Định hƣớng phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thương nghiệp tổng hợp cần thơ (Trang 32)

3.4.1 Những điểm mạnh

Xác định đƣợc thực phẩm là ngành kinh doanh mũi nhọn của doanh nghiệp, nên dù nền kinh tế đôi khi có lạm phát, nhƣng đó là nguồn thực phẩm thiết yếu vẫn đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣu tiên lựa chọn. Ngành thực phẩm CTC đƣợc ngƣời tiêu dùng tín nhiệm, đƣợc ƣu tiên lựa chọn của các đối tác siêu thị nhƣ siêu thị

chợ trong Thành phố, sản phẩm đƣợc cấp giấy chứng nhận đầy đủ điều kiện về an toàn thực phẩm, đánh giá tác động môi trƣờng định kỳ đều đạt tiêu chuẩn cho phép.

Địa điểm Công ty nằm ngay trung tâm của Thành phố là điều kiện thuận lợi trong việc mua bán, tiêu thụ và phân phối các mặt hàng, tiết kiệm đƣợc chi phí vận chuyển…

Công ty có sự phân công, phân nhiệm rỏ ràng, ý thức chấp hành, ý thức hoàn thành nhiệm vụ để phát huy mạnh mẽ, lề lối làm việc đƣợc đổi mới nhanh, phù hợp và khoa học.

3.4.2 Phƣơng hƣớng kinh doanh của CTC trong thời gian tới

Hội nhập WTO đã tạo áp lực đến các doanh nghiệp, do đó các công ty phải tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh để đảm bảo vị trí của mình trên thị trƣờng, tạo ra những tiền đề vật chất, kỹ thuật và tổ chức để cạnh tranh, hợp tác tốt. Theo đó không chỉ chuẩn bị vững vàng về hàng hóa, nguồn vốn, mà còn chuẩn bị về công nghệ, phƣơng thức, trình độ quản lý, mạng lƣới, hệ thống phân phối và cả yếu tố con ngƣời. Các doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ C.T.C nói riêng, trƣớc tác động của nền kinh tế thị trƣờng thì Công ty đã đƣa ra định hƣớng kinh doanh trong thời gian tới là: “Thƣơng mại, dịch vụ, sản xuất, chế biến hàng hóa thực phẩm”. Đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nƣớc, doanh nghiệp, nhà đầu tƣ và ngƣời lao động trong doanh nghiệp. Thực hiện theo sứ mạnh C.T.C “hoàn thiện con ngƣời, sản phẩm và dịch vụ”.

Sự ổn định và tăng trƣởng về kinh tế của thành phố, giúp cho đời sống ngƣời dân đƣợc nâng lên về vật chất và tinh thần, nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ ngày một nâng cao. Cần Thơ đang hình thành và khẳng định là trung tâm Thƣơng mại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nên hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Cần Thơ đã phát triển nhiều mặt về kinh tế - xã hội, an ninh- quốc phòng, nhiều công trình, dự án đƣợc đầu tƣ và đƣa vào hoạt động.

Là một doanh nghiệp cấp thành phố, mạng lƣới kinh doanh nằm chủ yếu tại trung tâm quận Ninh Kiều – Trung tâm của thành phố nên Công ty Cổ phần thƣơng nghiệp Tổng hợp Cần Thơ có điều kiện liên doanh, liên kết với nhiều đối tác quan trọng trong việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng thị trƣờng, đa dạng các ngành hàng và dịch vụ kinh doanh.

Công ty Cổ phần Thƣơng nghiệp Tổng hợp Cần Thơ đã phấn đấu theo các mục đích chủ yếu sau:

- Phát triên nguồn nhân lực theo hƣớng tích cực, đổi mới và trẻ hóa.

- Thực hiện các chƣơng trình tiết kiệm hiệu quả, tránh lãng phí cho các hoạt động của công ty.

- Cải tiến phƣơng thức và kế hoạch hoạt động của các đơn vị kinh doanh đặc

biệt là ngành hàng Bách hóa – Điện máy.

- Hoàn thiện và phát triển các dự án. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, thi đua khen thƣởng, lao động tiền lƣơng, tăng công tác quản lý tài chính, kiểm toán. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực cho công ty. Đảm bảo đời sống cho cán bộ CNV.

- Đẩy mạnh hoạt động marketing – nghiên cứu và phát triển, tìm đối tác liên

doanh để khai thác tốt nhất các nguồn lực hiện có ngang tầm với tiềm năng thực sự của C.T.C.

