Một số kinh nghiệm tại các chi cục trong nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại chi cục thuế huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 35 - 39)

Kinh nghiệm của Đô Lương

Chi cục Thuế huyện Đô Lương là một chi cục có số thu tương đối lớn trên địa bàn, nhưng số nợ thuế rất ít. 6 tháng đầu năm 2014, số thu Chi cục Thuế huyện Đô Lương đạt được 54,579 tỷ đồng/73,6 tỷ đồng kế hoạch, bằng 74,2% dự toán pháp lệnh. Đó là một kết quả rất đáng mừng trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Nợ đọng thuế trên địa bàn chỉ còn 7,8 tỷ đồng, số nợ này “khiêm tốn” nếu so sánh với với nợ đọng ở một số Chi cục như Hưng Nguyên nợ 16,5 tỷ đồng, TX. Hoàng Mai nợ 26,1 tỷ đồng, Nam Đàn nợ 17,3 tỷ đồng, Nghi Lộc nợ 17,2 tỷ đồng, Diễn Châu nợ 17,3 tỷ đồng, TX. Thái Hòa nợ 15,5 tỷ đồng...[16].

Trao đổi với Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Đô Lương - ông Mai Văn Đông được biết “bí quyết” ở Đô Lương đó chính là huy động sức mạnh tổng hợp từ chính quyền địa phương, các ngành mình trên địa bàn, từ đó tạo ra được “quyền lực” trong thu thuế và thu nợ thuế. Nhưng để làm được điều đó, chính ngành Thuế phải chứng tỏ vai trò đầu tàu, tiên phong của mình, phải phát huy trí tuệ của mình vào công tác quản lý thuế trên địa bàn để đạt được kết quả tốt nhất. Chi cục Thuế huyện Đô Lương đã tham mưu cho huyện ban hành Đề án “Chống thất thu và phát triển nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện Đô Lương, giai đoạn 2011-2015”.

Và rất nhiều giải pháp được Chi cục Thuế huyện Đô Lương đưa ra, cùng với phát triển nguồn thu là chống thất thu. Chi cục thuế chủ trì, phối hợp các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác công khai thuế, tích cực tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế, đồng thời lập hồ sơ vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế. Chi cục cũng tham mưu UBND huyện thành lập đoàn liên ngành kiểm tra hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, cương quyết xử lý các đối tượng kinh doanh không

có giấy phép ĐKKD và kinh doanh không kê khai, nộp thuế. Công tác phối hợp giữa Chi cục với các đơn vị, phòng, ban cũng mang lại hiệu quả cao. Đó là: Phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch thống kê hoá đơn bán hàng các cơ sở sản xuất, kinh doanh viết cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách, qua đó đối chiếu với kê khai của các cơ sở kinh doanh, phát hiện những trường hợp vi phạm trong việc sử dụng hoá đơn bán hàng; phối hợp với chủ đầu tư và Ban quản lý các dự án (kể cả huyện và xã) kiểm tra, đối chiếu việc đăng ký, kê khai thuế của các nhà thầu đối với các công trình đã và đang thi công trên địa bàn toàn huyện; Phối hợp Phòng Tài nguyên – Môi trường kiểm tra thủ tục pháp lý các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác đất, đá, cát, sạn và tham mưu cho UBND huyện có văn bản chỉ đạo về việc khai thác khoáng sản. Đồng thời, phối hợp với Công an huyện điều tra, xác minh và xử lý các tổ chức, cá nhân kinh doanh có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thương mại trên các lĩnh vực: Xây dựng cơ bản; Kinh doanh vận tải; Chế biến lâm sản; Khai thác cát, sạn...

Để “siết chặt” các nguồn tiền chu chuyển, Chi cục đã phối hợp với các ngân hàng trên địa bàn để nắm lượng tiền chuyển khoản của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực, qua đó phát hiện các trường hợp kinh doanh không kê khai thuế hoặc kê khai không đầy đủ, kịp thời theo quy định... Phí là khoản thu quan trọng của ngân sách, để tăng nguồn thu này, Chi cục thuế tiến hành kiểm tra thực tế tại các xã, thị có hoạt động thu phí (phí đò, phí chợ, phí bến bãi...) đồng thời thực hiện tốt công tác kiểm tra quyết toán phí, lệ phí.

