Đánh giá hiện trạng công tác quản lý của cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP (Trang 57 - 62)

b. Quá trình xử lý CTR công nghiệp nguy hạ

3.2. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý của cơ quan quản lý nhà nước

Ban quản lý các KCN tỉnh Yên Bái chịu trách nhiệm quản lý chung cho các hoạt động của KCN trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Cơ bản thực hiện đầy đủ các trách nhiệm theo Thông tư 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và Quyết định số 01/2016/QĐ- UBND ngày 7/1/2016 của ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định một số nội dung về công tác BVMT tại tỉnh Yên Bái như:

- Đã bố trí phòng chuyên môn về bảo vệ môi trường.

- Từ năm 2014 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng các Sở, Ban của tỉnh Yên Bái thực hiện một lần thanh tra, kiểm tra các cơ sở trong các khu công nghiệp.

- Hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định bảo vệ môi trường;

- Định kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường của khu công nghiệp gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái thực hiện tuyên truyền, tập huấn về quản lý CTR công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Yên Bái.

Tuy nhiên, hiện nay BQL các KCN tỉnh Yên Bái vẫn chưa thực hiện được việc thống kê đầy đủ các nguồn thải chất thải công nghiệp tại các KCN trên địa bàn tỉnh, chưa có báo cáo tổng hợp về hiện trạng quản lý CTR công nghiệp tại các KCN trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chủ nguồn chất thải chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm lập và nộp báo cáo định kì về lượng chất thải phát sinh tại doanh nghiệp cho cơ quan quản lý.

Thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái cơ bản đã thực hiện đầy đủ các trách nhiệm, cụ thể như:

- Tổ chức thẩm định, cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cũng như xác nhận đăng ký chủ nguồn thải CTNH bằng Báo cáo QLCTNH lần đầu đảm bảo chất lượng cũng như thời gian theo đúng quy định.

- Quản lý các hồ sơ như Sổ chủ nguồn thải, Văn bản xác nhận đăng ký chủ nguồn thải, Báo cáo QLCTNH, Chứng từ CTNH theo đúng quy định.

- Thường xuyên tuyên truyền, tập huấn công tác quản lý CTNH cho các chủ nguồn thải CTNH trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về chất thải nguy hại của các chủ nguồn thải trên địa bàn tỉnh. Qua đó, hướng dẫn, đôn đốc các chủ nguồn thải thực hiện đúng, đầy đủ các trách nhiệm của mình trong công tác quản lý CTNH.

- Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển để xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Yên Bái tại Quyết định số 2555/QĐ-UBND ngày 05/10/2016. Kế hoạch nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu gom, phân loại, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển CTNH tại các chủ nguồn thải có số lượng CTNH phát sinh thấp hơn 600 kg/năm hoặc các chủ nguồn thải CTNH ở vùng sâu, vùng xa, khu vực chưa đủ điều kiện cho chủ xử lý CTNH trực tiếp vận chuyển bằng các phương tiện, thiết bị ghi trên Giấy phép xử lý CTNH.

Bình và Lục Yên; Tuyến 3: huyện Trấn Yên, Văn Yên; Tuyến 4: Thị xã Nghĩa Lộ, các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải).

Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ lựa chọn chủ xử lý CTNH để thực hiện thu gom, vận chuyển theo từng tuyến nêu trên; Chủ xử lý được lựa chọn sẽ thực hiện thu gom theo tuyến nêu trên, mỗi chuyến lên sẽ thực hiện vận chuyển cho nhiều chủ nguồn thải. Các chủ nguồn thải có trách nhiệm chi trả chi phí xử lý theo số lượng CTNH phát sinh của mình, còn chi phí vận chuyển sẽ được chi đều cho các chủ nguồn thải giúp các đơn vị giảm được chi phí này.

- Định kỳ hằng năm lập Báo cáo quản lý CTNH trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

Tuy nhiên, hiện nay Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái chưa thực hiện công khai Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH do mình cấp trên Cổng thông tin điện tử và chưa cập nhật cơ sở dữ liệu về CTNH và triển khai đăng ký chủ nguồn thải, kê khai chứng từ CTNH, báo cáo QLCTNH trực tuyến.

