Theo điều tra thông qua phỏng vấn về việc lựa chọn các hình thức thu gom chất thải cho thấy, với chất thải công nghiệp thông thường, trong tổng số 10 doanh nghiệp đang hoạt động thì có 07 doanh nghiệp ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý chất thải. Còn lại 03 doanh nghiệp tự thu gom và đem đi đổ thải tại bãi tập kết rác thải của các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý nằm gần khu vực Nhà máy.
Hiện nay, tại 2 KCN trên địa bàn thành phố Yên Bái, công ty CP Môi trường và Năng lượng Nam Thành là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải thông thường trong đó có CTR công nghiệp thông thường để sản xuất phân bón vi sinh và tái chế hạt nhựa.
Tháng 7/2016, nhà máy xử lý rác thải - sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh của Công ty được xây dựng và đi vào hoạt động với công suất xử lý 150 tấn rác/ngày.
CTR thông thường được thu gom theo quy trình không tiếp đất, vận chuyển bằng phương tiện chuyên dùng đến nhà máy. Sau đó được phun vi sinh khử mùi, sau đó được phân loại sơ bộ lần 1 rồi qua hệ thống nghiền - xé rác, tuyển gió - từ.
lần thứ 2. Sản phẩm sau cùng là rác thải đã được đồng nhất kích thước hữu cơ được đưa vào dây chuyền sản xuất phân bón vi sinh qua các công đoạn như: Phối trộn, ủ thổi khí, nghiền, sàng, phối trộn phụ gia, tạo viên, sấy...
Thành phần hữu cơ được chuyển đến các hầm ủ, sau khoảng 25 - 30 ngày sẽ được chuyển đến bãi ủ chín, giảm ẩm và chuyển đến phân xưởng để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh. Thành phần vô cơ được chuyển đến phân xưởng sản xuất hạt nhựa, bao bì, gạch cao su… Các hạt nhựa sẽ được chuyển sang phân xưởng sản xuất và in ấn bao bì.
Các sản phẩm thải bỏ từ 2 quá trình phân loại như: Vỏ xe, vật thể vô cơ, bao nilon, cao su, kim tiêm, vật liệu chứa... tùy từng loại được tái sử dụng với các mục đích khác nhau. Với thành phần rác thải không tái chế được mang đốt hoặc chôn lấp hợp vệ sinh tùy theo thành phần và tính chất của rác thải.
Thực tế cho thấy, đây là công nghệ khá hiện đại, khép kín, đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với công nghệ chôn lấp trước đây, tăng tỷ lệ tái chế, tái sử dụng rác thải và mang lại hiệu quả kinh tế.
Hình 3.16: Công nhân tiến hành phân loại rác thải tại nhà máy.
Hình 3.17: Những loại rác vô cơ như nilon, chai nhựa, can nhựa... sẽ được