Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế Quỳnh Lưu đến

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại chi cục thuế huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 104)

Lưu đến năm 2020

Quan điểm 1: Quản lý thu thuế theo hướng đảm bảo công bằng giữa các đối

tượng nộp thuế

Để đảm bảo công bằng trong việc đánh thuế dựa trên khả năng trả thuế của đối tượng nộp thuế, không mang tính tận thu và có xét đến điều kiện, hoàn cảnh sống của từng người là một nguyên tắc quan trọng của pháp luật về thuế. Ở đây, đòi hỏi công bằng phải là sự công bằng chung của xã hội, phù hợp với định hướng phát triển của nước ta và các nước trên thế giới. Muốn vậy, việc xác định, ấn định mức thuế phải nộp phải đảm bảo độ chính xác, công khai, công bằng.

Quan điểm 2: Tăng cường quản lý thu thuế nhưng đảm bảo không ảnh hưởng

tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng nộp thuế

Tăng cường quản lý thu thuế nhằm tạo nguồn thu cho NSNN, tránh thất thoát thuế nhưng không tạo áp lực, gây căng thẳng; giảm các thủ tục không cần thiết; rút ngắn, sắp xếp thời gian phù hợp để không ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất kinh doanh của DN, Hộ kinh doanh.

Quan điểm 3: Quản lý chặt chẽ nguồn thu nhưng theo quan điểm nuôi dưỡng

nguồn thu

Để doanh nghiệp, HKD có được sức cạnh tranh lớn, sản phẩm được chấp nhận không những tại thị trường trong nước mà cả thị trường quốc tế, thì chính sách thuế cần phải hỗ trợ để doanh nghiệp yên tâm sản xuất. Các chính sách cần phải minh bạch rõ ràng, thủ tục hành chính giảm bớt giúp đối tượng nộp thuế tiết kiệm được chi phí, thời gian; nhờ đó sức cạnh tranh của nền kinh tế cao hơn và các nguồn thu ngân sách sẽ tăng thêm.

Quan điểm 4: Tăng cường ý thức tự giác và phối hợp của người nộp thuế

Nâng cao nhận thức của người nộp thuế là yếu tố quan trọng để thực hiện tốt công tác thu thuế tại địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu được giao. Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, với phương châm mỗi cán bộ thuế

là một tuyên truyền viên, tổ chức các buổi gặp mặt với những doanh nghiệp, đối tượng nộp thuế trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Mặt khác phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách thuế trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nêu cao vai trò và tiện ích của việc kê khai, thực hiện thuế qua mạng để người nộp thuế thực hiện nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

Quan điểm 5: Đơn giản thủ tục trong khâu nộp thuế nhưng tăng cường công tác

hậu kiểm nhằm đảm bảo tránh thất thu thuế

Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận "một cửa", tăng cường phối hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng trong quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NNT trong việc chấp hành chính sách, pháp luật thuế; tập trung rà soát các thủ tục liên quan đến lĩnh vực mà người nộp thuế đang thực hiện nhằm phát hiện, loại bỏ những thủ tục trùng lắp, gây lãng phí, phiền hà cho người nộp thuế đồng thời tăng cường công tác hậu kiểm nhằm tránh thất thu các khoản thuế. 3.2. Mục tiêu và phương hướng nhiệm vụ quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế Quỳnh Lưu đến năm 2020

Mục tiêu

Mục tiêu của chương trình cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 là “ Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà Nước“ (QĐ số 732/2011/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 10 năm tới (2011-2020). Với mục tiêu đề ra thì đổi mới cải cách hệ thống quản lý thuế, giúp xây dựng hệ thống, chính sách thuế ngày càng tiên tiến, phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế.

Nhận thức được yêu cầu và thách thức trong giai đoạn phát triển mới, kết hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Quỳnh Lưu trong giai đoạn 2015 – 2017 thì mục tiêu cụ thể là huy động thu NSNN trong các năm có thể duy trì ở tỷ lệ khoảng 20-24%GDP, riêng tổng nguồn thu ngân sách nhà nước năm 2015 đạt 182 tỷ đồng vượt 13% so với năm 2014. Tốc độ tăng trưởng số thu thuế, phí và lệ phí bình quân tăng hàng năm đạt từ 10-12%/năm. Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra công tác quản

lý thuế cần được hiện đại hoá toàn diện cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý kiểm soát cho được tất cả các đối tượng chịu nộp thuế, đối tượng không nộp thuế, hạn chế thấp nhất mức thu thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thu vào NSNN.

Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế. Khi thực hiện nộp thuế theo cơ chế mới, nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan thế là tập trung vào việc kiểm tra và phát hiện kịp thời những sai phạm để nhắc nhở, giáo dục đối với những trường hợp các đối tượng tính thuế không đủ, không đúng, dây dưa nợ thuế, hoặc xử phạt nghiêm khắc những trường hợp cơ chế tự khai, tự tinh thuế, tự nộp để gian lận, để chiếm đoạt tiền thuế. Thực tiễn ở nước ta trong thời gian quan cho thấy tình trạng gian lận, trốn lậu thuế khá phổ biến, và ngày càng tăng lên.

