Quy định pháp luật về quyền của cơ quan thanhtra thuế:

Một phần của tài liệu pháp luật hoạt động thanh tra thuế (Trang 45 - 47)

Pháp luật quy định người ra quyết định thanh tra được trao những nhiệm vụ và quyền hạn tương đối cụ thể và chuyên biệt, quy định rõ vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ chỉ đạo phối hợp giữa thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước và thủ trưởng cơ quan thanh tra:

Để đảm bảo đúng pháp luật, hoạt động đúng nguyên tắc, phát huy đúng vai trò của mình thì cơ quan Thanh tra thuế cần có những quyền hạn nhất định. Theo quy định của pháp luật hiện hành khi tiến hành thanh tra thuế, Người ra quyết định thanh tra Thuế và Trưởng đoàn thanh tra thuế có quyền: “Chỉ đạo, kiểm tra đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra thuế.”23 Người ra quyết định thanh tra và Trưởng đoàn thanh tra thuế phải theo sát thực tế chỉ đạo, giám sát hoạt động đoàn thanh tra theo đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra thuế đảm bảo theo nguyên tắc đúng quy trình và tính kịp thời.

Trong quá trình thanh tra thuế, người ra quyết định thanh tra và trưởng đoàn thanh tra có quyền: “Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung

23

thanh tra thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra thuế cung cấp thông tin, tài liệu đó.”24Khi tiến hành thanh tra để phục vụ cho quá trình thanh tra có hiệu quả ngoài việc tự thân cán bộ thanh tra thuế sử dụng kỹ năng nghiệp vụ của mình để tiến hành thu thập các tài liệu cần thiết cho quá trình thanh tra, người ra quyết định và trưởng đoàn thanh tra thuế có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phát sinh trong quá trình thanh tra, trả lời các nội dung liên quan đến hoạt động thanh tra, tăng khả năng đối thoại giữa cán bộ Thanh tra thuế và đối tượng Thanh tra, nâng cao tinh thần hợp tác và trách nhiệm của đối tượng Thanh tra thuế bởi các đối tượng Thanh tra thuế có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin tài liệu theo yêu cầu và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin tài liệu đã cung cấp phục vụ cho việc giám sát thực thi đúng pháp luật của quy trình thanh tra.

Để đảm bảo tính chính xác và kịp thời trong quá trình thanh tra thuế thì pháp luật đã trao cho Người ra quyết định thanh tra và Trưởng đoàn thanh tra được quyền áp dụng biện pháp Tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Ngoài ra thì người ra quyết định thanh tra còn có thêm một số quyền được áp dụng một số biện pháp như: Thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế; Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Các quyền này bảo đảm thi hành pháp luật đạt được hiệu quả cao, đi đôi với việc phòng ngừa, ngăn chặn và kịp thời xử lý rủi ro đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.

Việc phân quyền cho người ra quyết định thanh tra thuế tiến hành “Trưng cầu giám định về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế.” 25để kiểm tra tính hợp pháp của các nguồn chứng cứ để cơ quan tiến hành thanh tra thuế xem xét, đánh giá và sử dụng để làm sáng tỏ các tình tiết trong hoạt động thanh tra nhằm tăng tính công khai, minh bạch trong quá trình thanh tra kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi thiếu xót tránh những sai lầm nhằm đạt hiệu quả tuyệt đối, giảm thiểu rủi ro trong khi kết luận trong hoạt động thanh tra.

Người ra quyết định thanh tra có quyền: “Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại

24

Điểm b, Khoản 1 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2006

25

nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”26Việc phân quyền này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm cho cả đối tượng bị thanh tra và cơ quan thanh tra góp phần tăng tính chủ động và hiệu quả cho quá trình thanh tra, kịp thời khắc phục, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thanh tra.

“ Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra thuế”27

Khi phát hiện sai phạm của đối tượng Thanh tra thuế thì người ra quyết định thanh tra thuế có quyền tiến hành xử lý theo thẩm quyền của pháp luật hoặc Trưởng đoàn thanh tra thuế có quyền xử lý vi phạm hành chính, trong trường hợp không thuộc thẩm quyền của mình thì Người ra quyết định Thanh tra thuế hoặc Trưởng đoàn thanh tra thuế kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan để có các biện pháp xử lý kịp thời những rủi ro từ sai phạm của đối tượng bị Thanh tra thuế kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra thuế.

Thành viên trong đoàn thanh tra có quyền bảo lưu số liệu theo Biên bản xác nhận số liệu của mình và có quyền “Kiến nghị xử lý những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế.”28 Quyền này của thành viên đoàn thanh tra thuế bắt nguồn từ nguyên tắc Thanh tra Thuế phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. Qua đó, ta nhận thấy các ý kiến, quyết định của thanh tra Thuế chỉ tuân theo pháp luật, không chịu ảnh hưởng từ quan điểm của cơ quan cấp trên, đảm bảo tính độc lập, khách quan trong hoạt động của Thanh tra Thuế. Đây được xem là một quyền quan trọng của Thanh tra Thuế đảm bảo tính trung thực, khách quan, hiệu quả của quá trình thanh tra do cơ quan thanh tra thuế tiến hành.

Một phần của tài liệu pháp luật hoạt động thanh tra thuế (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)