Tồn tại và những nguyên nhân chủ yếu.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG và GIẢI PHÁP hơàn THIỆN tổ CHỨC kê TOÁN CHI PHÍ sản XUÂT và TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH vụ vận tải HÀNG hơá tại các DƠANH NGHIỆP THUỘC CÔNG TY cổ PHẦN VINAFCO (Trang 42 - 45)

- Việc phân loại chi phí chỉ mới tập trung theo cách phân loại theo theo nội dung kinh tế hoặc theo mối quan hệ của chi phí với khoản mục trên báo cáo tài chính, những thông tin do kế toán tài chính cung cấp không đủ đáp ứng nhu cầu phân tích, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Đối với việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí- cách phân loại chi phí thành biến phí, định phí và cách phân loại khác chưa được thực hiện. Việc phân loại chi phí thành biến phí, định phí có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận, xác định điểm hoà vốn và các quyết định cần thiết khác trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Về công tác tính gía thành hiện nay ở các doanh nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Việc tính gía thành chủ yếu để đáp ứng nhu cầu kiểm tra của

cơ quan cấp trên, các đối tác, cơ quan thuế... do đó chỉ đáp ứng yêu cầu trên góc độ kế toán tài chính. Còn đối với yêu cầu của kế toán trong doanh nghiệp là cung cấp thông tin nội bộ thì việc tập hợp chi phí chưa nhanh và chưa chính xác, việc tính giá thành thực tế được thực hiện vào cuối tháng nên việc cung cấp thông tin còn chưa kịp thời cho quản trị doanh nghiệp.

- Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí chưa đáp ứng được yêu cầu của quản trị chi phí. Theo yêu cầu của quản trị chi phí thì chi phí được hạch toán theo

địa điểm phát sinh chi phí, tại mỗi địa điểm phát sinh chi phí lại có thể chi tiết theo từng loại dịch vụ chuyên chở theo từng nhóm mặt hàng vận chuyển. Thực tế tại các doanh nghiệp thuộc công ty cổ phần VINAFCO đã hạch toán chi phí theo từng đội vận tải, đội tầu xong chưa hạch toán chi tiết cho từng hợp đồng vận chuyến mà mỗi đội thực hiện trong tháng để có thể đánh giá tình hình thực hiện từng hợp đồng vận tải có hiệu quả hay không.

sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp đều lựa chọn phương pháp khấu hao theo

đường

thẳng nhưng thực tế trong ngành vận tải nói chung và trong các doanh nghiệp thuộc công ty cổ phần VINAFCO sản lượng vận tải không đều giữa các tháng trong năm, sản lượng vận tải biến động mang tính thời vụ. Trong khi đó các phương tiện vận tải của doanh nghiệp thường được đầu tư từ nguồn vốn vay và phải trả lãi vay hàng tháng. Vì vậy với phương pháp khấu hao đường thẳng thì khả

năng thu hồi vốn của các doanh nghiệp sẽ bị chậm trễ. Nên chăng các doanh nghiệp vận tải nói chung nên sử dụng phương pháp khấu hao nhanh kết hợp với phương pháp khấu hao theo sản lượng để giá thành dịch vụ vận tải không bị biến động nhiều mà vẫn thu hồi được vốn nhanh.

Thứ hai, Đối với hình thức đại lý vận tải - tức là doanh nghiệp vận tải chỉ

mang là trung gian trong vận chuyển hàng hoá, không tự thực hiện các hợp đồng vận chuyển mà chuyển giao cho doanh nghiệp vận tải khác thực hiện, tại tất cả các doanh nghiệp vận tải thuộc công ty cổ phần VINAFCO đều mở chi tiết tài khoản 6279 ( chi tiết hoạt động đại lý vận tải) để tập hợp toàn bộ các chi phí thuê ngoài thực hiện họp đồng. Tuy nhiên, theo chế độ kế toán hiện hành, đây không phải là dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất của doanh nghiệp mà đây thực chất là

hoạt động đại lý vận tải, hoạt động thương mại ( doanh nghiệp chỉ bỏ ra chi phí môi giới, giao dịch tìm kiếm hợp đồng và tìm các đối tác thực hiện hợp đồng mà thôi), nên thực tế với hoạt động này, kế toán phải phản ánh vào các tài khoản kế toán:

+ TK 632” Giá vốn hàng bán” - dùng để phản ánh trị giá thực tế của hợp đồng chuyển giao lại cho các đối tác thực hiện.

+ TK 5113” doanh thu cung cấp dịch vụ” - Giá trị mà doanh nghiệp thu được khi chuyển giao hợp đồng của bên đối tác.

Việc xây dựng hệ thống định mức chi phí dịch vụ còn bất cập ở chỗ là khi điều kiện sản xuất dịch vụ thay đổi như đầu tư phương tiện mới, thay máy móc mới, nâng cấp động cơ so với cũ hay vận chuyển hàng hoá trong các điều kiện về thời tiết hay đường xá khác nhau thì lượng nhiên liệu tiêu hao khác nhau. Trong khi đó doanh nghiệp chưa kịp thời điều chỉnh định mức nhiên liệu tiêu hao cho phù hợp mà chỉ cố định một mức định mức nên việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ vận tải còn thiếu chính xác.

- Công tác lập dự toán chi phí chưa được áp dụng tại các doanh nghiệp 66

từ đó dẫn đến việc chưa tổ chức công tác phân tích và dự báo. Các báo cáo chi phí

sản xuất chưa thực sự xuất phát từ yêu cầu quản trị chi phí, quản trị nội bộ doanh nghiệp. Do đó, các quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào nhu cầu thực tế và kinh nghiệm, dựa vào thông tin quá khứ chưa kết họp xem xét hiệu

quả sử dụng vốn, phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng và lợi nhuận và đặc biệt là trong điều kiện hiện nay giá cả của các loại chi phí dịch vụ luôn biến động và có rất nhiều các doanh nghiệp vận tải khác cạnh tranh.

- Về tổ chức hạch toán ban đầu: Một số ít khoản chi phí dịch vụ mua ngoài,

chi phí bằng tiền phát sinh được lái xe chi trả ngay đối với cá nhân kinh doanh hay tổ lao động nên chưa có hoá đơn, chứng từ cụ thể do Bộ Tài Chính quy định. Do vậy việc quản lý đối với từng khoản chi phí này chưa được chặt chẽ. Bên cạnh

đó, Công ty tiến hành hạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, các chi phí này phát sinh không có hoá đơn, do vậy sẽ không được khấu trừ thuế đầu vào.

Xuất phát từ những đánh giá ưu nhược điểm của hệ thống hạch toán chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải hiện nay trong các doanh nghiệp vận tải thuộc

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG và GIẢI PHÁP hơàn THIỆN tổ CHỨC kê TOÁN CHI PHÍ sản XUÂT và TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH vụ vận tải HÀNG hơá tại các DƠANH NGHIỆP THUỘC CÔNG TY cổ PHẦN VINAFCO (Trang 42 - 45)