Quá trình thu gom CTR công nghiệp thông thường

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP (Trang 45 - 50)

Qua phỏng vấn và phát phiếu điều tra với số lượng 45 phiếu cho 2 đối tượng là cán bộ quản lý và công nhân làm việc tại doanh nghiệp thì 93% số người được hỏi trả lời rằng tại doanh nghiệp có tiến hành thu gom CTR công nghiệp.

Qua phỏng vấn các doanh nghiệp thì 100% cho thấy việc thu gom, vận chuyển CTR trong phạm vi Nhà máy chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp thủ công. Theo ý kiến của cán bộ quản lý tại doanh nghiệp thì 40% lựa chọn tần suất 1 lần/ngày, 20% lựa chọn tần suất 2 lần/ngày, 40% lựa chọn tần suất khác.

Hình 3.5: Tần suất thu gom CTR công nghiệp thông thường của các doanh nghiệp đang hoạt động tại 2 KCN

Qua các số liệu trên có thể nhận thấy ý thức trong việc thu gom CTR công nghiệp của các doanh nghiệp đang hoạt động tại 2 KCN là tương đối cao, mặc dù các doanh nghiệp tiến hành thu gom theo phương pháp thủ công nhưng với tần suất thường xuyên nên quá trình thu gom CTR công nghiệp thông thường tại Nhà máy vẫn đảm bảo được việc kiểm soát lượng CTR phát sinh trong Nhà máy và hạn chế được ảnh hưởng của nó.

Qua điều tra và khảo sát, các doanh nghiệp tại 2 KCN sau khi phân loại CTR thông thường sẽ tiến hành thu gom CTR thông thường. Đối với CTR có thể tái sử dụng công nhân sẽ thu gom vào khu tập kết riêng đặt tại khu vực sản xuất chờ đơn vị đến thu mua, đối với CTR buộc phải thải bỏ công nhân sẽ thu gom và vận chuyển đến kho chứa CTR thông thường, hoặc đổ vào các phương tiện ( xọt rác, thùng rác, xe đẩy tay...) đựng chất thải xung quanh khu vực nhà máy để chờ đơn vị đến thu gom, vận chuyển ra khỏi nhà máy.

Qua điều tra thực tế điển hình tại Nhà máy nghiền bột đá CaCO3 của Công ty CP Mông Sơn lượng bột đá sản phẩm rơi vãi trên sàn khu vực nhà xưởng và vỏ bao bì rách, hỏng được công nhân thu gom thủ công bằng xẻng và chổi quét thành đống và cho vào các bao đựng có kích thước lớn. Sau đó sẽ bán lại cho các đơn vị có nhu cầu đến thu mua.

Hình 3.7: Bao đựng bột đá rơi vãi trong quá trình sản xuất tạ Nhà máy nghiền bột đá CaCO3 – Công ty CP Mông Sơn.

Tại 2 KCN thì hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động cụ thể đã có 07 trên tổng số 10 doanh nghiệp đang hoạt động tại 2 KCN lựa chọn kí hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý CTR thông thường. Thống kê số lượng các cơ sở ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân có chức năng về thu gom và vận chuyển chất thải để đưa chất thải ra khỏi nhà máy được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.7: Danh sách các doanh nghiệp kí hợp đồng thuê đơn vị thu gom, xử lý

ST

T Tên doanh nghiệp

Tên đơn vị hợp đồng chịu trách nhiệm thu

gom, xử lý

1 Nhà máy nghiền Pelspar - Công ty CP khoángsản yên bái VPG Công ty TNHH 1 thànhviên Công trình và Môi trường đô thị Yên Bái 2 Nhà máy sản xuất hạt nhựa CaCO

3 -

Công ty CP nhựa và khoáng sản An Phát Yên Bái

Công ty CP năng lượng và môi trường Nam Thành.

3 Nhà máy nghiền bột đá CaCO3 – Công ty CP Mông Sơn

Công ty CP năng lượng và môi trường Nam Thành.

4 Nhà máy gạch sông Hồng Yên Bái – Công tyCP đầu tư và phát triển sông Hồng Công ty CP năng lượngvà môi trường Nam Thành.

5 Nhà máy chế biến thức ăn gia súc Yên Bái -Công ty cổ phần dinh dưỡng Việt Tín Công ty CP năng lượngvà môi trường Nam Thành.

6 Nhà máy sản xuất tấm lợp Fibrocementvà ngói xi măng An Phúc Yên Bái - Công ty cổ phần An Phúc

Công ty CP năng lượng và môi trường Nam Thành.

7 Nhà máy may xuất khẩu Unico Global YB -Công ty TNHH Unico Global YB Công ty CP năng lượngvà môi trường Nam Thành.

( Điều tra, 2017)

Qua điều tra, phỏng vấn thì 03 doanh nghiệp còn lại tại KCN phía Nam chủ yếu tiến hành tự thu gom và xử lý lượng CTR công nghiệp thông thường phát sinh hằng ngày tại doanh nghiệp. Một phần do KCN phía Nam chưa có khu vực tập kết chất thải tập trung. Mặt khác do lượng CTR phát sinh sau khi đã phân loại thì lượng chất thải phải thải bỏ không nhiều nên họ tiến hành tự thu gom lượng chất thải này và đem đổ thải tại bãi tập kết rác của đơn vị thu gom, xử lý là công ty CP Năng lượng và Môi trường Nam Thành nằm bên ngoài khu vực KCN phía Nam đó là công ty TNHH Thuận Phát, công ty CP khoáng sản công nghiệp Yên Bái, công ty CP phát triển công nghệ hóa Yên Bái.

Hình 3.8: Điểm tập kết rác bên ngoài KCN phía Nam của công ty CP Năng lượng và Môi trường Nam Thành

b. Quá trình thu gom CTR công nghiệp nguy hại

Quá trình thu gom CTNH tại doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào ý thức của công nhân thu gom, cũng như ý thức và hiểu biết của các cán bộ quản lý tại doanh nghiệp trong việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm thu gom của công nhân.

Theo kết quả điều tra và phỏng vấn cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp tại 2 KCN, 100% doanh nghiệp có tiến hành thu gom CTR nguy hại tại Nhà máy. Có thể nhận thấy các chủ nguồn thải CTNH tại 2 KCN đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc thu gom CTNH tại cơ sở phát sinh của mình và có những biện pháp quản lý phù hợp, cụ thể đã thực hiện thu gom các loại CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất.

Qua điều tra và phỏng vấn mới chỉ có 02 trên tổng số 10 doanh nghiệp đang hoạt động tại 2 KCN đã kí hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.8: Các doanh nghiệp đã kí hợp đồng với đơn vị tiếp nhận CTNH

ST

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w