b. Quá trình xử lý CTR công nghiệp nguy hạ
3.4. xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý CTR công nghiệp
3.4.1. Giải pháp quản lý đối với cơ quan quản lý
Trong quá trình đi khảo sát thực tế và thu thập số liệu về hiện trạng phát sinh CTR công nghiệp tại KCN phía Nam và KCN Âu Lâu nhận thấy chỉ có duy nhất một Ban quản lý quản lý chung cho tất cả các KCN trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong đó có 2 KCN đang tiến hành nghiên cứu. Trong khi đó trên thực tế khoảng cách địa lý giữa 2 KCN là khá xa nhau khoảng 19 km. Dẫn tới việc quản lý chung cho cả 2 KCN gặp nhiều khó khăn trong khi nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý chất thải công nghiệp tại Ban quản lý các KCN tỉnh Yên Bái còn hạn chế. Dẫn tới việc thống kê số liệu chất thải công nghiệp của các doanh nghiệp hoạt động tại các
Từ thực tế trên, Ban quản lý các KCN tỉnh Yên Bái cần bố trí cán bộ chuyên trách quản lý cho từng KCN; đảm bảo cho công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp tại các KCN nói chung và tại 2 KCN trên địa bàn thành phố nói riêng thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc quản lý chất thải tại Nhà máy.
Bên cạnh đó Ban quản lý các KCN tỉnh Yên Bái cũng cần phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái thực hiện một số giải pháp như sau:
- Ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chât thải và phế liệu, các văn bản quy định chi tiết về việc thực hiện công tác quản lý CTR công nghiệp trên địa bàn thành phố Yên Bái nói chung và tại 2 KCN nói riêng.
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định về quản lý CTR công nghiệp cũng như xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (đối với các hành vi liên quan đến quản lý CTR công nghiệp) cho các doanh nghiệp hoạt động tại KCN phía Nam trên địa bàn thành phố Yên Bái.
- Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức trực tiếp tham mưu công tác quản lý . Trong đó, thường xuyên cho cán bộ, công chức trực tiếp tham mưu công tác quản lý CTR công nghiệp đi học tập, trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh lân cận hoặc các lớp, khóa tập huấn do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức. - Triển khai các dự án điều tra, thống kê về chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh và các
dự án liên quan đến việc xử lý CTR công nghiệp tại KCN phía Nam trên địa bàn thành phố.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý CTR công nghiệp của các doanh nghiệp tại KCN phía Nam trên địa bàn thành phố. Qua đó, kiên quyết xử lý các trường hợp, hành vi vi phạm nhất là trong việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý CTNH cũng như lập, nộp báo cáo quản lý CTNH định kỳ.
3.4.2. Giải pháp quản lý đối với các doanh nghiệp
3.4.2.1. Thu gom, phân loại CTR tại doanh nghiệp
Hiện nay tại các Nhà máy hoạt động trong KCN phía Nam trên địa bàn thành phố Yên Bái đang gặp phải nhiều khó khăn trong công tác phân loại rác thải tại nguồn. Nguyên nhân dẫn tới việc rác thải không được phân loại đúng theo quy định có thể dễ nhận thấy:
- Nhận thức, hiểu biết của công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ thu gom, phân loại CTR còn chưa cao; không phải lúc nào họ cũng ý thức và có trách nhiệm cao trong việc thu gom, phân loại CTR vẫn có tình trạng rác thải vương vãi bên ngoài thùng chứa. - Chủ yếu áp dụng các hình thức nhắc nhở, xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy
định về quản lý CTR tại doanh nghiệp.
- Các cán bộ môi trường của doanh nghiệp chưa có chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường mà chủ yếu là kiêm nhiệm nên đôi khi chưa thực sự hiểu biết về việc phân loại CTR theo quy định, thiếu kiến thức chuyên môn.
- Thùng chứa chất thải tại doanh nghiệp chưa đảm bảo theo quy định có phân biệt về màu sắc, kích thước...
Để hạn chế những nguyên nhân trên tác giả đưa ra các giải pháp sau:
- Trang bị kiến thức cho cán bộ quản lý và công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình thu gom, vận chuyển rác thải bằng việc cho in những tờ giấy có nội dung nói về chất thải tại doanh nghiệp và phương pháp phân loại chất thải. Những tờ giấy này được đặt tại những nơi dễ quan sát như cửa ra vào, khu vực sản xuất, bếp ăn...Chúng phải có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ .
