Giải pháp về kĩ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng cung cấp nước sạch sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên (Trang 91 - 110)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.6.2. Giải pháp về kĩ thuật

a)Nước ngầm

Qua khảo sát và kết quả phân tích mẫu nước cho thấy hiện nay chất lượng nước ngầm mà người dân đang sử dụng hầu hết bị nhiễm các chỉ tiêu vi sinh, mangan, asen, Chì, sắt, NO3-, COD.

Nước ngầm được người dân bơm lên bể chứa rồi dùng trực tiếp, hoặc lấy trực tiếp từ giếng đào lên sử dụng mà không qua hệ thống xử lý nào. Điều này làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân.

Đểđảm bảo an toàn cho sức khỏe người dân cần phải đun sôi nước kỹ trước khi sử dụng, phải có hệ thống bể lọc để loại bỏ các chỉ tiêu không an toàn.

Công nghệ xử lý nước ngầm quy mô hộ gia đình có khả năng loại bỏđược Ca2+, Mg2+, As, Fe2+, Mn2+, Pb2+, NO3-, ra khỏi nguồn nước ngầm đạt quy chuẩn VN của Bộ Y tế [20], đảm bảo được giá thành, dễ dàng vận hành và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của người dân ở khu vực nông thôn:

 Mô hình bể lọc

Hình 3.29: Mô hình bể lọc

Đây là dạng bể lọc đơn giản mà mỗi gia đình đều có thể tự làm được với chi phí bỏ ra chỉ từ vài trăm ngàn đồng. Cấu trúc bể lọc nước được thể hiện như sau:

Tuỳ theo điều kiện thực tếở từng gia đình, có thể xây dựng bể lớn, nhỏ khác nhau. Chỉ cần một bể lọc chúng ta đã có được một nguồn nước sinh hoạt trong lành, tinh khiết.

Quy trình công nghệ khá đơn giản: nước bơm lên từ giếng, qua thùng chứa không đậy nắp. Ống từ thùng chứa cho đi qua vòi sen để tạo mưa (hạt nhỏ - khỏi làm xói mòn lớp cát trên cùng), vòi sen có vai trò xé nhỏ dòng nước đảm bảo hiệu quả làm thoáng và có tác dụng khử mùi hôi. Ngoài ra các hạt nước tiếp xúc được nhiều hơn với không khí để ôxy hoá sắt (II) thành sắt (III) dưới dạng hydroxit sắt không tan bao quanh các hạt cát. Chuyển hoá Asen (III) thành Asen (V) kết tủa. Các hydroxit sắt có khả năng hấp phụ Asen lên bề mặt. Qua lớp cát trên cùng, nước đã được lọc sơ các loại bụi bẩn, hạt lơ lửng, hydroxit sắt không tan, sinh vật. Nước sẽ thấm qua lớp than hoạt tính. Lớp than hoạt tính này có tác dụng hấp phụ các chất

độc hại, các loại vi sinh vật nguy hiểm và trung hoà các khoáng chất khó hoà tan trong nước. Qua lớp than hoạt tính, nước tiếp tục thấm qua lớp cát lớn, lớp sỏi nhỏ và lớp sỏi lớn nhất để đi ra bể chứa nước sạch. Theo kinh nghiệm chúng ta nên sử dụng ống nước bằng nhựa, có khoan lỗđường kính khoảng 0,5cm dọc thân ống, còn đầu ống phía trong được bịt lại. Như vậy, nước sẽ thấm qua các lỗ nhỏ rải đều trên ống chứ không chảy trực tiếp vào đầu ống. Điều này sẽ tránh ống bị nghẹt và lượng nước vào ống đều hơn.

Một điều ta cần chú ý là tất cả vật liệu cho vào bể nước (ngoại trừ than hoạt tính) như cát, sỏi… đều nên được rửa sạch trước.

Tuỳ theo điều kiện thực tế và tình trạng nguồn nước, cứ 3 - 6 tháng phải lọc bỏ lớp cặn đóng trên bề mặt lớp cát trên cùng bằng cách: khuấy đều lớp nước mặt (để nước khoảng 2 - 3cm), rồi mở van xả cặn phía trên tất cả lớp bùn cặn đọng sẽ bị trôi ra ngoài, làm lại một hai lần để nước sạch hoàn toàn. Sau 9 tháng đến 1 năm, nên thay toàn bộ cát và than hoạt tính.

