1
Nhà máy sản xuất hạt nhựa CaCO3 – Công
ty CP nhựa và khoáng sản An Phát -
Yên Bái
Công ty CP công nghiệp Hà Nội
Lô 48 Khu Công Nghiệp Quang Minh, Thị Trấn Quang Minh, Xã Quang Minh, Huyện
Mê Linh, Hà Nội 2 Công ty CP MôngSơn Công ty CP môi trườngViệt Thảo Tổ 17, khu 8, PhườngBắc Sơn, thị xã Bỉm
Sơn, Thanh Hóa Có thể nhận thấy số lượng doanh nghiệp đã kí hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển là rất thấp chỉ có 02 so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại 2 KCN là 10 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Yên Bái. Còn lại 08 doanh nghiệp trên tổng số 10 doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN thực hiện thu gom CTNH vào các khu chứa và lưu giữ chất thải trong khuôn viên Nhà máy.
Công tác thu gom CTNH tại 08 doanh nghiệp này vẫn còn một số tồn tại hạn chế như chưa thực hiện thu gom triệt để CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. CTNH tại một số cơ sở vẫn còn rải rác ở xung quanh cơ sở
Hình 3.9: Các thùng phi thải nằm rải rác bên ngoài khuôn viên tại Nhà máy chế biến đá vôi - Công ty CP Mông Sơn
3.1.2.3. Quá trình lưu trữ
a. Quá trình lưu trữ CTR công nghiệp thông thường
Tất cả các doanh nghiệp đều thực hiện quá trình lưu trữ CTR công nghiệp không nguy hại bằng cách chứa chất thải trong các phương tiện (thùng rác, xe đẩy tay, xọt rác...) Tuy nhiên hầu hết không có nắp đậy, không phân biệt chất thải hữu cơ với chất thải vô cơ mà được để lẫn với nhau nên trong quá trình lưu trữ chất thải tại doanh nghiệp vẫn có tình trạng phát sinh mùi hôi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các bộ, công nhân viên làm việc tại Nhà máy. Ngoài ra còn có tình trạng chất thải vượt quá dung tích của thùng đựng dẫn tới quá tải, tình trạng rác thải rơi vãi bên ngoài thùng đựng gây mất mĩ quan, dẫn đến quá trình lưu trữ chất thải tại Nhà máy không được đảm bảo.
Thời gian lưu giữ tạm thời tại các Nhà máy tại KCN phía Nam để chờ thu gom và xử lý tùy thuộc vào lượng chất thải phát sinh. Qua phỏng vấn cán bộ quản lý tại một số doanh nghiệp đã hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý thì CTR thông thường được lưu trữ tại doanh nghiệp từ 2-3 ngày sau đó được các đơn vị có chức năng thu gom và vận chuyển. Do thời gian lưu trữ CTR thông thường tại Nhà máy dài nên khi không đảm bảo được các điều kiện của phương tiện lưu trữ như có nắp đậy, có dung tích phù hợp thì sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường mĩ quan cũng như sức khỏe của cán bộ, công nhân viên làm việc tại Nhà máy.
Trường hợp tại Nhà máy gạch Sông Hồng - Công ty CP đầu tư và phát triển công nghiệp Sông Hồng quá trình lưu trữ CTR công nghiệp thông thường còn chưa
đảm bảo: thùng chứa chất thải chưa đảm bảo theo quy định không có phân loại về màu sắc, không có nắp đậy và chất thải vẫn còn rơi vãi bên ngoài.
Điển hình một trong số những doanh nghiệp đã tiến hành lưu trữ chất thải tại khu lưu trữ CTR thông thường như tại công ty CP dinh dưỡng Việt Tín. Việc lưu trữ chất thải tại khu lưu trữ riêng biệt với khu vực sản xuất giúp hạn chế ảnh hưởng của chất thải đặc biệt quá trình phân hủy chất thải hữu cơ sinh ra mùi đến sức khỏe của cán bộ, công nhân viên làm việc tại Nhà máy.