Chính sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với các ngành trên địa bàn cùng với sự tích cực, tinh thần trách nhiệm cao, sự tận tụy của người đứng đầu và từng cán bộ thu thuế nên Đô Lương vừa thực hiện tốt nhiệm vụ thu, đồng thời kiểm soát tốt nợ thuế. Ông Hoàng Quốc Việt – Phó Chủ tịch UBND huyện Đô Lương khẳng định: “Công tác thu ngân sách muốn đạt kết quả cao một mình ngành Thuế không làm được mà phải có sự vào cuộc của các ngành cùng với Chi cục Thuế một cách chặt chẽ”.

Chi cục Thuế Biên Hòa: Thành công trong ứng dụng kê khai thuế qua mạng Trong nhiều năm qua, Chi cục Thuế Biên hòa không ngừng nỗ lực đổi mới trong các thủ tục cải cách hành chính thuế, cố gắng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị doanh nghiệp và người nộp thuế. Một trong những điểm sáng đó là ứng dụng công nghệ thông tin vào việc kê khai thuế điện tử. Đến nay, đã có khoảng 6.540/6.800 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn đã ứng dụng công nghệ thông tin vào việc kê khai thuế điện tử chiếm tỷ lệ hơn 96%. Bắt tay vào triển khai thực hiện, Chi

cục Thuế Biên Hòa thành lập hẳn một bộ phận riêng để quản lý vấn đề này. Ngay từ bước đầu, việc triển khai vô cùng khó khăn và thách thức. Một phần vì đây là ứng dụng mới và triển khai trong thời gian ngắn, một phần vì nhân sự của cơ quan thuế có phần hạn chế trong khi đó nhiều doanh nghiệp, đơn vị chưa hiểu hết được tiện ích của việc kê khai thuế qua mạng này. Trước tình hình đó, Chi cục Thuế Biên Hòa đã bắt tay liên kết với các công ty tại thành phố Hồ Chí Minh để tiến hành mở các đại lý cung cấp phần mềm hỗ trợ kê khai thuế (gọi tắt là iHTKK).

Bên cạnh đó, Chi cục tiến hành lên danh sách và cứ 2 buổi/ 01 tuần, mời các doanh nghiệp lên tại chi cục để triển khai với sự hướng dẫn của các chuyên viên đại lý cung cấp phần mềm. Mặc dù rất cố gắng nhưng đến hết quý 04 mới chỉ có khoảng hơn 100 doanh nghiệp, đơn vị hưởng ứng ứng dụng công nghệ này. Nói về những khó khăn ban đầu ông Nguyễn Toàn Thắng – Phó chi cục trưởng chi cục thuế Biên Hòa cho biết:

“Trong những ngày đầu triển khai cũng có những khó khăn nhất định. Thứ nhất là việc

kê khai thuế trên mạng tương đối mới, bên cạnh đó các đơn vị, doanh nghiệp chưa hiểu được những thuận lợi trong việc kê khai thuế qua mạng: Như tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại cũng như là lưu trữ hồ sơ. Một tiện ích nữa là việc kê khai thuế qua mạng có thể kê khai bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do đó trình độ về hiểu biết tin học tương đối hạn chế như khi kê khai thuế qua mạng thì bắt buộc phải biết sử dụng máy tính và mạng Internet. Vì thế, nên việc kê khai của các doanh nghiệp còn ít, chưa đạt theo yêu cầu”.

Đối mặt với những thách thức đó, tập thể cán bộ Chi cục Thuế Biên Hòa không nản chí và quyết tâm đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào kê khai thuế thành công. Để làm được điều đó Chi cục đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa kêu gọi vận động các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hưởng ứng, đi cùng với đó chi cục thuế Biên Hòa đã tăng cường tập trung tuyên truyền bằng nhiều hình thức để cho các đơn vị, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các tiện ích đó cụ thể như: Tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của Đài Truyền thanh Biên Hòa với tần suất 07buổi /01 tuần, treo các băng rôn cờ phướn trên các tuyến đường chính của thành phố đồng thời hệ thống Tivi tại Bộ phận một cửa của thành phố được mở liên tục trong các giờ hành chính, hướng dẫn cách kê khai thuế qua mạng để các doanh nghiệp khi đến tại cơ quan thuế làm việc có thể hiểu rõ hơn về ứng dụng mới và đầy tiện ích này.

