Khái quát về công tác đào tạo & phát triển nhân lực tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty SX LR ô tô Du lịch Trường Hải Kia (Trang 36 - 42)

3.1.2.1 Bộ phận thực hiện công tác đào& phát triển nhân lực trong công ty:

Nhận thức được vai trò của nguồn nhân lực sẽ quyết định đến sự thành công nên ngay từ khi xây dựng dự án, lãnh đạo Công ty đã quan tâm thích đáng đến công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực để chọn lọc, hình thành đội ngũ cán bộ trẻ, năng động và có năng lực. Công ty đã thành lập Trung tâm đào tạo tại công ty.

3.1.2.2 Qui trình thực hiện:

Lập kế hoạch đào tạo:

Hàng năm, Công ty lập kế hoạch đào tạo cụ thể căn cứ vào: yêu cầu nhiệm vụ của các phân xưởng bộ phận, yêu cầu kế hoạch phát triển của Công ty... Các hình thức giáo dục, đào tạo được cân đối giữa các nhu cầu ngắn và dài hạn của Công ty (bao gồm các nhu cầu về sự phát triển, học tập và tiến bộ nghề nghiệp).

Khi hoạch định kế hoạch giáo dục đào tạo người lao động, Công ty xem xét phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, trách nhiệm, sự tâm huyết và sự gắn bó lâu dài của người lao động với sự nghiệp phát triển của Công ty, đó là những tiêu chí quan trọng để có kế hoạch ưu tiên đào tạo lâu dài. Những cán bộ chủ chốt có năng lực, có tư cách đạo đức tốt được ưu tiên đào tạo nhằm tạo điều kiện cho họ nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn và tiến bộ nghề nghiệp. Những nhân viên trẻ năng động sẽ được tạo cơ hội học hỏi, chọn lựa để có kế hoạch đào tạo lâu dài nhằm tạo nguồn cán bộ cho Công ty .

- Kế hoạch dài hạn định hướng chung nhiều năm. - Kế hoạch đào tạo cụ thể cho từng năm.

- Đào tạo đột xuất.

Kế hoạch đào tạo hàng năm được phụ trách phòng/ bộ phận phối hợp phòng TC-HC lập; kế hoạch đào tạo dài hạn hoặc hằng năm của năm sau được phòng TC-HC gửi về Ban giám đốc vào tháng 12 của năm trước đó để báo cáo trình Giám đốc phê chuẩn; Kế hoạch đào tạo đột xuất được lập theo yêu cầu công việc mà các phòng, bộ phận có liên quan tham mưu, đề xuất lãnh đạo công ty tổ chức các khoá đào tạo hoặc cử CB-CNV tham gia các khoá đào tạo do các cơ quan, đơn vị bên ngoài tổ chức.

Triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo:

Việc tổ chức kế hoạch đào tạo được phân công như sau:

Trường hợp tự đào tạo tại công ty: tùy theo nội dung của kế hoạch đào tạo, phụ trách các phòng, bộ phận có trách nhiệm tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả sau khi hoàn tất khoá học.

Trường hợp đào tạo bên ngoài: phụ trách các phòng liên quan phối hợp với phòng TC - HC thực hiện.

Căn cứ kế hoạch đào tạo đã được duyệt, phụ trách phòng, bộ phận thực hiện:

Đối với tự đào tạo tại công ty:

Bằng hình thức kèm cặp tại chổ: là hình thức vừa học vừa làm, được áp dụng cho công nhân kỹ thuật lẫn cán bộ công nghệ. Người có kinh nghiệm làm việc lâu năm truyền đạt kinh nghiệm trực tiếp cho người mới học việc, tập sự trong bộ phận mình.

Bằng hình thức truyền đạt rộng rãi: người có kiến thức chuyên môn giỏi sẽ truyền đạt lại kiến thức cho người mới vào thông qua các lớp huấn luyện , giảng dạy quy mô tương đối.

Các khoá tự đào tạo do công ty tổ chức: giảng viên có thể là cán bộ của công ty hoặc liên hệ bên ngoài.

Đào tạo bên ngoài:

Đào tạo bên ngoài là việc công ty cử cán bộ, nhân viên của mình tham gia các khóa đào tạo do các đơn vị bên ngoài Công ty tổ chức bao gồm cả trong nước và nước ngoài.

Căn cứ vào chương trình đào tạo của tổ chức bên ngoài, các phòng có trách nhiệm sắp xếp công việc để tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên được cử đi đào tạo.

Cán bộ nhân viên sau khi hoàn thành khoá học phải lập báo cáo kết quả khoá đào tạo ngoài phạm vi công ty hoặc viết bài thu hoạch và gửi cho phòng TC-HC để theo dõi, trình Giám đốc xem xét.

