Trường Hải- Kia đến năm 2020:
Khu Phức hợp Chu Lai Trường Hải nói chung và Công ty TNHH SXLR ô tô
du lịch Trường Hải- Kia nói riêng đã đề ra định hướng chiến lược phát triển mới giai
đoạn 2015 – 2017 dựa trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 và Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là: “Xây dựng Khu phức hợp trở thành Trung tâm sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp hỗ trợ của Thaco mang đẳng cấp Khu vực ASEAN. Nâng cấp công nghệ sản xuất và hoàn thiện công nghệ quản trị đảm bảo năng lực cạnh tranh, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và hội nhập khu vực vào năm 2018. Tạo môi trường thuận lợi để mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ, gia tăng tỉ lệ nội địa hóa cho các sản phẩm ô tô của Thaco và các nhà đầu tư tại Khu kinh tế mở Chu Lai.”
Trong năm 2015, Khu phức hợp Chu Lai sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cấp công nghệ và quản trị theo định hướng quan điểm quản trị đặc thù “Kết hợp tạo lợi thế, chuyên biệt để hiệu quả”, và phát huy mạnh mẽ chương trình “kế toán quản trị song hành”. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có năng lực, sáng tạo, đam mê nghề nghiệp và có thái độ làm việc tích cực, có khả năng tiếp cận các kỹ năng quản lý tiên tiến. Cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/TS 16949, ISO 14001 và ISO 50001.
Trong năm 2015, Công ty đặt kế hoạch sản xuất - lắp ráp 29.945 xe du lịch dự kiến nộp ngân sách là 6,246 tỷ đồng, trong đó nộp ngân sách tại tỉnh Quảng Nam hơn 4,797 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2014 (trong đó Thuế nội địa dự kiến: 1,737 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2014; thuế xuất nhập khẩu là 1,061 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2014).
Đầu tư xây dựng thêm và nâng cấp các nhà máy lắp ráp ô tô và sản xuất, linh kiện phụ tùng của Thaco lên tầm khu vực, tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để sản xuất linh kiện, phụ tùng như thành lập công ty Nhíp ô tô … với công nghệ phù hợp theo từng thời điểm nhằm gia tăng tỉ lệ nội địa hóa cho các sản phẩm ô tô của Thaco.
4.2. Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm nhằm hướng tới mục tiêu trang bị cho nhân viên những kiến thức, kỹ năng tiên tiến và thái độ phù hợp để phục vụ khách hàng có hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời phát triển tiềm năng của mỗi nhân viên và mang lại hiệu quả tối đa cho Trung tâm.
Trung tâm hỗ trợ công tác đào tạo và phát triển ở tất cả vị trí và coi đây là sự đầu tư cần thiết bằng cách phân bổ ngân sách hợp lý. Trung tâm có những chính sách sau:
-Tất cả nhân viên được tạo điều kiện nghiên cứu, học tập thông qua các chương trình đào tạo nội bộ, đào tạo bên ngoài phù hợp với yêu cầu vị trí công việc của mỗi người trong lĩnh vực chuyên môn và quản lý.
-Công tác đào tạo và phát triển năng lực nhân viên được tổ chức và tiến hành một cách có hệ thống, liên tục ở tất cả các cấp, các phòng, bộ phận và nhóm sản xuất- kinh doanh.
-Mỗi nhân viên được tạo điều kiện để phát triển năng lực bản thân dựa trên kế hoạch phát triển nghề nghiệp cá nhân theo định hướng phát triển của Trung tâm.
-Nhân viên mới sẽ được huấn luyện một cách đầy đủ để hội nhập vào môi trường làm việc của Trung tâm
-Tạo điều kiện cho nhân viên được thay đổi vị trí công việc nhằm phát triển toàn diện kỹ năng của mỗi người.
Tiến trình hoạch định tài nguyên nhân sự gồm 4 bước:
Bước 1: Đề ra nhu cầu và dự báo nhu cầu. Bước 2: Đề ra chính sách.
