Phương pháp lấy mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng cung cấp nước sạch sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên (Trang 39)

3. Ý nghĩa của đề tài

2.3.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm

- Lấy mẫu và phân tích mẫu nước tại khu vực nghiên cứu.

+ Phương pháp lấy mẫu: Thực hiện theo các TCVN hiện hành, cụ thể:

Lấy mẫu nước ngầm của 3 xã/phường nghiên cứu được thực hiện theo TCVN 6663-11:2011 [41] và bảo quản theo TCVN 6663-3:2008 [40]. So sánh kết quả phân tích với QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm [1].

Ký hiệu các mẫu như sau:

NN-1.01-1-1: Giếng đào nhà ông Nguyễn Văn Suất, tổ 17, phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên (phía sau nhà máy Cốc Hóa).

NN-1.01-1-2: Giếng khoan nhà bà Hoàng Thị Liên, tổ 10, phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên (dọc trên trục đường Cách mạng tháng 8).

NN-1.02-2-1: Giếng đào nhà ông Dương Tiến Mạnh, xóm 10, xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên.

NN-1.02-2-2: Giếng khoan UBND xã Phúc Hà, ngay cạnh mỏ than Khánh Hòa.

NN-1.02-2-3: Giếng khoan nhà bà Hoàng Thị Loan, xóm 14, xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên.

NN-1.03-3-1: Giếng đào nhà ông Nguyễn Văn Suất, xóm Lai Thành, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên.

NN-1.03-3-2: Giếng khoan nhà ông Trần Văn Long, xóm Đồi Chè, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên.

+ Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Các mẫu lấy xong được bảo quản và mang về phòng thí nghiệm trong ngày và được thực hiện phân tích bởi Phòng phân tích, Trung tâm quan trắc và công nghệ môi trường Thái Nguyên theo các phương pháp dưới đây:

Bảng 2.2: Mẫu nước giếng Phường Cam Giá TT Tên chỉ tiêu Phương pháp

phân tích Đơn vị QCVN 09:2008/BTNMT 1 pH TCVN 6492:2011 - 5.5 - 8.5 2 Độ cứng SMEWW 2340C-2012 mg/l 500 3 TDS SMEWW 2540C-2005 mg/l - 4 COD SMEWW5220D:2012 mg/l 4 5 As SMEWW 3113:2012 mg/l 0.05 6 Pb SMEWW 3113:2012 mg/l 0.01 7 Mn SMEWW 3111B:2012 mg/l 0.5 8 Fe SMEWW 3111B:2005 mg/l 5 9 Hg SMEWW 3125B:2012 mg/l 0.001

10 NO3- SMEWW 4110:2012 mg/l 15

11 NO2- SMEWW 4110:2012 mg/l 1

12 Coliform TCVN 6187-1:2009 MPN/100ml 3 13 E.coli TCVN 6187-1:2009 MPN/100ml KPH

Bảng 2.3: Mẫu nước giếng xã Phúc Hà

TT Tên chỉ tiêu Phương pháp phân tích Đơn vị QCVN

09:2008/BTNMT 1 pH TCVN 6492:2011 - 5.5 - 8.5 2 Độ cứng SMEWW 2340-C:2005 mg/l 500 3 TDS SMEWW2540-C:2005 mg/l - 4 As SMEWW 3113:2005 mg/l 0.05 5 Pb SMEWW 3113:2005 mg/l 0.01 6 Mn SMEWW 3111B:2005 mg/l 0.5 7 Fe SMEWW 3111B:2005 mg/l 5 8 SO42- SMEWW4110:2005 mg/l 400 9 S2- SMEWW4110:2005 mg/l - 10 Coliform TCVN 6187-1:2009 MPN/100ml 3 Bảng 2.4: Mẫu nước giếng xã Phúc Trìu

TT Tên chỉ tiêu Phương pháp phân tích Đơn vị QCVN

09:2008/BTNMT 1 pH TCVN 6492:2011 - 5.5 - 8.5 2 TSS SMEWW 2540D-2012 mg/l - 3 As SMEWW 3113:2012 mg/l 0.05 4 Pb SMEWW 3113:2012 mg/l 0.01 5 Hg SMEWW 3125B:2012 mg/l 0.001 6 Mn SMEWW 3111B:2012 mg/l 0.5 7 Fe SMEWW 3111B:2012 mg/l 5

8 NO3—N SMEWW 4110:2012 mg/l 15 9 NO2—N SMEWW 4110:2012 mg/l 1 10 Lindan SMEWW 4115:2012 mg/l - 11 Endrin SMEWW 4115:2012 mg/l - 12 Coliform TCVN 6187-1:2009 MPN/100ml 3 13 E.coli TCVN 6187-1:2009 MPN/100ml KPH 2.3.4. Phương pháp thng kê, so sánh và x lí s liu - Phương pháp thống kê, so sánh:

Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau bằng những phương pháp khác nhau, để làm cơ sở so sánh và tìm ra các xu thế trong khi phân tích.