Hồ sơ đào tạo của mỗi cá nhân được phòng Tổ chức – Hành chính lập, theo dõi và lưu hồ sơ cá nhân.

Bên cạnh các lớp đào tạo huấn luyện từ bên ngoài, công ty còn thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo tại công ty bằng nhiều hình thức như kèm cặp tại chỗ, người có kinh nghiệm truyền đạt cho người tập sự, thử việc.

Ngoài ra nhà máy phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức học và cấp chứng chỉ về an toàn vệ sinh lao động, các lớp học về phòng cháy chữa cháy.

Trong thời gian các học viên tham gia khóa học, nhất là các khóa học tại công ty, Ban lãnh đạo đều đã có sự hỗ trợ các phương tiện giảng dạy như chuẩn bị tài liệu, các dụng cụ học tập. Những người được cử đi đào tạo bên ngoài thì trong thời gian tham gia các khoá học được nhà máy cho hưởng 100% lương, ngoài ra còn được thanh toán các khoản học phí, chi phí đi lại, ăn ở.

Theo dõi, kiểm soát ứng dụng của công tác đào tạo:

Chi phí đào tạo được hạch toán vào giá thành sản phẩm, do vậy khi tiến hành đào tạo Công ty luôn có sự đánh giá, cân đối trong đào tạo và hiệu quả của công tác đào tạo.

Ban lãnh đạo công ty luôn mong muốn việc học tập phải được áp dụng vào thực tế công việc.

Đánh giá công tác giáo dục đào tạo:

Chính nhờ triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo mà trong gần hai năm qua kiến thức, kỹ năng, tay nghề, trình độ chuyên môn của CBCNV công ty được nâng lên rõ rệt; công tác quản lý ngày càng được nâng cao, người lao động nắm vững khoa học kĩ thuật, công nghệ, vững vàng hơn trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của nền công nghiệp hiện đại và thích ứng với cơ chế thị trường năng động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khăn nhất định do thị trường cạnh tranh gay gắt, chất lượng chưa được ổn định. Từ khi nắm bắt được thông tin phản hồi, Công ty đã nỗ lực đào tạo lại, đào tạo nâng cao, tổ chức hệ thống dịch vụ sau bán hàng để chăm sóc khách hàng. Chính vì vậy, sản phẩm của TRUONGHAI AUTO được thị trường chấp nhận, điều đó nói lên được tầm quan trọng của công tác giáo dục đào tạo tại Công ty.

Sự nghiệp phát triển lâu dài và bền vững của Công ty đòi hỏi sự phát triển đi lên không ngừng của lực lượng lao động. Do vậy, trong quá trình làm việc, người lao động luôn được khuyến khích và tạo điều kiện để không ngừng học tập và rèn luyện để càng ngày càng tiến bộ, học hỏi, nắm bắt nhanh công nghệ, kĩ thuật...và được cập nhật các kiến thức khoa học mới, hiện đại trên thế giới, tránh bị tụt hậu trong sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay.

Mỗi sự đóng góp của mỗi cá nhân đều được Công ty quan tâm xem xét, cân nhắc, có những chính sách phù hợp. Hàng năm, Công ty tổ chức họp bình xét, khen thưởng cho những cá nhân, đơn vị có những thành tích đóng góp xuất sắc vào công cuộc xây dựng và phát triển Công ty .

3.1.2.3 Nhu cầu và mục tiêu đào tạo của doanh nghiệp:

a. Những vấn đề chung:

Mục tiêu của công tác đào tạo và phát triển nhân lực là cung cấp cho doanh nghiệp một lực lượng lao động có hiệu quả.

Để công ty tồn tại và phát triển, nhà quản trị cần nắm vững 4 mục tiêu cơ bản sau đây:

*Mục tiêu xã hội:

Công ty phải đáp ứng nhu cầu và thách đố của xã hội, công ty hoạt động vì lợi ích của xã hội chứ không vì lợi ích của riêng mình.

*Mục tiêu thuộc về tổ chức:

Quản trị làm thế nào cho tổ chức có hiệu quả

Quản trị nhân sự tự nó không phải là cứu cánh, nó chỉ là một phương tiện giúp các cơ quan đạt được mục tiêu của mình.

* Mục tiêu chức năng và nhiệm vụ:

ban đều phải có đóng góp phục vụ cho yêu cầu của tổ chức

*Mục tiêu cá nhân:

Nhà quản trị phải nhận thức được rằng nếu lãng quên mục tiêu cá nhân của CNV thì năng suất sẽ giảm, khả năng hoàn thành công tác không cao và nhân viên có khả năng rời bỏ công ty.

