Tại tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng cung cấp nước sạch sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên (Trang 31 - 37)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.6.3.Tại tỉnh Thái Nguyên

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch sinh hoạt của người dân trong tỉnh, hiện nay tại các huyện/thành đã có nhà máy/trạm cấp nước sạch, cụ thể:

Bảng 1.4: Công suất của các nhà máy cấp nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Khu vực cung cấp nước Công suất thiết kế (m3/ngày đêm) Công suất hiện tại (m3/ngày đêm) NMN Tích Lương 30.000 23.000 NMN Túc Duyên 10.000 10.000 Trạm Quang Vinh 2.900 5.000

NMN Sông Công 20.000 9.200 Trạm Điềm Thụy 78 NNN Trại Cau 1.000 165 NNN Đại Từ 2.500 1.238 Trạm Đu - Phú Lương 600 186 NMN Đình Cả 1.000 675

(Nguồn: Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên, 2014)[10]

Theo thống kê niêm giám tỉnh Thái Nguyên năm 2014, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.172.109 người [8]. Theo số liệu thống kê của Công ty cổ phần Nước sạch Thái Nguyên, năm 2014 tại tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên có 213.110 hộ dân sử dụng nước sạch, chiếm 30.13% tổng số hộ dân của cả tỉnh [9].

Bảng 1.5: Tỷ lệ sử dụng nước sạch sinh hoạt của người dân tỉnh Thái Nguyên

Khu vực Tỷ lệ (%)

Thành phố Thái Nguyên 77.04

Sông Công + Phổ Yên 53.06

Đồng Hỷ 19.32 Đại Từ 17.21 Đu - Phú Lương 18.34 Đình Cả - Võ Nhai 15.41 Phú Bình 10.73 Tổng 30.13

(Nguồn: Công ty Cổ phần Nước sạch Thái Nguyên, 2014)[9]

Tỷ lệ cấp nước sạch sinh hoạt của tỉnh Thái Nguyên tương đối thấp. Nguyên nhân do nguồn vốn đầu tư chưa có nhiều, nhiều huyện trên địa bàn tỉnh thuộc khu vực khó khăn, đường xá xa xôi, chắc chở chưa thuận tiện cho việc cấp nước.

Một số huyện (Võ Nhai, Đại từ, Phú Bình) tỷ lệ người dân sử dụng nước máy ít nguyên nhân: chưa có hệ thống đường ống cấp nước, thói quen sử dụng nước tự khai thác, giá thành nước máy khá cao so với mức thu nhập của người dân.

Huyện Võ Nhai chủ yếu tập trung là dân số thiểu số như: Mông, Sán Dìu, Lá Chí, nguồn nước họ sử dụng cho sinh hoạt là nước khe. Họ dẫn nước từ khe chảy về một hố chứa nước sâu 2,5 m, rộng 2,2 m không có mái che chắn, từ hố nước được dẫn về nhà bằng đường ống nhựa, hoặc xách từng xô mang về nhà. Nguồn nước ở khe đang không đảm bảo vệ sinh. Giếng đào ở khu vực này tương đối ít và không có nước. Họ không có tiền để khoan giếng cũng như sử dụng nguồn nước máy hợp vê sinh.

Huyện Đại Từ, Phú Bình thu nhập chính của người dân từ sản xuất nông nghiệp: trồng lúa, trồng rau. Với giá nước máy như hiện nay họ không có đủ khả năng sử dụng hoặc chỉ sử dụng ít. Nhiều xã vùng sâu vùng xa trong huyện chưa có hệ thống đường ống cấp nước.