Bước 3: Thức hiện các kế hoạch. Bước 4: Kiểm tra và đánh giá.
4.2.1. Giải pháp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước
Một là, Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết hợp cùng các bộ ngành liên quan và chính quyền địa phương trong vùng cần tổ chức quy hoạch lại hệ thống mạng lưới các trường trong vùng theo hướng Nhà nước chỉ quản lý trực tiếp đối với các cơ sở đào tạo lớn, còn lại giao cho địa phương quản lý. Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp lý về giáo dục, nhằm khuyến khích các đoàn thể xã hội và tư nhân đầu tư mở các trường, trung tâm dạy nghề. Như vậy, đào tạo nghề sẽ bám sát với tình hình sản xuất của địa phương cũng như hoạt động của các KCN.
Hai là, Nhà nước cần điều chỉnh cơ cấu đào tạo hợp lý theo hướng tỷ lệ Cao đẳng, Đại học - Trung học chuyên nghiệp - Công nhân kỹ thuật, thông qua việc giao chỉ tiêu tuyển sinh, thực hiện yêu cầu phân luồng hợp lý học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. Phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm một cách có hệ thống, để góp phần hoàn thiện thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho người dân địa phương, đồng thời hỗ trợ tài chính từ ngân sách của trung ương và địa phương hoặc tạo nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho các cơ sở đào tạo nghề.
Ba là, tuyên truyền và vận động người dân nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về đào tạo, qua đó giúp họ nhận thấy rằng, để thành đạt thì có thể bằng nhiều con đường khác nhau. Người dân có thể học đại học, cao đẳng hoặc cũng có thể học nghề và trở thành một người công nhân có tay nghề cao.
4.2.2.Giải pháp đối với cơ sở đào tạo nguồn nhân lực của công ty:
Một là, nâng cấp trung tâm đào tạo lên trường dạy nghề, phải chủ động trong việc xác định đúng mục tiêu đào tạo của mình, thông qua việc tìm hiểu, dự báo thị trường lao động và nhu cầu cần thiết thật sự của công ty .
Hai là, cần đầu tư và đẩy mạnh công tác cải tiến nội dung, chương trình đào tạo. Bổ sung, sửa đổi lại giáo trình, giáo án theo những yêu cầu của mục tiêu .
Ba là, đổi mới phương pháp đào tạo và tăng cường trang bị những phương tiện giảng dạy hiện đại, hệ thống phòng thí nghiệm, phòng thực hành và thực hiện phương
châm “ Vừa học, vừa làm” . Phải đặt người học vào vị trí trung tâm, tăng cường trao đổi giữa giáo viên với người học, giữa người học với nhau, để hình thành nên mối quan hệ nhiều chiều, tạo tính chủ động, sáng tạo, tự tin và khả năng quyết tâm rèn luyện của người học. Qua đó, vừa phát triển được khả năng tư duy, kiến thức và năng lực tự học, tự sáng tạo cũng như tác phong nghề nghiệp.
Bốn là, tăng cường đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng thông qua việc mời những chuyên gia, nhà kỹ thuật của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ôtô.Tìm kiếm các đề tài nghiên cứu khoa học để giáo viên nghiên cứu và thực hiện; khuyến khích giáo viên tự nghiên cứu và tự đi học thông qua việc cơ sở sẽ tạo điều kiện về mặt thời gian, thậm chí cả kinh phí.
Năm là, tăng cường công tác đánh giá chất lượng học sinh một cách nghiêm túc, bởi chất lượng học sinh chính là yếu tố quan trọng để tạo ra, nâng cao và duy trì uy tín, thương hiệu của cơ sở đào tạo.
4.2.3 Giải pháp đối với Ban quản lý KCN:
Một là, ban quản lý KCN cần nhanh chóng kết hợp với các bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương để mở thêm các trường, trung tâm đào tạo nghề tại KCN nhằm đào tạo trực tiếp công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp sản xuất trong KCN. Mặt khác, xúc tiến việc hình thành các trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Ban quản lý KCN, nhằm trợ giúp doanh nghiệp trong hoạt động tuyển dụng.
