Quy định pháp luật về nhiệm vụ của cơ quan thanhtra thuế:

Một phần của tài liệu pháp luật hoạt động thanh tra thuế (Trang 47 - 51)

Khi có đơn yêu cầu của cá nhân hoặc cơ quan cho rằng Trưởng đoàn thanh tra thuế, các thành viên khác của đoàn thanh tra thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì người ra quyết định phải tiến hành “Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan

26

Điểm c, Khoản 1 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2006

27

Điểm e, Khoản 1 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2006

28

đến trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra thuế, các thành viên khác của đoàn thanh tra thuế.”29đảm bảo nguyên tắc tuân theo quy định của pháp luật.

Khi nhận được báo cáo kết quả thanh tra kèm theo dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra thuế thực hiện ký kết luận thanh tra ( trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận của cơ quan tổ chức có thẩm quyền). Việc “Kết luận về nội dung thanh tra thuế.”30 của người ra quyết định thanh tra nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của đối tượng bị thanh tra nên có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động thanh tra thuế cũng như hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế.

Kết thúc thanh tra, Đoàn thanh tra phải lập dự thảo Biên bản thanh tra căn cứ vào kết quả tại các Biên bản xác nhận số liệu của thành viên đoàn thanh tra và các Biên bản thanh tratại đơn vị thành viên. Dự thảo Biên bản thanh tra phải được thảo luận thống nhất trong Đoàn thanh tra và được công bố công khai với người nộp thuế. Nếu có thành viên trong Đoàn không thống nhất thì Trưởng đoàn thanh tra có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ phải “Lập biên bản thanh tra thuế.”31 Biên bản thanh tra được ký giữa Trưởng đoàn thanh tra và người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế.

Nhiệm vụ quan trọng của Trưởng đoàn thanh tra thuế là:“Báo cáo với người ra quyết định thanh tra thuế về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó.”32

Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo người ra quyết định thanh tra về tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quy định trong kế hoạch tiến hành cuộc thanh tra; báo cáo theo yêu cầu đột xuất của Người ra quyết định thanh tra hoặc Người được giao nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, đôn đốc hoạt động của Đoàn thanh tra.

Thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với trưởng đoàn thanh tra thuế.”33 theo kế hoạch thanh tra đã được người ra quyết định thanh tra phê duyệt hoặc theo yêu cầu đột xuất của

29

Điểm g, Khoản 1 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2006

30

Điểm h, Khoản 1 Điều 85 Luật Quản lý thuế 2006

31

Điểm d, Khoản 1 Điều 84 Luật Quản lý thuế 2006

32

Điểm đ, Khoản 1 Điều 84 Luật Quản lý thuế 2006

33

trưởng đoàn thanh tra; báo cáo lãnh đạo đơn vị quản lý trực tiếp khi được yêu cầu.

Báo cáo được thể hiện bằng văn bản, gồm các nội dung: tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra đến ngày báo cáo; nội dung thanh tra đã hoàn thành, kết quả phần việc đã thanh tra, nội dung thanh tra đang tiến hành; dự kiến công việc thực hiện trong thời gian tới; khó khăn vướng mắc và đề xuất biện pháp giải quyết. Đối với các báo cáo đột xuất, nội dung báo cáo theo yêu cầu của Người ra quyết định thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra tuân thủ sự chỉ đạo, giám sát, kiểm tra của người ra quyết định thanh tra; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo yêu cầu của Người ra quyết định thanh tra. Trong trường hợp có phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền thì phải báo cáo kịp thời và đề xuất biện pháp xử lý với Người ra quyết định thanh tra.

Người ra quyết định thanh tra theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo hoạt động, xử lý kịp thời các kiến nghị của Trưởng đoàn thanh tra; trường hợp cần phải bổ sung nội dung thanh tra thì Người ra quyết định thanh tra yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ cho việc bổ sung nội dung quyết định thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra với thành viên đoàn thanh tra Phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Thành viên đoàn thanh tra phải “Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng đoàn thanh tra thuế.”34 phải chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn thanh tra về thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong trường hợp có vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền thì báo cáo kịp thời với Trưởng đoàn thanh tra và đề xuất biện pháp xử lý.

Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thì cơ quan thanh tra thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định và hành vi của mình.

Tóm lại, Pháp luật về hoạt động thanh tra thuế là tổng thể những quy định về hoạt động của thanh tra thuế do nhà nước ban hành, theo đó xác định mối quan hệ giữa hoạt động của cơ quan thanh tra thuế với các đối tượng thanh tra và các bên có liên quan. Những quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra của cơ quan thuế có vai trò tạo hành lang pháp lý để cơ quan thuế giám sát và thanh

34

tra, góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu pháp luật hoạt động thanh tra thuế (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)