Phương hướng nhiệm vụ

Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, ngành Thuế phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, đáp ứng tối đa các yêu cầu của hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; góp phần nâng cao thứ bậc cạnh tranh của nền kinh tế, tạo mọi điều kiện cho người dân doanh nghiệp tự do làm ăn kinh doanh theo pháp luật cũng như góp phần tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy đầu tư...kết hợp với mục tiêu nêu trên, Chi cục Thuế Quỳnh lưu đề ra phương hướng nhiệm vụ trong giai đoạn 2015 – 2017 như sau:

+ Về công tác chỉ đạo, điều hành thu:

Chú trọng công tác đánh giá, phân tích, dự báo những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước trên từng địa bàn, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm chống thất thu, khai thác nguồn thu để kiến nghị với UBND huyện chỉ đạo chính quyền thị trấn, các xã, các ngành phối hợp với ngành thuế thực hiện. Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện tốt các chính sách mới về thuế, đặc biệt là Luật Quản lý Thuế và các luật Thuế sửa đổi bổ sung.

+ Về công tác tuyên truyền hỗ trợ:

Tập trung chỉ đạo, hỗ trợ DN kê khai thuế qua mạng phấn đấu đạt 95% DN đang quản lý;

Tổ chức đối thoại với người nộp thuế để giải quyết mọi vướng mắc; Phấn đấu năm 2015 có 95% DN mà Chi cục quản lý thực hiện kê khai và nộp thuế qua mạng. Đồng thời

phải nâng cao chất lượng trang điện tử của ngành thuế có đầy đủ thông tin, chính xác, dễ truy cập đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

+ Công tác chống thất thu ngân sách:

Tiếp tục chỉ đạo triển khai, thực hiện có hiệu quả các đề án chống thất thu thuế trên các lĩnh vực của Cục Thuế Nghệ An và UBND huyện. Nhằm ngăn chặn tình trạng trốn lậu thuế, chây ỳ thuế. Tập trung vào các lĩnh vực còn thất thu thuế như cho thuê nhà, địa điểm kinh doanh, ăn uống, dịch vụ .... Phối hợp với Trung tâm khai thác quỹ đất, để tổ chức đấu giá và tăng cường công tác thu tiền SDĐ tại các doanh nghiệp đầu tư vào các khu CN, tiểu thủ CN trên địa bàn. Phối hợp với các Phòng của UBND huyện để quản lý thu phí và lệ phí trên toàn huyện, phí chợ Giát, phí BVMT và các loại phí, lệ phí tại thị trấn, các xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Về công tác quản lý nợ thuế:

Thực hiện tốt quy trình Quản lý nợ, Quy chế phối hợp giữa các Đội Thuế đồng thời giao kế hoạch thu nợ cho các đội và cán bộ thuế. Ngoài ra tăng cường áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế nhằm hạn chế nợ mới phát sinh lớn. Tập trung xử lý số nợ đọng thuế theo đúng chỉ đạo của Tổng cục Thuế.

+ Về đội ngũ cán bộ thuế

Xây dựng và bổ sung nguồn nhân lực cho phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế và nhu cầu thực tiễn cho Chi cục Thuế Quỳnh Lưu. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế có trình độ chuyên sâu, có phẩm chất đạo đức trung thực và trong sạch. Đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát thực thi công vụ của cán bộ thuế.

3.3. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế Quỳnh Lưu Nhìn chung ngành thuế Việt Nam trong thời gian gần đây đã có những bước Nhìn chung ngành thuế Việt Nam trong thời gian gần đây đã có những bước tiến vượt bậc trong quá trình quản lý nguồn thu thuế cụ thể như cải cách quy trình nghiệp vụ, thủ tục hành chính thuế nhờ vào chính sách tự kê khai, tự tính thuế... nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Do đó, cần phải tiếp tục nghiên cứu cải cách nhằm đẩy mạnh công tác quản lý thu thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, từng bước hiện đại hoá, kịp thời hướng dẫn và chỉ đạo để các cơ quan thuế địa phương thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Xuất phát từ những hạn chế trong công tác quản lý thu thuế của Chi cục Thuế Quỳnh Lưu kết hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của Chi cục trong thời gian tới, tác giả xin mạnh dạn đưa ra một số nhóm giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại Chi cục Thuế huyện Quỳnh Lưu

