm 2011, giá vốn hàng bán là 28.879 triệu đồng giảm mạnh so với năm 2010 một khoảng 1.308 triệu đồng, tƣơng đƣơng với mức giảm là 4,33%. Nguyên nhân dẫn đến giá vốn trong năm giảm là do trong năm 2010 Xí nghiệp I của Công ty đã chủ động đƣợc nguồn hàng thông qua việc ký hợp đồng mua heo thịt từ hai Công ty Nông Nghiệp Cờ Đỏ và Nông Nghiệp Sông Hậu, thời hạn hợp đồng đến hết năm 2011 đã góp phần đảm bảo nguồn cung ổn định. Bên cạnh đó, Xí nghiệp II cũng đảm bảo đƣợc nguồn cung vì nguồn cung của đơn vị luôn dồi dào từ các chủ ghe/tàu cá từ Kiên Giang và An Giang…, đã ký kết với gần 10 bạn hàng cung ứng nên đảm bảo đƣợc nguồn cung theo kế hoạch.
Năm 2012, giá vốn hàng bán là 30.516 triệu đồng tăng 5,67% so với năm 2011, nguyên nhân chủ yếu là do chịu tác động đáng kể của của khoản mục chi phí đầu vào nhƣ: nguyên liệu đầu vào tăng lên do Xí nghiệp I hết hợp đồng ký kết mua nguyên liệu vào năm 2011. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển, kiểm dịch, xử lý chất thải, chất thải rắn,… đều tăng cao.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến giá vốn hàng bán tăng tùy thuộc vào sản lƣợng tiêu thụ. Lƣợng tiêu thụ thực phẩm từ cá – thịt trong năm 2012 giảm do chịu ảnh hƣởng của tình hình lạm phát. Tuy đây là nguồn thực phẩm thiết yếu cho bữa ăn hằng ngày nên vẫn đƣợc ngƣời tiêu dùng lựa chọn, nhƣng số lƣợng tiêu thụ đã giảm đi nhiều. Đây cũng là nhân tố mà Công ty khó có thể chủ động đƣợc vì do nhu cầu mua các sản phẩm nhiều ít, nguồn hàng hóa đầu vào không ổn định, nó còn phụ thuộc vào sự biến động chung của thị trƣờng…
Riêng tình hình 6 tháng đầu năm 2013, cũng cho thấy giá vốn hàng bán vẫn tăng 4,04% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Do ảnh hƣởng chung của suy thoái thế giới, tình hình trong nƣớc cũng diễn biến phức tạp, bên cạnh việc Chính phủ kiềm chế lạm phát, thắt chặt tín dụng, hạn chế chi tiêu,…làm giá cả tăng sức mua xã hội giảm, ảnh hƣởng các khoản chi phí của doanh nghiệp ngày càng tăng.
Do đó, công ty cần có biện pháp kiểm soát giá vốn hàng bán chặt chẽ về đầu vào về giá cả và tính toán chi phí hợp lý để không làm tăng cao chi phí này làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Công ty..
Chi phí bán hàng năm 2012 tăng là do Công ty tồn tại trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh nên không tranh khỏi áp lực của các đối thủ cạnh tranh, để tồn tại và phát triển Công ty đã có nhiều biện pháp thu hút và giữ chân khách hàng bằng cách đẩy mạnh việc quảng cáo, khuyến mãi, tăng cƣờng tiếp thị…là nguyên nhân dẫn đến chi phí bán hàng tăng lên trong năm 2012.
Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao trong tổng chi phí. Vì chi phí này bao gồm toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra nhằm duy trì tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động chung của toàn bộ doanh nghiệp, chi phí tiền lƣơng nhân viên quản lý, bảo hiểm, chi phí điện nƣớc, chi phí điện thoại… Tất cả các chi phí này đều có chiều hƣớng biến động tăng khá mạnh bởi lạm phát xảy ra vào năm 2008 đến 2010 vẫn còn bị ảnh hƣởng. Đời sống vật chất ngày càng tăng, mức sống ngƣời dân cũng tăng lên, giá cả các mặt hàng tiêu dùng cũng tăng cao. Vì vậy, Công ty muốn nhân viên của mình làm việc năng động hơn, có hiệu quả hơn thì việc tăng lƣơng nhằm kích thích đội ngũ nhân viên hoạt động hăng say và tốt hơn, tạo sự gắn kết lâu dài, bền vững, kích thích khả năng lao động sáng tạo, nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên. Do đó, phần chi phí về tiền lƣơng nhân viên cũng đã tăng lên rất nhiều so với trƣớc đây.