- Phương pháp xử lý số liệu: các số liệu được thu thập, tính toán, phân tích theo các bảng, biểu, kết hợp phần thuyết minh. Các số liệu đầu vào thu thập được phân tích, xử lý với sự hỗ trợ của các phần mềm vi tính nhằm đưa ra kết quả nhanh gọn và chuẩn xác hơn. Từđó đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về chất lượng nguồn nước.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Phía Bắc giáp với huyện Phú Lương, Đồng Hỷ; phía Tây giáp với huyện Đại Từ; phía Đông giáp với huyện Đồng Hỷ, Phú Bình; phía Nam giáp với thị xã Sông Công và huyện Phổ Yên.

Thành phố Thái Nguyên có hình dạng bát úp, xen kẽ là ruộng thấp trũng dễ ngập úng khi có lượng mưa lớn. Cao độ nền xây dựng từ 26 - 27m; Cao độ tự nhiên thấp nhất từ 20 - 21 m; cao độ cao nhất từ 50 - 60m [13].

Hình 3.1: Bản đồ thành phố Thái Nguyên

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn

a) Đặc điểm khí hậu:

Có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta với bốn mùa: xuân - hạ - thu - đông

- Nhiệt độ: Trung bình trong năm từ 22-23°C, chênh lệch giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50 C; nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 6: 35,6°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 10,2°C).

- Nắng: Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Tháng 5, 6, 7, 8 có số giờ nắng cao nhất (170 - 200 giờ) và tháng 2, 3 có số giờ nắng thấp nhất (40 - 50 giờ).

- Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.764mm tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8 ,9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7, 8 có số ngày mưa nhiều nhất.

- Độẩm: Trung bình khoảng 82%, nhìn chung độẩm không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7, 8 lên đến 86 - 87% và thấp nhất vào tháng 3 là 70%.

- Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

b, Đặc điểm về chếđộ thuỷ văn, sông hồ

Thành phố Thái Nguyên nằm giữa hai con sông Cầu và sông Công do đó chịu hảnh hưởng của chếđộ thủy văn của hai con sông này, lượng nước phụ thuộc chủ yếu vào lưu lượng nước trên 2 con sông này và lượng mưa hàng năm. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới tiêu và sinh hoạt, sản xuất của người dân. Đặc biệt là sông Cầu, nơi thoát nước chủ yếu của thành phố Thái Nguyên.

3.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

a) Sản xuất công nghiệp

Các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ yếu của thành phố bao gồm: chế biến khoáng sản, sản xuất thép, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng may mặc , tiểu thủ công nghiệp.

b) Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, chủ yếu là các sản phẩm đô thị sạch. Nhiều mô hình sản xuất mới như trang trại trồng chè, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung, sản xuất chè sạch, rau an toàn, cây cảnh, hoa tươi,...được hình thành và

sản xuất có hiệu quả, đặc biệt cây chè tiếp tục khảng định là cây trồng có thế mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao.

3.1.2.2. Về lĩnh vực văn hoá - xã hội

a) Dân số

- Tính đến 31/12/2014, dân số toàn thành phố Thái Nguyên là 296.000 người. Trong đó, dân số nội thành là 237.324 người - chiếm 80,18 % tổng dân số toàn thành phố, dân số ngoại thành là 58.676 người - chiếm 19,83% tổng dân số toàn thành phố. Số sinh viên, học sinh, khách du lịch, lực lượng quân đội, công an, người đến tạm trú để làm việc và khác chữa bệnh hiện khoảng 100.000 người (hơn 7.000 lượt khách ngoại tỉnh; hơn 5.000 lao động ngoại tỉnh và khảng hơn 90.000 lượt lười đến khám chữa bệnh tại thành phố Thái Nguyên).

