3. Ý nghĩa của đề tài
3.6.1. Giái pháp về quản lí nhà nước
3.6.1.1. Đám bảo nguồn cấp nước
Theo số liệu khảo sát hiện nay, theo biểu đồ hình 3.4 chất lượng nước ngầm người dân thành phố sử dụng chỉ đạt trung bình chiếm từ 40% - 50%, chưa tốt từ 30% - 50%. Chất lượng nước tốt chỉ chiếm 6% - 20%. Biểu đồ hình 3.3, lưu lượng nước, xã Phúc Trìu và Phúc Hà đang trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt, tỷ lệ thiếu nước chiếm từ 48% - 50%. Điều này cho thấy người dân thành phố Thái Nguyên đang sử dụng nguồn nước cho mục đích sinh hoạt không an toàn về chất lượng vệ sinh và thiếu nước sinh hoạt để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống.
Về lưu lượng nước máy sử dụng của người dân thành phố Thái Nguyên từ biểu đồ hình 3.7 cho thấy việc cấp nước tương đối tốt, khả năng đám ứng nhu cầu sử dụng chiếm 90%, tương đủ chiếm 10% và không có hiện tượng thiếu nước. Nhưng các phường thuộc khu vực trung tâm, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cao
cho nên lưu lượng cấp nước vẫn chưa đáp ứng được thị hiếu (lưu lượng đủ chiếm 90%). Xã Phúc Trìu là xã thuộc khu vực nông thôn, mặc dù chất lượng nước chưa tốt và thiếu nước sinh hoạt nhưng hệ thống đường ống cấp nước sinh hoạt chưa tới nơi. Điều này cho thấy người dân các xã thuộc khu vực nông thôn đang thiếu nước sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường phục vụ cho sinh hoạt.
a)Đảm bảo chất lượng nguồn nước
- Cơ quan quản lí nhà nước
Để đảm bảo sức khỏe của người dân, phải có nguồn nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, phục vụ cho nhu cầu ăn uống và sinh hoạt của người dân. Vì vậy, các cơ quan quản lí nhà nước cần quản lí chặt chẽ những hoạt động sản xuất như:
+ Hoạt động sản xuất công nghiệp: Quản lý nghiêm ngặt các nguồn nước xả thải ra các con sông suối để đảm bảo nguồn nước cấp [22, 26]. Khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn [24].
+ Hoạt động nông nghiệp: Quản lí nghiêm ngặt về chất thải chăn nuôi, chất thải phải được xử lí hợp vệ sinh trước khi thải ra nguồn tiếp nhận, giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh khu vực sinh sống. Quản lí chặt chẽ việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV cho cây trồng.
- Người dân:
+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường [22, 26] của những hộ dân sống gần các con sông về nước thải và rác thải sinh hoạt. Ngăn cấm tình trạng xả rác trên sông suối.
+ Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn nước cấp [23,29]. Quản lý nghiêm ngặt các công trình khai thác nước dưới đất quy mô gia đình đến quy mô khai thác công nghiệp [37]. Cần xử phạt nghiêm minh với các đơn vị khai thác nước không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Cần phải đảm bảo về công tác khảo sát nguồn nước sát với thực tế, dự báo về các biến động về nguồn nước để kịp thời phòng chống.
- Cần kiểm tra chất lượng nguồn nước theo định kỳ. - Các nhà máy cấp nước:
+ Quy hoạch phát triển mạng lưới cấp nước trên toàn thành phố đặc biệt là các xã ở khu vực ngoại thành.
+ Huy động mọi nguồn lực về tài chính và con người, giúp doanh nghiệp phát triển cả về quy mô cũng như trình độ quản lý kỹ thuật; có phương án quản lý chất lượng nguồn nước và nước thương phẩm, đảm bảo chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng, tạo niềm tin cho khách hàng [27,28]. Chú ý đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ, công nhân viên.
+ Cần đào tạo nâng cao trình độđối với nguồn nhân lực, vận hành thiết bị một cách tốt nhất bảo đảm được nguồn nước máy đầu ra theo đúng tiêu chuẩn cấp nước.
b)Tăng lưu lượng nước cấp
Khả năng cấp nước của thành phố đến năm 2020 không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của người dân. Do vậy trong các năm tới cần có các biện pháp tăng lượng nước cấp:
- Nâng công suất các nhà máy nước ở khu vực thành phố, đảm bảo cung cấp đủ nước cho các khu vực ngoại thành.
- Các nhà máy mới xây dựng cần lựa chọn công nghệ và thiết bị hiện đại, có chếđộ tựđộng hóa cao, tiết kiệm năng lượng.