Khu vực thành phố Thái Nguyên, những xã xa nội thành như: Phúc Trìu, Tân Cương người dân cũng sử dụng nguồn nước chủ yếu là đào giếng hoặc khoan giếng. Nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng, họ còn phải dùng thêm cả nước ở kênh dẫn Hồ Núi Cốc cho giặt giũ và rửa dọn. Điều này cho thấy người dân nơi đây đang thiếu nước sinh hoạt và nguồn nước không đảm bảo vệ sinh

Theo kết quả quan trắc 2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, chất lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên biến động không lớn, hầu hết hàm lượng các chất ô nhiễm tại các điểm quan trắc đều nhỏ hơn so với QCVN 09:2008/BTNMT [32].Chỉ có một số chỉ tiêu, tại một số thời điểm là vượt so với Quy chuẩn cho phép, cụ thể:

- pH tại hầu hết các đợt quan trắc (06 lần/năm) trong các năm tại các điểm quan trắc trên địa bàn tỉnh dao động từ 5,5 - 8,5, nằm trong quy chuẩn cho phép. Chỉ có một số đợt quan trắc, pH < 5,5, nước có tính axit yếu, như tại thị xã Sông Công vào tháng 2, tháng 6 năm 2014, pH đạt giá trị từ 5,05 đến 5,3, dưới ngưỡng quy chuẩn cho phép; tại khu vực Đại Từ vào tháng 2 năm 2014 và tháng 8 năm

2014, pH đạt giá trị 4,61 và 5,4; tại khu vực Phổ yên, Đồng Hỷ, Định Hoá có đợt quan trắc phát hiện pH < 4.

- Hàm lượng NO3-: có nhiều khu vực, trong một số thời điểm phát hiện hàm lượng nitrat vượt so với QCVN 09:2008/BTNMT, như tại khu vực Phú Lương vào tháng 6/2014 phát hiện hàm lượng NO3- vượt quy chuẩn cho phép trên 05 lần; các khu vực khác phát hiện hàm lượng nitrat vượt quy chuẩn từ 1,2 đến gần 04 lần.

- Hàm lượng coliform: hàm lượng coliform phát hiện lớn nhất trong nước ngầm tại các khu vực trên địa bàn. Có những đợt quan trắc phát hiện hàm lượng coliform vượt QCVN 09:2008/BTNMT trên 10 lần như tại khu vực thành phố Thái Nguyên, khu vực huyện Đại Từ.

- Tại một số khu vực phát hiện có những thông số vượt so với quy chuẩn cho phép: tại khu vực Định Hoá phát hiện hàm lượng amoni vượt QCVN 09:2008/BTNMT trên 3 lần; tại khu vực Đại Từ phát hiện hàm lượng As, Mn vượt quy chuẩn cho phép gần 2 lần.

Nguyên nhân làm cho nguồn nước ngầm của mỗi huyện/thành bị ô nhiễm là do các hoạt động sản xuất tác động lên, được thể hiện như sau:

Bảng 1.6: Các hoạt động sản xuất chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Huyện/thành Hoạt động Tác động chính

Thành phố Thái Nguyên

Sản xuất công nghiệp

Kim loại nặng, Phenol, Cianua, dầu mỡ... Sản xuất nông nghiệp Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, chất thải gia súc... Khai thác khoáng sản Kim loại nặng, SO4-, S2- Huyện Đại từ Khai thác than,

trồng lúa Kim loại nặng, SO4-, S2-, thuốc BVTV, phân bón hóa học Huyện Đồng Hỷ Khai thác quặng, kẽm, chì, trồng rau Kim loại nặng, SO4-, S2-, thuốc BVTV, phân bón hóa học Huyện Phú Lương Khai thác than,

trồng chè (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kim loại nặng, SO4-, S2-, thuốc BVTV, phân bón hóa học

Huyện Võ Nhai Khai thác vàng Kim loại nặng

Huyện Phú Bình Trồng lúa, rau Thuốc BVTV, phân bón hóa học

Thành phố Sông Công

Sản xuất công nghiệp

Kim loại nặng, Phenol, Cianua, dầu mỡ...