- Tốc độ phát triển dân số trung bình của thành phố không đều qua các năm, nhưng cao hơn nhiều so với mức bình quân của tỉnh. Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và tỉ lệ lao động tham gia các hoạt động kinh tế cao, chất lượng và năng suất lao động khá cao.

b) Lao động và việc làm

Cơ cấu lao động và nguồn lực lao động: Tính đến 31/12/2014, dân số trong độ tuổi lao động của thành phố là 141.651 người, bằng 49,2 % tổng dân số toàn thành phố. Số lao động trong khu vực toàn nội thành là 104.982 người, trong đó có 99.418 lao động phi nông nghiệp, bằng 95 % tổng số lao động khu vực nội thành.

c) Dịch vụ

Các ngành dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, vận tải, bưu chính viễn thông, chứng khoán khá phát triển và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Hình thành hệ thống các cửa hàng tự chọn, siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên ngành cùng các trung tâm mua bán hàng hóa lớn, khai thác có hiệu quả.

d) Du lịch

Thành phố Thái nguyên được biết đến với khu du lịch nổi tiếng Hồ Núi Cốc và gần 100 di tích lịch sử. Chè Tân Cương từ lâu đã trở thành niềm tự hào của người dân Thái Nguyên, đã góp phần phát huy, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền

thống của dân tộc. Trung tâm Thành Phố là một quần thể kiến trúc đẹp, mang đậm săc thái trung du và miền núi Bắc Bộ, trong đó bảo tàng các văn hóa dân tộc Việt Nam là một trong những điểm nhấn quan trọng.

d) Giáo dục và đào tạo

Thái Nguyên được coi là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 cả nước sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nổi bật là đại học Thái Nguyên, trường đại học cấp vùng của khu vực Trung du, Miền núi phía Bắc như: Đại học Y dược, Đại học Sư phạm, Đại học Quản trị kinh doanh, Đại học Khoa học, Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Nông Lâm, Đại học Kĩ thuật công nghiệp và các trường Cao đẳng, dạy nghề khác.

f) Y tế

Thành phố Thái Nguyên là nơi tập trung nhiều bệnh viên đa khoa, chuyên khoa của trung ương và địa phương như: Bệnh viện đa khoa Trung ương , Bệnh viện Lao, bệnh viện Mắt, bệnh viện Y học cổ truyền, bệnh viện Phục hồi chức năng ...với trên 2.000 giường bệnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và điều trị cho nhân dân trong và ngoài tỉnh, góp phần làm giảm áp lực cho các bệnh viện lớn ở Hà Nội. Hệ thống các công trình hạ tầng xã hội

Các công trình hành chính, trụ sở cơ quan:

Các công trình thuộc khu trung tâm hành chính như: Trụ sở Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành ủy, HDND, UBND thành phố, Trụ sở các Sở, ban, ngành của tỉnh và thành phố nằm dọc theo các trục đường trung tâm nhưĐội Cấn, Nha Trang, Nguyễn Du, Hùng Vương... thường xuyến được cải tạo, chỉnh trang, đảm bảo mỹ quan đô thị.

Di tích lịch sử - văn hóa:

Hình thành nên 3 loại hình về du lịch, bao gồm: Tham quan di tích lịch sử - văn hóa và các cơ sở di tích văn hóa; Tham quan các lễ hội tiêu biểu (hội chùa Phủ Liễn, hội đền Xương Rồng...) và Nghỉ dưỡng (khu du lịch sinh thái Lương Sơn, làng chè Tân Cương...), đặc biệt có vùng Hồ núi Cốc với hơn 2.000 ha mặt hồ, trên 90 hòn đảo lớn nhỏ.

Giao thông:

Về giao thông đường bộ: hiện có 03 tuyến quốc lộ chạy qua thành phố (QL3, QL1B và QL37), 01 tuyến tránh QL3 đang được xây dựng (tuyến đường cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên).

Về giao thông đường sắt: hiện có 4 sân ga, diện tích 13,3 ha, gồm: ga Thái Nguyên, ga Quan Triều, ga Lương Sơn, ga Lưu Xá.

Cấp nước:

Hiện nay nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên được cấp nước từ các nhà máy nước Túc Duyên (công suất 10.000 m3/ngày, khai thác nước ngầm), Trạm Quanh Vinh (5.000 m3/ngày), nhà máy nước Tích Lương (công suất 23.000m3/ ngày, khai thác nước mặt Hồ Núi Cốc) [9]. Ngoài ra còn có các hệ thống cấp nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp như: hệ thống cấp nước khu gang thép 220.000 m3/ngày (khai thác nguồn nước Sông Cầu); hệ thống cấp nước nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ 13.800 m3/ngày (khai thác nguồn nước sông Cầu).

