Để cho các ĐTNT tự giác chấp hành nghĩa vụ của mình, thì bản thân họ phải hiểu rõ về luật thuế đó, phải tự tính ra được số thuế mà họ phải nộp và số thuế này nằm trong khả năng đóng góp của họ. Do đó, mỗi luật thuế phải có nội dung đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, mang tính phổ thông, phù hợp với trình độ chung của cả người nộp thuế và người quản lý và quan trọng là các mức thuế suất phải được tiến hành trên sự phân tích khoa học, toàn diện để tìm ra được những đáp số phù hợp nhất, sẽ tăng được tính hiệu quả của công tác quản lý thu thuế. Một hệ thống chính sách thuế và cơ cấu thuế suất hợp lý nhưng tổ chức và cơ chế quản lý thu thuế kém sẽ không đạt được hiệu quả cao.
Mục tiêu của công tác quản lý thu thuế và tập trung huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho Ngân sách Nhà nước trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển
nguồn thu. Sự tự nguyện, tự giác chấp hành các luật thuế của các ĐTNT là điểm mấu chốt để thực hiện mục tiêu đó.
Mặt khác đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa cơ quan thu thuế, ủy ban nhân dân các cấp, hội đồng tư vấn thuế và cán bộ ủy nhiệm thu thuế tại địa phương. Công tác quản lý thuế là công tác kinh tế - chính trị - xã hội tổng hợp liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội tại địa bàn. Do vậỵ chính quyền địa phương, các cơ quan nhà nước tổ chức chính trị, xã hội có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế, tổ chức quản lý thuế.