Trong hoạt động kinh doanh: Mỗi ngành, bộ phận chủ động đánh giá và nhìn nhận những khó khăn, hạn chế của mình. Sáng tạo và nghiên cứu tìm những biện pháp phù hợp để vƣợt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG NGHIỆP TỔNG HỢP CẦN THƠ

4.1 PHÂN TÍCH DOANH THU

4.1.1 Phân tích chung về tình hình doanh thu

Doanh thu là bộ phận quan trọng quyết định sự tồn tại của một Công ty bởi nó đƣợc xem là toàn bộ khoản tiền thu đƣợc do hoạt động kinh doanh mang lại nhƣ bán sản phẩm hàng hóa, cung ứng dịch vụ… sau khi trừ các khoản chi phí. Trong đó, chỉ tiêu doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu tài chính quan trọng, nó phản ánh khoản tiền thực tế mà Công ty thu đƣợc trong kinh doanh.

Mỗi khoản doanh thu đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí và thu nhập. Do đó Công ty cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại doanh thu để kịp thời có những chiến lƣợt đầu tƣ cụ thể vào từng loại doanh thu. Để nhận thấy rỏ hơn ta xem xét thông qua bảng 4.1:

Bảng 4.1 CÁC KHOẢN DOANH THU

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty CTC

Chi tiêu 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch 2011/ 2010 % 2012/ 2011 % 6T-13/ 6T-12 % DT thuần về bán hàng và cung cấp DV 45.962 45.425 48.474 22.680 24.262 - 537 -1,17 3.049 6,71 1.582 6,98 DT hoạt động tài chính 3.256 8.369 4.020 315 1.442 5.113 157,03 - 4.349 -51,97 1.127 357,78 Doanh thu khác 1.157 1.170 1.472 501 436 13 1,12 302 25,81 -65 -12,97 Tổng doanh thu 50.375 54.964 53.966 23.496 26.140 4.589 9,11 - 998 - 1,82 2.644 11,25

Từ bảng 4.1 ta thấy, khỏan mục doanh thu chủ yếu trong tổng doanh thu của CTC là doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác chỉ chiếm một lƣợng nhỏ, điều này thể hiện cơ cấu doanh thu của Công ty phụ thuộc chủ yếu vào doanh thu thuần. Cơ cấu doanh thu qua các năm đều có sự biến động khác nhau, cụ thể và năm 2010 doanh thu thuần chiếm tỷ trọng 91,24% trong tổng doanh thu, trong khi đó doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm 6,64% và doanh thu khác chiếm 2,3%. Năm 2011 cơ cấu này đã thay đổi, việc đầu từ vào hoạt động tài chính đƣợc đẩy mạnh hơn so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 15,23% trong tổng doanh thu năm 2011, doanh thu thuần chiếm 82,65% và doanh thu khác chiếm 2,13%. Sang đến năm 2012 thì khoản doanh thu thuần là 88,19% có tăng lên so với 2011, khoản mục doanh thu khác có tăng và chiếm tỷ trọng là 2,68%, trong khi đó doanh thu từ hoạt động tài chính đã giảm còn mức 7,31% so với cùng kỳ năm trƣớc.

Tổng doanh thu của năm 2011 là 54.964 triệu đồng tăng 9,11% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng doanh thu này là do một phần kết quả thực hiện nhiệm vụ nhiệm kỳ I (2006 – 2010) của CTC đạt thắng lợi, nhất là kết quả thực hiện của năm 2010 cũng đã góp phần cổ vũ tinh thần của đội ngũ Cán bộ công nhân viên của toàn Công ty, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu năm 2011, năm đầu tiên của nhiệm kỳ II (2011-2015). Và trong năm 2011, Công ty đã thực hiện tái cấu trúc toàn bộ các cửa hàng bách hóa hoạt động không hiệu quả, thông qua hình thức hợp tác kinh doanh với các tổ chức kinh tế tƣ nhân. Tổng doanh thu năm 2012 có mức giảm so với năm 2011 là -1,82%. Tình hình tài chính Công ty trong năm còn gặp một số khó khăn, tuy kết quả kinh doanh trên sổ sách đạt kết quả cao, nhƣng nguồn tiền mặt lại hạn chế do trong năm đã thực hiện đầu tƣ tài chính vào Co.opmark Cần Thơ và khách sạn Á Châu. Bên cạnh đó, năm 2012 tuy lãi suất ngân hàng có giảm, nhƣng giá cả lại biến động và tình hình lạm phát cao cũng đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Doanh thu bán hàng năm 2011 đạt 45.425 triệu đồng giảm 537 triệu đồng so với năm 2010 là 54.962 triệu đồng, tƣơng đƣơng với 1,17%. Nguyên nhân là do doanh số bán giảm, do ảnh hƣởng của tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hƣởng đến các doanh nhiệp cũng rơi vào tình trạng khó khăn, việc mua bán không thuận lợi, sức mua của khách hàng giảm do kinh tế không ổn định ảnh hƣởng đến chi tiêu.