Nhiều hộ gia đình kinh tế còn khó khăn hoặc do điều kiện địa lý khó có khả năng tiếp cận với nguồn nước có quy mô lớn đã qua dây chuyền xử lý hiện đại. Nên giếng đào được sử dụng là chủ yếu.

 Giếng khơi (giếng đào):

Là công trình thu nước ngầm mạch nông, có đường kính trung bình khoảng 0,8 - 2m và chiều sâu từ 3 - 20m; sử dụng gầu múc, bơm tay hoặc bơm máy. Đối với loại giếng này nước từ các tầng chứa vào giếng có thể từ dưới đáy lên, có thể từ bên thành vào. Để giữ cho giếng khỏi sạt lở, sạch sẽnên xây thành giếng bằng gạch hoặc các ống bê tông, chiều cao thành giếngtối thiểu là 0,8m so với mặt đất. Dưới đáy giếng thường đổ một lớp cát sỏihoặc cát vàng dày 0,2 - 0,4m.

Đối với các hộ gia đình chưa được sử dụng nguồn nước máy nên xây dựng giếng như trên. Còn các hộđã có giếng đào cần tham khảo để nâng cấp sao cho đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật và khắc phục nếu có sự cố [21].

 Giếng khoan:

Đối với các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá giả có thể áp dụng môhình này, vì chất lượng nước đảm bảo hơn so với nước giếng khơi do ít bị ảnhhưởng bởi

nguồn nước mặt.Là công trình thu nước ngầm, có đường kính trung bình 48 - 60 mm, độ sâu tuỳthuộc vào độ sâu tầng chứa nước. Giếng khoan gồm các bộ phận chính:

- Thân giếng (ống vách): Là ống nhựa PVC được nối với nhau bằng keo dán, ống vách phụ thuộc vào chiều sâu của giếng.

- Ống lọc: Là ống nhựa PVC được nối với ống vách, đặt trực tiếp trong cáclớp đá chứa nước để thu nước vào giếng và chống bùn cát tràn vào giếng. Chiều dài ống lọc phụ thuộc chiều dày tầng chứa nước và lượng nước cần sử dụng.

- Ống lắng: Là ống nhựa PVC được nối với ống lọc để giữ lại cặn cátlọc qua ống lọc vào giếng. Chiều dài ống lắng khoảng 1 - 1,5 m.

- Giếng khoan có thể dùng bơm tay hay bơm điện [21]. b) Nhà máy cấp nước

- Các nhà máy hiện có của thành phốđược xây dựng từ năm 1967 đến 2003, với công suất của các nhà máy chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dân. Nên một số hệ thống cần phải nâng cấp lại hệ thống xử lý, tu sửa lại đường ống cấp nước để tránh tình trạng rò rỉ gây thất thoát nước và để nâng công suất các nhà máy lên nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho người dân.

- Khu vực cuối đường ống: Các khu vực ở cuối đường ống nên đặt các bơm hoặc trạm tăng áp để những hộ dân ở cuối đường ống được dùng nước sạch một cách ổn định và liên tục [5, 17].

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về nước ngầm: Dựa trên kết quả điều tra thực tế về thực trạng sử dụng nước sạch sinh hoạt và kết quả phân tích chất lượng nước cho thấy đa số hộ dân ở khu vực ngoại thành của thành phố Thái Nguyên sử dụng nguồn nước giếng đào là chủ yếu, còn lại là giếng khoan (hình 3.2), khả năng đáp ứng ở khu vực ngoại thành đang rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt (hình 3.3), chất lượng nguồn nước ngầm chưa được tốt. Điều này cho thấy người dân thành phố Thái Nguyên đang sử dụng nguồn nước cho mục đích sinh hoạt không an toàn về chất lượng vệ sinh và thiếu nước sinh hoạt để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng nước ngầm chưa được tốt là do chất thải từ các hoạt động sản xuất của từng khu vực tác động đến nguồn nước.