- Bố trí đủ hệ thống thùng, túi hộp thu gom rác thải tại những vị trí hợp lý trong khuôn viên Nhà máy. Tại mỗi vị trí để rác có các biển chỉ dẫn phân loại rác. Căn cứ vào lượng chất thải phát sinh trong ngày và tại mỗi vị trí sản xuất mà tần suất thu gom có thể khác nhau.
- Doanh nghiệp bên cạnh các hình thức nhắc nhở, xử phạt cần có có các hình thức khen thưởng xứng đáng cho các cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động quản lý CTR tại nhà máy thông qua các cuộc bình xét thi đua, các cuộc thi được tổ chức tại doanh nghiệp.
- Bố trí cán bộ có chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chuyên trách trong công tác quản lý chất thải tại doanh nghiệp.
3.4.2.2. Lưu trữ CTR tại doanh nghiệp
Một số cơ sở phát sinh CTNH không xây dựng khu lưu trữ CTNH riêng biệt mà tận dụng khu vực lưu trữ chất thải hiện tại để lưu trữ cả chất thải thông thường và CTNH. Tuy nhiên, phần lớn các khu lưu giữ CTNH của các chủ nguồn thải chưa đảm bảo đúng theo quy định. Trong khu lưu trữ, còn một số chất thải thông thường để lẫn với CTNH.
- 05 doanh nghiệp cần xây dựng khu lưu trữ CTNH riêng biệt với khu lưu trữ CTR thông thường: Công ty CP Mông Sơn, Công ty CP đầu tư và phát triển công nghiệp sông Hồng, công ty CP dinh dưỡng Việt Tín, Công ty CP khoáng sản Yên Bái VPG, công ty CP phát triển công nghệ hóa Yên Bái.
- 05 doanh nghiệp trên cần xây dựng khu lưu trữ đảm bảo các yêu của pháp luật như: đảm bảo tránh được nắng, mưa; nền chống thấm; tách biệt với các khu vực khác; trang bị các thiết bị cần thiết như biển cảnh báo CTNH, bình chữa cháy và vật liệu chống thấm như cát hoặc mùn cưa, phân biệt các thùng đựng chất thải và có dán nhãn...
- Tất cả các doanh nghiệp cần bố trí cán bộ thường xuyên kiểm tra quá trình lưu trữ chất thải tại doanh nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời đối với các tình huống khẩn cấp.
3.4.2.3. Xử lý CTR tại doanh nghiệp
Do thực tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái chưa có đơn vị nào có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH, bên cạnh đó KCN phía Nam chưa có khu vực lưu trữ và xử lý CTNH chung cho toàn KCN. Do vậy các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xác định đơn vị có đủ chức năng để thu gom và vận chuyển, xử lý CTNH phát sinh tại Nhà máy.
Từ thực tế trên tôi đề xuất giải pháp:
- Các doanh nghiệp chưa tiến hành kí hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH có thể liên hệ với 02 công ty đã tiến hành kí hợp đồng với đơn vị có chức năng tiếp nhận CTNH để tham khảo, chia sẻ kinh nghiệm trong việc tìm đơn vị xử lý phù hợp.
- Trong quá trình tìm hiểu các đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển CTNH các doanh nghiệp trong KCN phía Nam nên giúp đỡ, cung cấp thông tin về các đơn vị xử lý cho các doanh nghiệp khác trong cùng KCN để kí kết hợp đồng từ đó giúp giảm bớt chi phí vận chuyển, xử lý.
3.4.2.4. Các giải pháp về tuyên truyền, tập huấn tại doanh nghiệp
- Thực hiện tuyên truyền thông qua phát các tờ rơi, dán các hình vẽ, các biển cảnh báo tại những nơi dễ quan sát như cửa ra vào, khu vực sản xuất, bếp ăn..., tổ chức các cuộc thi có gắn nội dung tuyên truyền về việc quản lý CTR cho các đối tượng là cán bộ, công nhân viên làm việc tại Nhà máy.
- Thực hiện tập huấn định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần cho tất cả các cán bộ, công nhân viên làm việc tại Nhà máy về quản lý CTR công nghiệp đặc biệt là quản lý CTR công nghiệp nguy hại.
- Thiết lập một kênh trao đổi thông tin chung cho tất cả các doanh nghiệp trong KCN và các KCN trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Tăng cường trao đổi thông tin các kiến thức về quản lý môi trường nói chung và chất thải rắn công nghiệp nguy hại giữa các doanh nghiệp trong KCN và giữa các KCN trên địa bàn tỉnh với cơ quan quản lý nhà nước.