0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Các giải pháp từ phía người nộp thuế:

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ (Trang 59 -63 )

Để việc thanh tra thuế có hiệu quả rất cần phải có sự hợp tác từ phía người nộp thuế được thanh tra với cơ quan thuế:

Người nộp thuế cần có thái độ tích cực hợp tác với cơ quan thuế trong trường hợp có thanh tra thuế như: cung cấp hồ sơ, tài liệu, chứng từ cần thiết cho Đoàn thanh tra hoặc có thể dẫn đoàn thanh tra đến khảo sát thực tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Người nộp thuế có thể đề xuất những ý kiến với Nhà nước thông qua đoàn thanh tra thuế trong những trường hợp cần thiết. Người nộp thuế cần thực hiện tốt các quy định về kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế và lập báo cáo tài chính đầy đủ, đúng hạn, đảm bảo nguồn thông tin thay đổi phải được cung cấp cho cơ quan thuế chính xác và kịp thời.

Người nộp thuế nên áp dụng phần mềm kế toán thuận tiện, tương thích với một số ứng dụng của cơ quan thuế để vừa đảm bảo việc nâng cao hiệu quả của công tác hạch toán kế toán, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế khi thanh tra thuế, giúp cán bộ thanh tra khai thác, đồng bộ, lưu trữ số liệu một cách nhanh nhất. Khuyến khích toàn bộ các doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế qua mạng để giảm thời gian và chi phí cho người nộp thuế cũng như cơ quan thuế, đồng thời cơ quan thuế cũng thuận tiện trong việc lưu trữ và sử dụng dữ liệu kê khai để phân tích rủi ro về thuế theo định kỳ.

quy định của Nhà nước về thuế, nhất là các thay đổi qua từng thời kỳ, đồng thời nên chủ động trong việc nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, có ý thức, trách nhiệm xây dựng xã hội, đất nước thông qua nghĩa vụ thuế.

Tóm lại, Chương 3 đã nêu ra quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả thanh tra thuế ở Việt Nam: cần phải lựa chọn được người nộp thuế có rủi ro cao về thuế, có khả năng truy thu nhiều, phát hiện được nhiều hành vi gian lận, trốn thuế, giảm chi phí, thời gian, nhân lực thanh tra để đảm bảo chất lượng cuộc thanh tra và đạt được mục tiêu chính là hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ số lượng người nộp thuế được thanh tra hàng năm trên tổng số người nộp thuế.

KẾT LUẬN



Tóm lại, Đề tài “PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ” đã hệ thống hóa, phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận về thanh tra thuế, hiệu quả thanh tra thuế: đề tài tiếp cận khái niệm thanh tra thuế theo hướng coi thanh tra thuế là thanh tra chuyên ngành, chịu sự điều chỉnh của cả Luật Thanh tra và Luật Quản lý Thuế. Đề tài đã phân biệt rõ giữa thanh tra thuế và kiểm tra thuế và chỉ ra được các đặc điểm riêng có của thanh tra thuế so với thanh tra nói chung như chống thất thu, tăng hiệu quả quản lý thuế. Đề tài nêu rõ các vai trò, nguyên tắc hoạt động của thanh tra thuế: nhấn mạnh việc thanh tra thuế cần tuân theo pháp luật, đúng quy trình và phải đảm bảo hiệu quả. Về quy định pháp luật trong đó có quy trình thanh tra thuế thì khâu lập kế hoạch thanh tra có vai trò quan trọng, góp phần chọn đúng đối tượng có nhiều dấu hiệu nghi ngờ đưa vào diện thanh tra; bên cạnh đó cần trao thêm thẩm quyền cho cơ quan thanh tra thuế đó là quyền điều tra để nâng cao hiệu lực của quyết định thanh tra thuế. Quy định của pháp luật về đối tượng thanh tra thuế, những quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra và cơ quan thanh tra đã được nêu rõ và có những diễn giải phù hợp theo quy định pháp luật.

Thanh tra thuế đã đạt được một số kết quả nhất định như số thu về ngân sách nhà nước tăng qua các năm, phát hiện được một số hành vi sai phạm nghiêm trọng của người nộp thuế, đã góp phần răn đe phòng ngừa các hành vi gian lận thuế thông qua đề tài được nêu ở phần thực trạng. Tuy nhiên, thanh tra thuế vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Tiến độ triển khai công tác thanh tra thuế còn chậm so với kế hoạch đề ra, hiệu quả thanh tra chưa cao; Số thuế xử lý sau thanh tra chưa được doanh nghiệp nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước; Tính ngăn ngừa và dự báo các hành vi vi phạm mới còn chưa có kết quả nổi bật. Những hạn chế này xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu: do vướng mắc về các văn bản pháp quy, quy trình thanh tra còn bất cập, chưa áp dụng thành công phương pháp thanh tra theo phân tích rủi ro.

Đề tài đã đề xuất một số giải pháp mới nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thanh tra thuế ở Việt Nam thời gian tới. Các giải pháp đề xuất tập trung vào giải quyết những vấn đề then chốt trong thanh tra thuế như: tăng tỷ lệ số lượng người nộp thuế được thanh tra; nâng cao chất lượng cuộc thanh tra; chuẩn hóa quy trình

thanh tra thuế; đẩy mạnh thanh tra chống chuyển giá; tổ chức tốt công tác xử lý sau thanh tra thuế, phát triển ứng dụng tin học hỗ trợ thanh tra thuế và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra. Để thực hiện được các giải pháp trên, cần có các điều kiện cần thiết như: hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, phát triển ứng dụng tin học, công tác phối hợp giữa các bộ phận liên quan.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thiện đề tài, song không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và những cá nhân tổ chức có liên quan để đề tài hoàn thiện hơn./.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ (Trang 59 -63 )

×