1.2. Về nước máy: Dựa trên kết quả điều tra và kết quả phân tích mẫu nước của Dịch tễ cho thấy, tỷ lệ sử dụng nước máy tập trung đông ở khu vực nội thành chiếm hơn 80% (hình 3.2), một số khu vực xa nội thành (Phúc Trìu, Tân Cương) chưa có hệ thống đường ống cấp nước; khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng tương đối đủ (hình 3.7) chất lượng nguồn nước máy tương đối tốt (hình 3.6). Tuy nhiên, một số hộ gia đình ở khu vực cuối đường ống vào những giờ cao điểm thi thoảng không có nước hoặc mất nước. Thi thoảng nước có vẩn đục và mùi hắc. Nguyên nhân của tình trạng trên là do đường ống cấp nước đã cũ; tiến hành súc xả đường ống định kỳ; lượng clo dư còn lại để ngăn chặn sự tái sinh của vi khuẩn.

2. Kiến nghị

2.1. Tiếp tục nghiên cứu ở các xã/phường khác trong khu vực thành phố Thái Nguyên để phản ánh được chất lượng nguồn nước một cách khách quan và toàn diện.

2.2. Kiến nghị với cơ quan quản lí nhà nước sử dụng các kết quả nghiên cứu mà tôi vừa nghiên cứu để làm tư liệu cho việc lập kế hoạch, quy hoạch cấp nước định hướng đến năm 2020.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010; 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kĩ

thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia về môi trường nông thôn năm 2014;

5. Bộ Xây dựng, TCXD 33:2006 Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế;

6. Bộ Y tế, QCVN 01: 2009/BYT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống;

7. Bộ Y tế, QCVN 02: 2009/BYT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;

8. Chi cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2014), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2014;

9. Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên (2014), Báo cáo tổng kết năm 2014; 10. Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên (2014), Tài liệu hội nghị năm 2014; 11. Công ty cổ phần Gang thép v năm 2014, quý 1 năm 2015;

12. Công ty TNHH MTV than Khánh Hòa (2013, 2014, 2015), Báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi trường năm 2013, 2014, 6 tháng đầu năm 2015;

13. Cục thống kê thành phố Thái Nguyên (2014); Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên năm 2014;

14. Cục thống kê thành phố Thái Nguyên (2014), Niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên năm 2014;

15. Cục Y tế dự phòng Việt Nam (2012), Báo cáo “Điều tra chất lượng nước sạch sinh hoạt”.

17. Nguyễn Trọng Dương, Phạm Ngọc Bảo (2006), Vận hành và bảo dưỡng hệ thống cấp nước, Hội cấp thoát nước Việt Nam (VWSA);

18. Nguyễn Đình Hòe, Trần Thị Minh Hương, Vũ Văn Hiếu (2010), Ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người, Thái Nguyên;

19. Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (2010), Việt Nam môi trường và cuộc sống, NXB Chính trị Quốc gia;

20. Trịnh Xuân Lai (2004), Xử lí nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, NXB Xây dựng;

21. Nguyễn Thành Luân và Cs (2008), hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng các công trình cấp nước và vi sinh, Thái Nguyên;

22. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; 23. Luật Tài nguyên nước năm 2012;

24. Ths. Vũ Thị Mai (2007), Giáo trình Sản xuất sạch hơn và phòng ngừa ô nhiễm, Bộ Tài nguyên môi trường, Hà Nội;

25. Mạng lưới giáo dục, đào tạo và truyền thông môi trường Việt Nam (2005), Sổ tay công tác truyền thông môi trường, Hà Nội;

26. Nghị định 19/2015/NĐ - CP ngày 14 tháng 2 năm 2015, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của luật BVMT;

27. Nghị định 117/2007/NĐ - CP ngày 11 tháng 7 năm 2007, Nghị định của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

28. Nghị định 124/2011/NĐ - CP ngày 28 tháng 12 năm 2011, Nghị định của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ - CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

29. Nghịđịnh 201/2013/NĐ - CP ngày 27 tháng 11 năm 2013, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của luật Tài nguyên nước 2012;

30. Trần Hiếu Nhuệ (2013): Tình hình chất lượng nguồn nước mặt và sự ô nhiễm môi trường nước tại khu vực đô thị và công nghiệp ở Việt Nam, Tuyển tập hội thảo “Môi trường đô thị, công nghiệp và nông thôn” do Hội Môi trường xây

dựng Việt Nam, Đại học Kiến trúc và Viện Bảo hộ lao động tổ chức, Hà Nội, 2013.