3.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTR công nghiệp của doanh nghiệptại KCN phía Nam trên địa bàn thành phố Yên Bái tại KCN phía Nam trên địa bàn thành phố Yên Bái

3.3.1. Đánh giá việc thực hiện trách nhiệm quản lý CTR công nghiệp của các doanh nghiệp doanh nghiệp

- Về việc đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường: Về cơ bản các doanh nghiệp có cơ sở phát sinh CTNH trên địa bàn thành phố Yên Bái tại 2 KCN đã ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác quản lý chất thải nói chung và việc đăng ký chủ nguồn thải CTNH nói riêng. Tât cả các doanh nghiệp đều đã thực hiện theo quy định về các thủ tục hành chính và có đăng ký sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

- Cơ bản các chủ nguồn thải CTNH đều thực hiện việc lập và nộp Báo cáo quản lý CTNH theo đúng quy định của pháp luật ( 01 lần/năm theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT). Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp các chủ nguồn thải CTNH nộp chậm so với thời gian quy định như công ty CP dinh dưỡng Việt Tín, công ty CP phát triển công nghệ hóa Yên Bái, công ty CP An Phúc.

- Tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động tại 2 KCN thì đã tiến hành phân loại, thu gom CTR công nghiệp phát sinh tại Nhà máy. Có đầu tư các thùng đựng chất thải trong khuôn viên của Nhà máy, có phương tiện phục vụ cho thu gom, vận chuyển chất thải trong Nhà máy theo yêu cầu tại Quyết định số 01/2016/QĐ- UBND ngày 7/1/2016 của ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định một số nội dung về công tác BVMT tại tỉnh Yên Bái.

- Đối với rác thải thông thường đã có 05 doanh nghiệp trong tổng số 10 doanh nghiệp đang hoạt động tại 2 KCN đã kí hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển ra khỏi Nhà máy để đem đi xử lý. Đối với CTR công nghiệp có chứa thành phần nguy hại, chỉ mới có 02 doanh nghiệp trong tổng số 10 doanh nghiệp đang hoạt động tại 2 KCN đã kí hợp đồng với đơn vị có giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH để tiến hành thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH.

- 02 doanh nghiệp đã kí hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH đã tuân thủ theo Kế hoạch thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển để xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Yên Bái tại Quyết định số 2555/QĐ- UBND ngày 05/10/2016. Tuy nhiên, công tác phân loại CTR công nghiệp thông thường và CTR công nghiệp nguy hại ở các Nhà máy này vẫn chưa cao.

- Đối với báo cáo về hình hình lưu giữ CTNH, đây là một trách nhiệm được quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, các chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm định kỳ 06 tháng báo cáo về tình hình lưu giữ CTNH trong trường hợp chưa chuyển giao được CTNH cho đơn vị có chức năng khi chưa tìm được chủ xử lý phù hợp hoặc chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi. Nhìn chung, chỉ có một số ít chủ nguồn thải thực hiện đầy đủ trách nhiệm này, mặc dù đã được Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở như công ty TNHH Thuận Phát, công ty cổ phần nhựa và khoáng sản An Phát – Yên Bái, công ty Unico Global YB.

- Tại các Nhà máy chưa có cán bộ chuyên môn về môi trường, hiện tại việc quản lý chất thải mà chủ yếu được quản lý lồng ghép vào một phòng, ban của Nhà máy. Theo kết quả phỏng vấn tại KCN phía Nam 80% cán bộ quản lý không có chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường mà chủ yếu là kiêm nhiệm.

- Tất cả các doanh nghiệp đều có tiến hành tuyên truyền, tập huấn cho công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ thu gom, phân loại CTR tại doanh nghiệp. Đảm bảo an toàn lao động cho những người tham gia vào công tác quản lý chất thải, đặc biệt là CTNH.