- Từng bước cải tạo, nâng cấp, thay thế thiết bị cho các nhà máy hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu giảm thất thoát nước, giảm chi phí về năng lượng, hóa chất và vận hành.
- Phải có một cơ chế tài chính (giá nước) phù hợp với thông tư số 100 /2009/TT-BTC [38] về việc ban hành khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt. Đối với một số phường/xã trong khu vực thành phố nói chung và khu vực ngoại thành của thành phố nói riêng, giá thành đối với 1 m3 nước sạch tương đối cao. Hiện nay tại khu vực đô thị đặc biệt, đô thị loại 1với khung giá nước sạch sinh hoạt thiểu
3.000 đồng/m3 và tối đa 12.000 đồng/m3, cần xem xét hỗ trợ giảm giá nước cho người dân ở khu vực ngoại thành xuống mức thấp nhất là 3.000 đồng/m3. Hiện đơn giá đối với khu vực thành phốđối với 10 m3 đầu là 7500 đồng/m3 [33].
3.6.1.2. Các giải pháp hỗ trợ
a) Phát triển hệ thống quan trắc và thiết lập cơ sở dữ liệu nguồn nước của thành phố
Hiện nay tình hình giám sát và quan trắc về nguồn nước ngầm vẫn chưa bao quát chung cả thành phố (chỉ quan trắc chất lượng nước ngầm ở phường Cam Giá). Để quản lý được tài nguyên nước của thành phố đang có và bảo vệ chất lượng nguồn nước khỏi bị ô nhiễm, các cơ quan chức năng môi trường của thành phố phải có các biện pháp:
− Xây dựng các trạm giám sát, quản lý chất lượng nước ngầm định kỳ ở nhiều khu vực trong thành phố nhằm xác định được nguyên nhân gây ô nhiễm.
− Khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu về trữ lượng và chất lượng nước ngầm của toàn thành phố từ đó có biện pháp quản lý các hoạt động khai thác sử dụng nước ngầm, không để tình trạng khai thác tự do như hiện nay.
b) Hỗ trợ từ các Viện, trường Đại Học, các tổ chức khoa học - kỹ thuật
• Đào tạo nguồn nhân lực ở các Viện môi trường
Viện có chức năng đào tạo đại học và trên dại học các hệ chính quy, vừa học vừa làm và đào tạo cán bộ kỹ thuật chất lượng cao về công nghệ môi trường, kinh tế môi trường và tin học môi trường; nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; tư vấn và dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực môi trường và phát triển bền vững.
• Phát triển khoa học kỹ thuật
Ứng dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật và Công nghệ mới vào cấp nước, chuyển giao công nghệ mới để phục vụ người dân.
c) Tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng chính là điều kiện đầu tiên để thực hiện cấp nước sạch cho thành thị và đặc biệt là khu vực nông thôn một cách hiệu quả và lâu dài. Cộng đồng phải phát huy quyền làm chủ và được hiểu rõ về việc cải thiện điều kiện vệ sinh nước sạch, cũng như công tác bảo trì các công trình là trách nhiệm thuộc về cộng đồng.
d) Thông tin - giáo dục - Truyền thông và tham gia của cộng đồng
Các hoạt động Thông tin - Giáo dục - Truyền thông có tầm quan trọng lớn lao đối với thành công của mọi chiến lược phát triển và vai trò cơ bản của Nhà nước trong tương lai là tập trung vào các hoạt động Thông tin - Giáo dục - Truyền thông và quản lý hơn là trực tiếp xây dựng các công trình Cấp nước sạch sinh hoạt [25].
• Thông tin - Giáo dục - Truyền thông nhằm các mục đích sau:
• Khuyến khích nâng cao nhu cầu dùng nước sạch.
• Phát huy nội lực, nâng cao lòng tự nguyện đóng góp tài chính để xây dựng công trình cấp nước.
• Cung cấp cho người sử dụng những thông tin cần thiết để họ có thể tự lựa chọn loại công nghệ cấp nước phù hợp.
• Nâng cao hiểu biết của người dân về mối liên quan giữa cấp nước với sức khoẻ.
• Các hoạt động Thông tin - Giáo dục - Truyền thông then chốt.
Tăng cường giáo dục sức khoẻ cơ bản trong nhà trường là một hoạt động then chốt khác nhằm thay đổi hành vi của thế hệ trẻ và được phối hợp chặt chẽ với việc xây dựng các công trình cấp nước các trường học và các cơ sở công cộng.