31. Phạm Việt Sơn (2015), Sổ tay vận hành và bảo dưỡng - Xí nghiệp nước sạch Tích Lương;

32. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2014), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2014;

33. Quyết định 1889:2014/QĐ - UBND ngày 27 tháng 8 năm 2014, Quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên quy định giá bán nước sạch của Công ty Cổ phần nước sạch Thái Nguyên;

34. Trần Hữu Tâm (2012): Vấn đề cung cấp nước sạch của thành phố Hà Nội, Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 5, 2012;

35. Trịnh Thị Thanh (2008), Độc học Môi trường và sức khỏe con người, NXB Quốc gia Hà Nội;

36. Chu Thái Thành (2003), Nước sạch và nhu cầu bức thiết cung cấp nước sạch cho nhân nhân, Tạp chí Bảo vệ môi trường số 5;

37. Thông tư 27/2014/TT - BTNMT ngày 30 tháng 4 năm 2014, Thông tư của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước ;

38. Thông tư 100/2009/TT - BTC ngày 20 tháng 5 năm 2009, Thông tư của Bộ Tài chính về ban hành khung giá tiêu thị nước sạch sinh hoạt.

39. Nguyễn Thị Thu Thủy (2000), Xử lí nước cấp sinh hoạt và công nghiệp, NXB Khoa học và kĩ thuật;

40. Tiêu chuẩn quốc gia (2008), TCVN 6003:3:2008 - Hướng dẫn bảo quản và xử lí mẫu;

41. Tiêu chuẩn quốc gia (2011), TCVN 6003:11:2011 - Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm; 42. Trung tâm quan trắc và công nghệ môi trường Thái Nguyên (2013, 2014,

2015), Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2013, 2014, 6 tháng đầu năm 2015;

43. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên (2015), Phiếu kiểm nghiệm mẫu nước máy của Chi nhánh Xí nghiệp nước sạch Tích Lương tháng 1/2015;

44. Trường Đại học Thủy lợi, Trung tâm đào tạo ngoại ngữ, bộ môn phát triển kĩ năng (Tháng 9/2008), Bài giảng tóm tắt môn học: Kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm, Hà Nội;

45. Ngô Đình Tuấn (2013): Lũ lụt sẽ giảm bớt hay ngày càng ác liệt, Báo cáo tại Hội thảo về tài nguyên nước, Viện Môi trường và Phát triển bền vững, Hà Nội, 2013.

46. Viện Quy hoạch thủy lợi, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á: Đánh giá Tài nguyên nước ở Việt Nam, Hà Nội, 2012.

Tiếng Anh

47.Gilbert M.Master. Introduction to Environmental Science and Technology. Prectice – Hall Intertational edition. New Jersy, 2011.

PHỤ LỤC 1

QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị

Giới hạn tối đa cho phép

Phương pháp thử Mức độ

giám sát I. Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ

1. Màu sắc(*) TCU 15 TCVN 6185 - 1996 (ISO 7887 - 1985) hoặc SMEWW 2120 A 2. Mùi vị(*) - Không có mùi, vị lạ Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B A 3. Độđục(*) NTU 2 TCVN 6184 - 1996 (ISO 7027 - 1990) hoặc SMEWW 2130 B A 4. pH(*) - Trong khoảng 6,5-8,5 TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 - H+ A 5. Độ cứng, tính theo CaCO3(*) mg/l 300 TCVN 6224 - 1996 hoặc SMEWW 2340 C A 6. Tổng chất rắn hoà tan (TDS) (*) mg/l 1000 SMEWW 2540 C B 7. Hàm lượng Nhôm(*) mg/l 0,2 TCVN 6657 : 2000 (ISO 12020 :1997) B 8. Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 SMEWW 4500 - NH3 C hoặc SMEWW 4500 - NH3 D B

9. Hàm lượng Antimon mg/l 0,005 US EPA 200.7 C

10. Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01 TCVN 6626:2000 hoặc

SMEWW 3500 - As B B

11. Hàm lượng Bari mg/l 0,7 US EPA 200.7 C

12.

Hàm lượng Bo tính chung cho cả Borat và Axit boric mg/l 0,3 TCVN 6635: 2000 (ISO 9390: 1990) hoặc SMEWW 3500 B C

13. Hàm lượng Cadimi mg/l 0,003 TCVN6197 - 1996 (ISO 5961 - 1994) hoặc SMEWW 3500 Cd C 14. Hàm lượng Clorua(*) mg/l 250 300(**) TCVN6194 - 1996 (ISO 9297 - 1989) hoặc

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng cung cấp nước sạch sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên (Trang 91 - 110)