Nguyên nhân chủ yếu làm giảm doanh thu bán hàng trong năm 2011 là do tại đơn vị kinh doanh Xí nghiệp chế biến thực phẩm I thì: Số tổng đàn heo gia công tại xí nghiệp là 150.296 con (giảm 17.007 con so với cùng kỳ năm 2010), giá heo hơi tăng cao (thời điểm cao nhất 56.000đ/kg), nên sức mua trên thị trƣờng đã giảm mạnh, ngƣời dân vẫn tiêu dùng các sản phẩm từ thịt nhƣng cắt giảm về lƣợng do giá tăng và các chi phí tiêu dùng khác cũng tăng. Ngoài ra, lƣợng kinh doanh thực phẩm tƣơi (thịt heo tƣơi các loại) của Xí nghiệp tại các điểm bán trong năm là 282,2 tấn giảm 33,1 tấn so với cùng kỳ năm 2010. Mặt khác, tại Xí nghiệp chế biến thực phẩm II: cũng chịu ảnh hƣởng của tình hình lạm phát, do thực phẩm là nguồn tiêu dùng thiết yếu cho bữa ăn hàng ngày nên ngƣời tiêu dùng vẫn ƣu tiên lựa chọn, nhƣng số lƣợng tiêu thụ cũng giảm đi nhiều. Và do đặc thù kinh doanh ngành cá, lại hoạt động nhƣ một chợ đầu mối chủ yếu cung ứng trong buổi chợ đêm tại chợ Tân An, các hoạt động chỉ tập trung vào buổi chiều đến sang hôm sau, nguồn nhân sự thƣờng xuyên biến động, vừa thiếu lại vừa yếu, chƣa đáp ứng yêu cầu công

việc…đó là những yếu tố gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của 2 Xí nghiệp nói riêng và toàn Công ty nói chung.

4.1.2 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến doanh thu

Ta có công thức:

Tổng doanh thu = DT thuần về bán hàng và cung cấp DV+ DT hoạt động tài chính + DT khác.

Áp dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn để phân tích mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến doanh thu.

Gọi DT là tổng doanh thu.

Doanh thu năm 2011 so với năm 2010.

Tổng doanh thu năm 2010:

DT2010 = 45.962 + 3.256 + 1.157 = 50.375 triệu đồng. Tổng doanh thu năm 2011:

DT2011 = 45.425 + 8.369 + 1.170 = 54.964 triệu đồng. Đối tƣợng phân tích: ∆DT = DT2011 - DT2010 =

54.964 - 50.375 = 4.589 triệu đồng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu:

Ảnh hƣởng bởi nhân tố doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV: 45.425 – 45.962 = - 537 triệu đồng.

Ảnh hƣởng bởi nhân tố doanh thu hoạt động kinh doanh: 8.369 – 3.256 = 5.113 triệu đồng. Ảnh hƣởng bởi nhân tố doanh thu khác:

1.170 – 1.157 = 13 triệu đồng.

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

5.113 – 537 + 13 = 4.589 triệu đồng. Đúng bằng đối tƣợng phân tích.

Vậy tổng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 4.589 triệu đồng là do doanh thu từ hoạt động kinh doanh tăng 5.113 triệu đồng, doanh thu khác tăng 13 triệu đồng và doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp DV giảm 537 triệu đồng.

Doanh thu năm 2012 so với năm 2011:

Tổng doanh thu năm 2011:

DT2011 = 45.425 + 8.369 + 1.170 = 54.964 triệu đồng. Tổng doanh thu năm 2012:

DT2012 = 48.474 + 4.020 + 1472 = 53.966 triệu đồng. Đối tƣợng phân tích: ∆DT = DT2012 - DT2011 =

Ảnh hƣởng bởi nhân tố doanh thu thuần về bán hàng và CCDV: 48.474 – 45.425 = 3.049 triệu đồng.

Ảnh hƣởng bởi nhân tố doanh thu hoạt động tài chính: 4.020 – 8.369 = -4.349 triệu đồng. Ảnh hƣởng bởi nhân tố doanh thu khác:

1.472 – 1.170 = 320 triệu đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng:

3.049 – 4.349 +320 = -998 triệu đồng. Đúng bằng đối tƣợng phân tích.