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên, 2014)[32]

- Hoạt động sản xuất công nghiệp: Ngành luyện kim, cơ khí với lưu lượng nước thải hàng năm trên 6,4 triệu m3, trong đó lượng nước thải của khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên là có ảnh hưởng lớn nhất. Các hoạt động luyện gang, luyện cốc, luyện thép, cán thép, gia công cơ khí phát sinh nước thải có chứa nhiều chất ô nhiễm độc hại như dầu mỡ, kim loại nặng, phenol, cianua,... Đến nay các cơ sở trong khu công nghiệp gang thép đã từng bước đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Tiếp đến là ảnh hưởng của nước thải trong khu công nghiệp Sông Công, khu công nghiệp lớn thứ hai trên địa bàn tỉnh, tập trung các hoạt động luyện kim, cơ khí, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng,... Khu công nghiệp Sông Công đã đi vào hoạt động từ năm 2001 nhưng hiện tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp vẫn chưa được hoàn thiện, các kết quả thanh kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường, của Sở Tài nguyên và môi trường cho thấy hàm lượng một số kim loại nặng (Cd, As, Zn, Mn,...) vượt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT cột B từ 2 đến 10 lần.

- Hoạt động khai thác khoáng sản: là một trong những loại hình hoạt động phát sinh lượng nước thải lớn nhất trên địa bàn tỉnh, lưu lượng nước thải phát sinh hàng năm trên 12,14 triệu m3, phần lớn nước thải tại các mỏđược xử lý sơ bộ qua các hố lắng rồi xả ra nguồn nước mặt, thành phần ô nhiễm trong nước thải là chất rắn lơ lửng, độ màu, một số kim loại nặng,... Kết quả quan trắc giám sát môi trường hàng năm tại các mỏ, so sánh với QCVN 40:2011/BTNMT cho thấy hàm lượng TSS vượt từ 1,2 đến 3,6 lần; tại các mỏ kim loại màu (chì, kẽm, thiếc,…) phát hiện hàm lượng Pb, Zn, As, Cd vượt từ 3,5 - 20 lần.

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Lượng nước hồi quy cùng với nước mưa rửa trôi mang theo vào nước khá nhiều các loại hợp chất như các chất khoáng, mùn hữu cơ, kim loại, dinh dưỡng và nhất là hoá chất bảo vệ thực vật các loại. Một điều dễ nhận thấy là hầu hết các khu vực sản xuất nông nghiệp đều nằm cạnh các con sông nhằm tạo thuận lợi cho khâu tưới tiêu. Vì lẽđó mà sự xâm nhập của nước sản xuất nông nghiệp trở nên thường xuyên hơn và với quy mô rất lớn.

Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 99.440,69 ha, chiếm 28,2% diện tích toàn tỉnh, để tăng năng suất cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học được sử dụng ngày càng nhiều. Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Thái Nguyên, lượng hoá chất bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất nông nghiệp tùy theo loại cây trồng như lúa nước khoảng 2,5kg/ha/năm, chè khoảng 3 - 3,5 kg/ha/năm, ngô khoảng 2 kg/ha/năm, bình quân khoảng 3,0 kg/ha/năm. Tổng lượng hoá chất BVTV ước tính khoảng trên 298 tấn/năm và hàng nghìn tấn phân bón hoá học. Lượng hoá chất BVTV, phân bón hoá học dư thừa được đổ vào nguồn nước mặt, ước tính khoảng 33%.

Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm: với 96.728 con trâu, 43.752 con bò, 560.015 con lợn, 2.294 con ngựa, 9.325 con dê và 6,067 triệu gà, vịt, hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm đã phát sinh một lượng lớn nước thải, chất thải rắn nhưng hầu hết các biện pháp xử lý nước thải, chất thải rắn từ các chuồng trại chăn nuôi đều không được thực hiện và thải thẳng xuống các nguồn nước mặt. Kết quả quan trắc nước thải tại một số trang trại chăn nuôi, so sánh với QCVN 40:2011/BTNMT cột B cho thấy hàm lượng COD vượt từ 4,6 - 42,6 lần, hàm lượng amoni vượt từ 21,5 - 60 lần, hàm lượng photpho vượt từ 25,8 - 62,4 lần,…

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng cung cấp nước sạch sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên (Trang 31 - 37)