- Qua điều tra và phỏng vấn chỉ có 37% doanh nghiệp có hình thức khen thưởng, tuyên dương những đóng góp tích cực của cán bộ, công nhân viên tại Nhà máy trong việc thu gom, phân loại chất thải. Còn lại 63% doanh nghiệp chủ yếu sử dụng hình thức xử phạt và nhắc nhở đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải tại doanh nghiệp ( như vứt rác bừa bãi; không thu gom, phân loại chất thải theo quy định...).

3.3.2. Đánh giá nhận thức của công nhân và ảnh hưởng của chất thải rắn công nghiệp đến sức khỏe tại khu vực nghiên cứu. nghiệp đến sức khỏe tại khu vực nghiên cứu.

3.3.2.2. Đánh giá nhận thức của công nhân về chất thải rắn công nghiệp

Một trong những yếu tố quan trọng nhằm đánh giá hiệu suất của công tác quản lý chất thải tại Nhà máy đó là kiến thức và thực hành của các công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ phân loại và thu gom các chất thải phát sinh thể hiện qua việc phân loại rác tại nơi phát sinh.

Theo kết quả điều tra và phỏng vấn tại 2 KCN trên địa bàn thành phố Yên Bái, kết quả được thể hiện thông qua biểu đồ dưới đây:

Hình 3.18: Tỉ lệ nhận thức của công nhân về CTR công nghiệp

Qua hình trên cho thấy tỉ lệ hiểu biết của công nhân về CTR công nghiệp là tương đối cao là 77%, chỉ có 23% số công nhân không hiểu biết về CTR công nghiệp hoặc có nhưng chưa thực sự hiểu rõ. Vì vậy mà tỉ lệ số công nhân phân biệt CTR công nghiệp thông thường với CTR nguy hại cũng ở mức khá cao là 71%, 29% số công nhân còn lại chưa thực sự phân biệt được và họ gặp khó khăn trong công tác phân loại chất thải tại Nhà máy. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng CTR thông thường bị để lẫn với CTNH trong khu lưu trữ hoặc CTNH bị để lẫn với CTR thông thường gây khó khăn cho đơn vị kí hợp đồng có chức năng thu gom, vận chuyển CTR ra khỏi nhà máy.

3.3.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của chất thải rắn công nghiệp đến sức khỏe công nhân và chất lượng môi trường tại khu vực nghiên cứu.

Theo kết quả điều tra và phỏng vấn tại 2 KCN trên địa bàn thành phố Yên Bái, kết quả được thể hiện thông qua biểu đồ dưới đây:

Hình 3.19: Tỉ lệ mức độ ảnh hưởng của CTR công nghiệp đến sức khỏe của công nhân và chất lượng môi trường tại 2 KCN

Theo ý kiến của cán bộ quản lý và công nhân đang làm việc tại 2 KCN đánh giá CTR công nghiệp có ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động được thể hiện thông qua 53% ý kiến cho rằng CTR công nghiệp có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động làm việc tại nhà máy, đặc biệt là công nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động thu gom CTR tại nhà máy, còn lại 47% ý kiến cho rằng CTR công nghiệp không thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, đây chủ yếu là ý kiến của cán bộ quản lý và những công nhân làm công tác quản lý như tổ trưởng tổ sản xuất, công nhân kĩ thuật không thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất tại Nhà máy.

Theo ý kiến của cán bộ quản lý và công nhân đang làm việc tại 2 KCN đánh giá CTR công nghiệp có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường thể hiện thông qua 80% ý kiến cho rằng CTR công nghiệp có gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường tại doanh nghiệp, trong đó ý kiến cho rằng ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí (57%), mĩ quan (23%), đất (9%) và nước (11%); còn lại 20% ý kiến cho rằng CTR công nghiệp không gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường tại doanh nghiệp hoặc mức độ ảnh hưởng là không đáng kể.

Hình 3.20: Tỉ lệ mức độ ảnh hưởng của CTR công nghiệp đến chất lượng môi trường tại 2 KCN

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ YÊN BÁI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÙ HỢP (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w