Tổng chiều dài mạng lưới đường ống cấp nước truyền dẫn có trên 40 km với đường kính từ D200 - D600. Tỷ lệ cấp nước máy sinh hoạt nội thành đạt 138,65 lít/người/ngày đêm. Tỷ lệ dân số khu vực nội thành dùng nước sạch là 90%.

Thoát nước bẩn và VSMT:

Hệ thống thoát nước thành phố Thái Nguyên hiện nay là hệ thống thoát nước chung, chưa hoàn chỉnh. Các tuyến thoát nước đều là tự chảy, hệ thống cống thoát nước chắp vá, lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu thoát nước của thành phố. Nước thải sinh hoạt được xả trực tiếp ra đồng ruộng và các sông suối, chỉ có khoảng 40% lượng nước thải được xử lý bằng bể tự hoạt. Nước thải chưa được xử lý đang là nguồn gây ô nhiễm cho thành phố.

Nước thải của các khu công nghiệp như: khu luyện cán thép Gia sàng, nhà máy gang thép, nhà máy giấy đều chưa được xử lý, nếu có chỉ xử lý cục bộ nhưng chưa đạt yêu cầu. Lượng nước thải này đều xả trực tiếp ra các sông suối.

Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn:

Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thành được thu gom xử lý đạt 92,67% (chôn lấp hợp về sinh, tái chế, công nghệđốt) - được tính bằng tỷ lệ giữa tổng lượng thu

gom xử lý là 44,037 tấn/tổng lượng thu gom là 47.520 tấn. Số còn lại tồn đọng trên các đường phố, ao, hồ, nương rãnh. Chất thải rắn sau khi được thu gom sẽđược vận chuyển tới bãi rác cửa thành phố, bãi rác này có diện tích 10 ha, cách thành phố 10 km về phía Tây.

3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng nước sạch sinh hoạt của người dân tại thành phố Thái Nguyên thành phố Thái Nguyên

3.2.1. Kết qu kho sát thc trng s dng ngun nước thành ph Thái Nguyên Thái Nguyên

Kết quả khảo sát thực tế về thực trạng sử dụng nước của các hộ dân cư thông qua phiếu điều tra:

• Nguồn cấp nước tại các phường/xã

Bảng 3.1: Nguồn cấp nước từ phiếu điều tra của các phường/xã

Phường/ NM GK NM + GK NM + GĐ GĐ + Nguồn khác Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Cam Giá 36 72 4 8 3 6 4 8 3 6 0 0 Phúc Hà 5 10 12 24 31 62 2 4 0 0 0 0 Phúc Trìu 0 0 5 10 40 80 0 0 0 0 5 10

(Nguồn: Kết quả điều tra,2015) Chú thích:

- NM: Nước máy - GK: Giếng khoan - GĐ: Giếng đào

- NM + GK: Nước máy + Giếng khoan - NM + GĐ: Nước máy + Giếng đào

- GĐ + Nguồn khác: Giếng đào + sông, suối, kênh

Từ bảng dữ liệu trên nguồn cấp nước của các phường/xã được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 3.2: Nguồn cấp nước của các phường/xã

Qua biểu đồ cho thấy, hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn tỷ lệ sử dụng giếng đào là chủ yếu: xã Phúc Trìu tỷ lệ sử dụng giếng đào chiếm 80% (mạng lưới đường ống cấp nước của thành phố chưa tới khu vực này), xã Phúc Hà chiếm 62%. Tiếp theo là giếng khoan, xã Phúc Trìu chiếm 10%, xã Phúc Hà chiếm 24%. Tỷ lệ sử dụng nước máy là rất ít, xã Phúc chiếm 12%; xã Phúc Trìu mạng lưới đường ống cấp nước của thành phố chưa tới nơi nên người dân ở khu vực này chưa được dùng nguồn nước sạch. Ngoài ra, xã Phúc Trìu còn sử dụng thêm cả nước ở kênh dẫn Hồ Núi Cốc để phục vụ cho mục đích tưới tiêu, giặt giũ, rửa dọn chuồng trại chiếm 10%. Tỷ lệ sử dụng nước máy chủ yếu tập trung ở các phường thuộc khu vực trung tâm thành phố, phường Cam Giá tỷ lệ sử dụng nước máy chiếm 79%, còn lại là giếng đào và giếng khoan. Điều này cho thấy người dân ở khu vực nông thôn của thành phố đang sử dụng nguồn nước cho mục đích sinh hoạt không an toàn về chất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng cung cấp nước sạch sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)