Để đạt được các mục tiêu trên ta phải có các hoạt động quản trị nhân sự cụ thể, các hoạt động thể hiện qua bảng sau:

Các mục tiêu Các hoạt động hổ trợ

1/ Mục tiêu xã hội -Tuân theo luật pháp

-Các dịch vụ theo yêu cầu

-Mối tương quan giữa công đoàn và cấp quản trị

2/ Mục tiêu thuộc về tổ chức -Hoạt động quản trị nhân sự -Tuyển chọn

-Đào tạo và phát triển -Đánh giá

-Sắp xếp

-Các hoạt động kiểm tra 3/ Mục tiêu chức năng, nhiệm vụ -Đánh giá

-Sắp xếp

-Các hoạt động kiểm tra

4/ Mục tiêu cá nhân -Đào tạo và phát triển

-Đánh giá -Sắp xếp

-Tiền lương, tiền thưởng -Các hoạt động kiểm tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cánh cửa của nền kinh tế mở ra với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Để hoà nhập với sự phát triển của nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới và để tồn tại, phát triển đi lên trong cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, phải tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý cần phải tính toán như thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của công ty mình đáp ứng được nhu cầu công việc. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động là góp phần hạ giá thành sản phẩm, đó là yếu tố quyết định để tăng thu nhập, tăng tích luỹ cho đơn vị cũng như cho người lao động.

Việc đào tạo nhân viên nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỷ năng của một cá nhân đối với công việc hiện hành nhằm cải tiến, nâng cao sự thành thục, khéo léo của cá nhân một cách hoàn thiện theo một hướng nhất định vượt ra ngoài công việc hiện hành phát triển trình độ tay nghề và khả năng làm việc của nhân viên và nhằm chuẩn bị cho công nhân viên theo kịp với cơ cấu tổ chức khi nó thay đổi và phát triển. Đào tạo và phát triển là một nhu cầu không thể thiếu đối với bất cứ loại hình tổ chức nào.

Việc phát triển nguồn nhân lực thực ra không phải là vì họ chỉ là người giúp việc thuộc về một bộ phận nhân lực mà là vấn đề con người. Giáo dục, hoạt động và lợi ích của người lao động và bộ phận quản lí là tạo điều kiện phát triển kiến thức, tính sáng tạo, khả năng suy nghĩ rộng về kĩ thuật công nhân viên.

Đầu tư vào yếu tố “con người” là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, là khâu phức tạp trong toàn bộ công tác hoạch định chiến lược kinh doanh. Nó có ý nghĩa quan trọng trong công tác điều hành doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào dòng “ Chất xám”của mỗi người, của từng bộ phận trong công ty.

Để quản lý và điều hành mọi hoạt động, Công ty đã xây dựng bộ máy gồm các phòng ban phân xưởng, mạng lưới văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý phù hợp với yêu cầu thực tế sản xuất kinh doanh. Lãnh đạo công ty đã xem xét năng lực cá nhân để bổ nhiệm những cán bộ chủ chốt như: Ban Tổng giám đốc, Giám đốc kỹ thuật, Giám đốc kế hoạch, Giám đốc kinh doanh, Giám đốc dịch vụ, Giám đốc sản xuất. Trưởng

phó các phòng, ban. Quản đốc, phó quản đốc các phân xưởng, Tổ trưởng sản xuất... Với đội ngũ cán bộ đầy nhiệt huyết và tận tâm với công việc, có tinh thần trách nhiệm cùng với kinh nghiệm trong công tác quản lý đã góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng ổn định và phát triển.

Trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường ô tô và sự đòi hỏi phải tập trung mọi nguồn lực, chạy đua với thời gian trong giai đoạn xây dựng cơ bản để đưa sản phẩm ra thị trường nhiều hơn, tốt hơn, nên hiện nay Công ty đã triển khai tiến hành các bước để cũng cố vững mạnh các tổ chức đoàn thể nhằm làm tốt vai trò cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao động, giáo dục đội ngũ người lao động hoàn thành tốt trách nhiệm của mình đối với công ty, đồng thời chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu chiến lược của Doanh nghiệp. Hàng năm, Công ty phối hợp với các cơ quan, ban ngành bên ngoài tổ chức huấn luyện, cử CBCNV tham gia các cuộc hội thảo, đào tạo chuyên sâu nhằm nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV...Những hoạt động giáo dục đào tạo đã góp phần nâng cao trình độ của người lao động, từ đó tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của Công ty ngày càng lớn mạnh.

3.1.3. Tình hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty SX LR ô tô Du lịch Trường Hải Kia (Trang 36 - 42)