Qua những nỗ lực không biết mệt mỏi đó, bước đầu đã đạt được một số thành công nhất định. Số lượng các doanh nghiệp, đơn vị đăng ký tham gia kê khai thuế qua mạng ngày càng tăng. Bắt đầu từ 100 lên đến 500, rồi 1.000 lên đến 2.000 doanh nghiệp đã ứng dụng thành công việc kê khai thuế điện tử. Đây thật sự là niềm động viên khích lệ cán bộ cơ quan thuế thành phố Biên Hòa tiếp tục phấn đấu trong công tác cải cách hành chính thuế.

Nói đến các tiện ích của việc kê khai thuế điện tử, chị Nguyễn Thị Vân Anh – Kế toán trưởng công ty xây dựng Duy Hiệp Phước – phường Tân Phong – Thành phố

Biên Hòa nói: “Trước đây khi chúng tôi đến với cơ quan thuế để làm thủ tục hoặc là

giao dịch thì có khi chờ cả mấy tiếng đồng hồ. Nhưng kể từ khi khai thuế qua mạng đã mang lại nhiều tiện ích trong giao dịch. Thí dụ, chúng tôi có thể ngồi làm việc ở bất cứ nơi nào miễn có kết nối Internet, Wifi là chúng tôi có thể tiến hành được việc kê khai qua mạng ngay. Đó cũng là một bước đổi mới của ngành thuế trong việc cải cách hành chánh. Từ tiện ích đó mà chúng tôi có nhiều thời gian để làm việc khác hơn”.

Công ty đầu tư phát triển Tâm Trí Phát ngụ tại khu phố 02 phường Trảng Dài là một trong những công ty đầu tiên trên địa bàn thành phố Biên Hòa ứng dụng công nghệ này. Qua hơn một năm thực hiện, họ rất tâm đắc với việc triển khai thực hiện kê khai thuế qua mạng. Chỉ cần vài thao tác nhanh gọn trên máy tính, Công ty đã nhanh chóng thực hiện đầy đủ các thủ tục, giấy tờ với thông tin, số liệu đầy đủ, chính xác gửi đến cơ quan thuế. Thủ tục nhanh gọn, công ty tiết kiệm thời gian đi lại và xếp hàng chờ đợi, lại có thể thực hiện kê khai thuế ngoài giờ hành chính. Ngoài ra, kê khai thuế qua mạng còn mang lại tiện ích lớn khi mọi thông tin, chủ trương, chính sách mới về thuế đều được cập nhật hàng ngày, đảm bảo tính thời sự, nhanh chóng, thuận lợi. Chia

sẻ với chúng tôi, ông Phạm Hữu Tâm tâm sự: “Qua thời gian sử dụng kê khai qua

mạng thì mình thấy nó hiệu quả hơn ở chỗ là tiết kiệm được cái thời gian cho doanh nghiệp, cái thứ hai là khi mà upload tất cả các hồ sơ lên mạng thì sai cái gì, doanh nghiệp kịp thời sữa chữa.Thực sự nó rất thuận tiện trong công việc kế toán và tôi rất là hài lòng”.

Tính đến thời điểm này, Chi cục thuế Biên Hòa là đơn vị cấp huyện, thị đầu tiên của tỉnh thực hiện đăng ký chữ ký số và kê khai thuế qua mạng cho hơn 96% doanh nghiệp trên địa bàn. Chưa dừng lại ở đó, thời gian tới Chi cục thuế thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp cụ thể như hoàn thiện bộ máy nhân sự, tập trung nâng

cấp hệ thống máy tính, đường truyền Internet đảm bảo hệ thống mạng hoạt động ổn định, duy trì ứng dụng công nghệ thông tin mới tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, đơn vị nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế một cách thuận lợi nhất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế tại chi cục thuế huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)