Hai là, doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận với các cơ sở đào tạo nghề, với Ban quản lý KCN để kết hợp mở các khóa đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tuyển được lao động như ý, cũng như giảm chi phí trong khâu đào tạo lại sau khi tuyển dụng.
Ba là, với lao động chưa đáp ứng tốt về chuyên môn, doanh nghiệp nên phân công xuống các tổ sản xuất để bố trí việc làm cụ thể.
Bốn là, các doanh nghiệp nên chủ động tiếp cận với Quỹ quốc gia giải quyết việc làm để có thể vay được khoản vốn với lãi suất ưu đãi, nhằm đầu tư để nâng cao chất lượng công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực cho doanh nghiệp mình. Một giải pháp trong tầm tay là nhà trường phải xem hiệu quả học tập là mục đích giảng dạy và sinh viên ra trường tìm được việc làm là mục tiêu cao nhất thì việc liên
kết với các doanh nghiệp sẽ được ví như chiến lược kinh doanh. Trong đó, doanh nghiệp là khách hàng của nhà trường và sinh viên là sản phẩm được đào tạo để cung cấp cho khách hàng. Tất nhiên, mối quan hệ này phải được duy trì thường xuyên để đảm bảo cho chương trình dạy và học trong nhà trường vừa toàn diện, hợp lý vừa đảm bảo sát với thực tế.
PHẦN 5: KẾT LUẬN
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đã tạo nên sự chủ động thật sự của doanh nghiệp trong việc xây dựng các phương án sản xuất, chính sách đối với người lao động v.v..
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty TNHH SX& LR ôtô Trường Hải không ngừng phấn đấu vươn lên, kiện toàn và nâng cao trình độ của cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề công nhân.
Cùng với chuyển đổi của cơ chế, Công ty đã cố gắng tìm mọi biện pháp hoà nhập bước đi của mình vào xu thế chung với sự phát triển của đất nước, ổn định và đứng vững trong cơ chế thị trường. Công ty đã tự khẳng định và tạo ra cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường bởi uy tín và chất lượng sản phẩm, đạt được cả hai mục tiêu : kinh tế và xã hội.
Với mục đích hoàn thiện bộ máy tổ chức ,đào tạo và phát triển nhân lực, Công ty đã không ngừng tận dụng và phát huy những điểm mạnh, hạn chế và thủ tiêu dần những sai sót còn tồn đọng. Vì vậy Công ty đã dần khắc phục được những khó khăn và đạt được những thành tựu đáng kể, hiệu quả của công tác tổ chức, đào tạo và phát triển nhân lực được thể hiện thông qua những số liệu thực tế biết nói của Công ty.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, Công ty phải tuân thủ Luật doanh nghiệp, Luật lao động và các qui định khác của pháp luật Việt Nam về môi trường, lao động, trình độ công nghệ, khả năng tự chủ về tài chính...
Lãnh đạo Công ty luôn đảm bảo công tác sản xuất - kinh doanh của công ty phát triển không ngừng nhằm tạo cho người lao động có công việc ổn định, mức thu nhập đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện nay của mỗi người. Mức lương bình quân của CBCNV công ty khá cao so với mặt bằng lương của khu công nghiệp Tam Hiệp
Ngoài ra công ty đã soạn thảo và áp dụng Quy Chế về tiền lương, Kỷ Luật,
Khen Thưởng rõ ràng, hợp lý và mang tính khích lệ sự đóng góp xây dựng tạo được
sự an tâm công tác của người lao động. Cơ cấu tiền lương và các chế độ, chính sách khen thưởng còn có tính cạnh tranh rất cao trong khu vực; đây là yếu tố thu hút, ổn định và phát triển nguồn nhân lực, tạo sự tăng trưởng bền vững của công ty.
