0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Quyền của đối tượng thanhtra thuế:

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ (Trang 30 -32 )

Xét về phương diện luật thực định ở Việt Nam hiện nay thì giải trình là trách nhiệm giải thích việc thực thi nhiệm vụ, công vụ hay những vấn đề liên

quan đến nội dung thanh tra thuế. Theo quy định thì đối tượng thanh tra thuế có quyền “Giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thuế.”11

Ở đây, đối tượng thanh tra thuế được giải thích những vấn đề trong nội dung mà đối tượng được thanh tra. Từ việc giải trình sẽ góp phần tăng cường hơn nữa đối thoại giữa các đối tượng thanh tra với cán bộ thanh tra. Trên cơ sở đó hoạt động của cán bộ thanh tra có điều kiện tiếp cận dễ dàng với các thông tin, quyết định và biện pháp hoạt động của các đối tượng, qua đó thì việc theo dõi, hỗ trợ và định hướng cơ quan thuế đối với các đối tượng sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn kịp thời cho các đối tượng khắc phục những sai lầm và thực thi đúng nghĩa vụ thuế của mình.

Thanh tra thuế là một quy trình đảm bảo thực thi pháp luật được quy định chặt chẽ ở tấc cả các khâu của cơ quan quản lý trong lĩnh vực thuế nhưng vẫn được đảm bảo được quyền cho đối tượng thanh tra được thể hiện ý chí của mình khi chịu sự quản lí của cơ quan nhà nước qua đó tạo sự nghiêm minh và tuân thủ pháp luật của cơ quan khi tiến hành hoạt động thanh tra, điều này được thể hiện qua việc nhà nước trao các quyền cho đối tượng thanh tra thuế là chỉ giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thuế được quyền “Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra thuế, thông tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”12có thể từ chối trả lời những nội dung không có liên quan đến cuộc thanh tra và có quyền “Bảo lưu ý kiến trong biên bản thanh tra thuế.”13 khi không đồng ý với quan điểm của cơ quan tiến hành hoạt động thực thi pháp luật.

Quyền được “Khiếu nại với người ra quyết định thanh tra thuế về quyết định, hành vi của trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh tra thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải thực hiện các quyết định đó”14 và “Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên khác của đoàn thanh tra thuế.”15

11

Điểm a Khoản 2 Điều 86 Luật Quản lý thuế 2006

12

Điểm c Khoản 2 Điều 86 Luật Quản lý thuế 2006

13

Điểm b Khoản 2 Điều 86 Luật Quản lý thuế 2006

14

Điểm d Khoản 2 Điều 86 Luật Quản lý thuế 2006

15

Đối tượng bị thanh tra thuế có quyền tố cáo khi thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên khác của đoàn thanh tra thuế khi phát hiện ra những hành vi được cho là vi phạm pháp luật hoặc khiếu nại với người ra quyết định thanh tra khi nhận thấy hành vi của cơ quan thanh tra là trái pháp luật tuy nhiên trong thời gian khiếu nại vẫn phải chấp hành quyết định đó nếu như quyết định đó là sai thì đối tượng thanh tra có quyền “Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.”16 yêu cầu bồi thường lại các khoản chi phí mà mình đã chịu tổn thất trong quyết định. Những quyết định của cơ quan thanh tra thường chính xác do họ là những người tiến hành thực thi pháp luật thì họ đã nắm rõ được những quy định nếu họ cố tình hoặc thiếu kiến thức chuyên môn thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, điều này thể hiện các nhà làm luật đã mở rộng quyền dân chủ là quyền giám sát lại những cơ quan quản lí cho các đối tượng.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ (Trang 30 -32 )

×