3.3.1. Hoàn thiện công tác tuyên truyền về thuế và hỗ trợ người nộp thuế

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, đòi hỏi cần xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền có chất lượng cao. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải thích các chính sách, quy trình, thủ tục và nghĩa vụ nộp thuế cho mọi tầng lớp nhân dân và phát triển dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế. Trong khi đó, theo số liệu khảo sát thì có đến 21% ý kiến DN và gần 17% ý kiến HKD cho rằng họ thực sự không hài lòng về chất lượng dịch vụ của Chi cục. Khi tiến hành hỏi nguyên nhân thì trên 10% cho rằng đạo đức, phẩm chất của cán bộ thuế còn yếu. Hiện tượng gây khó khăn, thờ ơ, giải thích chưa đầy đủ và thiếu tính thuyết phục với người nộp thuế vẫn còn. Kiến thức chuyên môn còn kém như kiến thức về luật thuế, kế toán .... Vì vậy, theo tác giả để công tác quản lý thu thuế tại Chi cục tốt hơn nữa thì Chi cục cần có những giải pháp trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Cụ thể:

- Cần nâng cao chất lượng cán bộ qua việc đào tạo có tính chất chuyên sâu, chuyên nghiệp theo từng bộ phận chức năng để đáp ứng yêu cầu chuyên môn hóa. Cùng với kiến thức chuyên môn sâu rộng trong nhiều lĩnh vực (nhất là thuế, kế toán và luật), cán bộ hỗ trợ, tư vấn thuế còn cần các kỹ năng nghề nghiệp phục vụ công việc như ngoại ngữ, vi tính, kỹ năng lắng nghe, phân tích yêu cầu, trình bày quan điểm và thuyết phục. Ngoài ra, phong cách ứng xử văn minh lịch sự, mềm mỏng, khéo léo, linh hoạt cũng là những yêu cầu không thể thiếu.

- Ngoài ra, Chi cục thuế cần phải phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như đài truyền thanh các xã, thị trấn để tuyên truyền, đảm bảo cho đối tượng nộp thuế hiểu rõ về chính sách thuế, biết ghi chép kê khai, tính thuế, quyết toán thuế đúng quy định và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Chẳng hạn như nếu người mua hàng không lấy hóa đơn hoặc không quan tâm đến tính hợp pháp, hợp lệ của hoá đơn thì sẽ không thể kiểm soát được người bán hàng gian lận trong việc sử dụng hoá đơn, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. Vì vậy, cán bộ thuế cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về chính sách thuế về các quy định trong quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ, nhằm nâng cao ý thức cho nhân dân phải đòi hỏi hoá đơn khi mua hàng hoá, hạn chế tình trạng gian lận trong việc sử dụng hoá đơn, chứng từ.

- Tăng cường quản lý theo định hướng đầu ra và kết quả, trong đó xây dựng tiêu chuẩn cán bộ theo từng chức năng, vị trí công việc và xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả koạt động cung cấp dịch vụ của cơ quan thuế. Các tiêu chí này phải cụ thể và công

khai để NNT có thể theo dõi, giám sát dễ dàng, đồng thời gắn trách nhiệm của công chức thuế với kết quả công việc của mình đảm nhiệm. Các tiêu chí đánh giá công chức phải bao gồm cả tiêu chí về số lượng và chất lượng như thời gian tư vấn, số lượng các cuộc tư vấn, tỷ lệ câu hỏi tư vấn...Các tiêu chí này sẽ được sử dụng làm căn cứ đánh giá, phân loại cán bộ thuế để thực hiện việc thưởng, phạt thỏa đáng, nhằm tạo ra động lực khuyến khích làm việc. Các dịch vụ đánh giá mà phòng tuyên truyền hỗ trợ cung cấp phải tập trung vào sự hoài lòng và thỏa mãn NNT.

- Chi cục thuế phải kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, người có công phát hiện, tố giác các trường hợp vi phạm pháp luật thuế và có biện pháp xử lý nghiêm minh, kịp thời các trường hợp vi phạm, chống phá công tác quản lý thuế.

3.3.2. Nâng cao chất lượng kê khai thuế

- Bên cạnh các DN, HKD kê khai thuế điện tử thì số lượng DN, HKD kê khai

thuế theo hình thức truyền thống vẫn chiếm khá lớn (số DN kê khai thuế điện tử năm 2014 chiếm 40,6%, số DN kê khai thuế theo hình thức truyền thống chiếm gần 60%). Về thuận lợi, việc triển khai dịch vụ thuế điện tử có nhiều thuận lợi kể từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 tại Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011. Theo đó: Đến năm 2015 tối thiểu có 60% doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 50% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; 70% số người nộp thuế hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp. Đến năm 2020 tối thiểu có 90% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử, 65% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet…Do đó, để hoàn thiện công tác quản lý thu thuế được hiệu quả, giảm bớt sai phạm và tránh tổn thất nguồn thu cũng như đảm bảo công bằng cho NNT đòi hỏi cán bộ thuế phải đôn đốc doanh nghiệp nộp tờ khai thuế, nộp báo cáo quyết toán, đảm bảo đúng hạn và hạn chế sai sót. Vì vậy nếu có sai sót thì phải tiến hành chỉnh sửa kịp thời. Bên cạnh đó, hàng tháng cần kiểm tra; phát hiện kịp thời các trường hợp cố tình vi phạm và có biện pháp xử lý nghiêm minh. Phải bám sát tình hình cấp giấy phép kinh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại chi cục thuế huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 104)