Danh tiếng phải là danh tiếng tốt, được tạo dựng từ lao động chân chính, trong sáng. Công ty trong quá trình phát triển luôn tạo được niềm tin vào cộng đồng địa phương, không những chỉ ở việc giải quyết lao động (hơn 84% lao động là người địa phương), mà còn tạo ra các quan hệ xã hội tốt đẹp bằng các hoạt động từ thiện, tương trợ nhân ái, và thật sự quan trọng, bằng sự tôn trọng luật pháp, tôn trọng tập quán sinh hoạt cộng đồng địa phương như lễ hội, ma chay, cưới hỏi, sinh hoạt đoàn thể, tôn giáo. Hiện nay Công ty đang thực hiện việc quản trị nguồn nhân lực theo các chức năng sau:
Thu hút - Đào tạo - Phát triển đã tạo nên một chuỗi thống nhất để phát triển nguồn nhân lực, với chính sách ưu đãi hấp dẫn nhằm thu hút nguồn lao động có tay nghề và chuyên môn kỹ thuật cao từ các nơi về đóng góp chất xám vào sự phát triển, Công ty đã thực hiện đầy đủ các chế độ nhà nước qui định nhằm khuyến khích người lao động, đồng thời tổ chức thực hiện các kế hoạch đào tạo tại chỗ, đào tạo lại, đào tạo nâng cao. Đến nay Công ty đã có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật vững vàng, trình độ tay nghề cao nhiều kinh nghiệm, lực lượng công nhân đông đảo, ham học hỏi, nhiệt tình, tích cực, sẵn sàng cống hiến hết mình cho sự phát triển chung , đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường.
Kể từ khi đi thành lập đến nay Công ty đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ và đã được thể hiện qua các bằng khen, giấy khen và cờ thưởng của các cấp chính quyền, ban ngành:21/7/06 UBND Quảng Nam tặng bằng khen Công ty TNHH SX&LR ôtô di lịch Trường Hải - Kia đã có thành tích “đầu tư xây dựng phát triển khu Kinh tế mở Chu Lai – Quảng Nam”.
Với bề dày kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực sửa chữa phục hồi, cải tiến, chế tạo phụ tùng và lắp ráp ô tô của bản thân người lãnh đạo - TGĐ kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên ông Trần Bá Dương - nói riêng và Công ty Ô Tô Trường Hải nói chung. Đội ngũ lãnh đạo quản lý và kỹ thuật Công ty Chu Lai - Trường Hải được hình thành từ đội ngũ lãnh đạo quản lý và kỹ thuật của Công ty Trường Hải. Hơn thế nữa đội ngũ mới này còn được thường xuyên tập huấn, đào tạo và làm việc chung với các chuyên gia Hàn, Trung Quốc, Mã Lai, Philippines, nhờ vậy các tri thức, kỹ năng về chuyên ngành của họ được cập nhật và nâng cấp thường xuyên, đáp ứng kịp những thay đổi cải tiến liên tục của ngành công nghiệp ô tô hiện đại của khu vực Á Châu.
Qua đợt thực tập tại công ty, em đã có dịp tiếp xúc với thực tế tại một đơn vị sản xuất kinh doanh lớn. Do thời gian thực tập có hạn, bản thân chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nên đề tài chắc chắn còn có rất nhiều thiếu sót, em rất muốn được sự cảm thông và có sự góp ý chân thành của Lãnh đạo công ty, của các Thầy, cô giáo để đề tài hoàn thiện hơn.
Em gửi lời cám ơn trân trọng đến Ban lãnh đạo, các anh, chị trong công ty. Chúc công ty Ôtô du lịch -Trường Hải -Kia thành công và phát triển. Em cám ơn cô giáo hướng dẫn và các Thầy, Cô giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Sinh viên: Võ Văn Nguyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu. (2000). Kinh tế lao động. NXB Lao động
[2]. Lê Thanh Tâm; Ngô Kim Thanh.(2003). Giáo trình quản trị doanh nghiệp.