Vậy tổng doanh thu năm 2012 giảm so với năm 2011 là 998 triệu đồng là do doanh thu hoạt động tài chính giảm 4.349 triệu đồng, doanh thu thuần về bán hàng và CCDV tăng 3.049 triệu đồng và doanh thu khác tăng 320 triệu đồng.

Doanh thu 6T/2012 so với 6T/2013:

Tổng doanh thu 6T/2012: DT6T/2012 = 22.680 + 315 + 501 = 23.496 triệu đồng. Tổng doanh thu 6T/ 2013: DT6T/2013 = 24.262 + 1.442 + 436 = 26.140 triệu đồng. Đối tƣợng phân tích: ∆DT = DT6T/2013- DT6T/2012 = = 26.140 - 23.496 = 2.644 triệu đồng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu:

Ảnh hƣởng bởi nhân tố doanh thu thuần về bán hàng và CCDV: 24.262 – 22.680 = 1.582 triệu đồng.

Ảnh hƣởng bởi nhân tố doanh thu hoạt động tài chính: 1.442 – 315 = 1.127 triệu đồng.

Ảnh hƣởng bởi nhân tố doanh thu khác: 436 – 501 = -65 triệu đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng:

1.582 + 1.127 + (-65) = 2.644 triệu đồng. Đúng bằng đối tƣợng phân tích. Vậy tổng doanh thu 6T/2013 tăng so với 6T/2012 là 2.644 triệu đồng là do doanh thu hoạt động tài chính tăng 1.127 triệu đồng, doanh thu thuần về bán hàng và CCDV tăng 1.582 triệu đồng và doanh thu khác giảm 65 triệu đồng.

4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ

Bảng 4.2: CÁC KHOẢN CHI PHÍ

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty CTC.

Chi tiêu 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch 2011/ 2010 % 2012/ 2011 % 6T-13/ 6T-12 % Chi phí giá vốn hàng bán 30.187 28.879 30.516 14.730 15.325 -1.308 -4,33 1.637 5,67 595 4,04 Chi phí tài chính 959 748 535 468 573 -211 -22.00 -213 -28,48 105 22,44 Chi phí bán hàng 11.388 11.661 11.451 6.766 7.035 273 2,40 -210 -1,80 269 3,98 Chi phí QLDN 2.147 2.669 2.261 - - 522 24,31 -408 -15,29 - - Chi phí khác - 168 59 25 46 168 - -109 -64,88 21 84,00

Chi phí thuế thu nhập DN 634 884 690 377 790 250 39,43 -194 -21,95 413 109,55

4.2.1 Phân tích chung về tình hình chi phí

Thông qua bảng 4.2 về các khoản mục chi phí của CTC ta thấy đƣợc tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí cụ thể và các tỷ trọng này thay đổi liên tục qua các năm theo chiều hƣớng khác nhau, trong đó tỷ trọng giá vốn hàng bán trên tổng chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản chi phí còn lại. Ngoài ra, chi phí bán hàng cũng chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao so với các loại chi phí còn lại thì chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp hơn trong tổng chi phí của Công ty.

Năm 2010: Chi phí Công ty nghiêng về giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, với tỷ lệ giá vốn hàng bán 66,62% trên tổng chi phí, chi phí bán hàng chiếm 25,13% trên tổng chi phí, chi phí tài chí 2,12% và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 4,47%, chi phí thu nhập doanh nghiệp 1,4% trên tổng chi phí, còn lại chi phí khác không làm thay đổi cơ cấu chi phí. Năm 2011 chi phí giá vốn hàng bán 64,16% và chi phí bán hàng tăng lên so với năm 2010 là 25,91% . Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí thuế thu nhập cũng tăng lên với tỷ lệ là 5,93% và 1, 96%. Chi phí khác xuất hiện với một khoản tƣơng đối nhỏ là 0,37% so với tổng chi phí. Đến năm 2012 tổng chi phí đã giảm xuống so với năm 2011, nhƣng giá vốn hàng bán với tỷ trọng là 67,07% vẫn tăng cao so với hai năm trƣớc đây, các khoản chi phí còn lại hầu hết đều giảm, những cũng có ảnh hƣởng đến tổng chi phí.

Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hằng năm của Công ty. Điều này cho thấy giá vốn hàng bán là một chi phí quan trọng quyết định đến lợi nhuận của Công ty. Năm 2011, giá vốn hàng bán là 28.879 triệu đồng giảm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thương nghiệp tổng hợp cần thơ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)