Hình 3.10: Thùng chứa rác tại Nhà máy gạch Sông Hồng - Công ty CP đầu tư và
phát triển công nghiệp Sông Hồng.
Hình 3.11: Khu lưu trữ CTR thông thường tại Nhà máy chế biến thức ăn gia
súc - Công ty CP dinh dưỡng Việt Tín
b. Quá trình lưu trữ CTR công nghiệp nguy hại
Hiện nay, trong số 10 doanh nghiệp đang hoạt động tại 2 KCN thì có 05 doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng khu lưu trữ CTNH, có bố trí thùng rác để đựng CTNH, có biển dán bằng giấy khu vực lưu trữ CTNH, bao bì đựng CTNH đảm bảo theo yêu cầu.
Điển hình hai trong số 05 doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng khu lưu trữ tạm thời CTNH đảm bảo theo quy định:
Tại Nhà máy chế biến đá vôi - Công ty TNHH Thuận Phát : Hiện tại Nhà
máy đã xây dựng kho chứa CTNH, với diện tích vào khoảng 5 m2, nền bê tông có mái che mưa che nắng và bố trí các thùng phuy 200l có nắp đậy để lưu trữ tạm thời CTNH trước khi thuê đơn vị có chức năng đem đi xử lý.
được ngăn cách với nhau bằng tường xây. Khu lưu trữ đảm bảo nước mưa không hắt được vào trong và có nền cốt cao hơn so với khu vực xung quanh.
CTNH đang phát sinh tại Nhà máy được thu gom và lưu trữ tại khu vực lưu trữ tạm thời bên trong Xưởng sản xuất của Nhà máy. Dầu động cơ, hộp số thải được lưu chứa trong thùng phuy, giẻ lau, găng tay dính dầu mỡ thải được chứa trong thùng riêng, sáp, mỡ thải cũng được đựng trong thùng riêng.
Tuy nhiên, trong số 05 doanh nghiệp này tại 2 KCN vẫn còn tình trạng khu lưu giữ CTNH chưa đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật như chưa trang bị các thiết bị cần thiết như biển cảnh báo CTNH, bình chữa cháy và vật liệu chống thấm như cát hoặc mùn cưa, chưa dán mã CTNH tại từng thùng chứa riêng, các thùng đựng chưa có nắp... Trong khu lưu trữ, còn một số chất thải thông thường để lẫn với CTNH.
Trường hợp 05 doanh nghiệp còn lại phát sinh CTNH không xây dựng khu lưu trữ CTNH riêng biệt mà tận dụng khu vực lưu trữ chất thải hiện tại để lưu trữ cả chất thải thông thường và CTNH, chưa dán mã CTNH tại từng thùng chứa riêng, các thùng đựng chưa có nắp, các thùng chứa chất thải để bên ngoài khu vực lưu trữ đó là công ty CP Mông Sơn, công ty CP đầu tư và phát triển công nghiệp sông Hồng, công ty CP dinh dưỡng Việt Tín, công ty CP khoáng sản Yên Bái VPG, công ty CP phát triển công nghệ hóa Yên Bái.
Hình 3.12: Khu lưu trữ CTNH của Nhà máy sản xuất tấm lợp Fibrocement và ngói xi măng An Phúc
Yên Bái - Công ty cổ phần An Phúc
Hình 3.13: Khu lưu trữ CTNH của nhà máy chế biến đá vôi – Công ty TNHH
Hình 3.14: Khu lưu trữ CTNH của Nhà máy gạch sông Hồng Yên Bái - công ty CP đầu tư và phát triển Sông
Hồng
Hình 3.15: Khu lưu trữ CTNH của Nhà máy chế biến thức ăn gia súc – Công ty
CP dinh dưỡng Việt Tín
3.1.2.3. Quá trình xử lý CTR công nghiệp