Đánh giá nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn thành

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng cung cấp nước sạch sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên (Trang 81 - 85)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.4.2. Đánh giá nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn thành

Thái Nguyên

a) Nguồn nước máy - Do đường ống cũ, han rỉ. - Do súc xảđường ống định kỳ.

- Sau khi khử trùng nước phải giữ lại một lượng clo dưđể ngăn chặn sự tái sinh của vi khuẩn (TCXD 33:2006/BXD) [5].

b) Nguồn nước ngầm - Phường Cam Giá

Chất lượng nước ngầm tại phường Cam Giá bị ô nhiễm nhưng đang theo có chiều hướng tốt dần lên. Nguyên nhân ô nhiễm chủ yếu là do hoạt động sản xuất của khu công nghiệp Gang thép xả thải nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt chưa đạt tiêu chuẩn ra ngoài môi trường (suối Cam Giá tiếp nhận). Mặc dù đã đầu tư dây chuyền công nghệ xử lí nước thải, nhưng đầu ra sau khi xử lí một số thông số vẫn chưa đạt theo tiêu chuẩn trước khi xả thải (QCVN 40:2011/BTNMT- Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp) [3]. Chi tiết về các mẫu nước thải của công ty và nguồn nước mặt tiếp nhận nước thải được thể hiện qua các biểu mẫu sau:

Kết qu phân tích nước thi

Bảng 3.19: Kết quả phân tích mẫu nước thải quý 4 năm 2014

TT Tên chỉ tiêu Ðơn vị Quý 4 nãm 2014 QCVN 40:2011/BTNMT Cột B NT-12 NT-13 NT-14 1 pH - 7.8 8.5 8.5 5.5 - 9 2 BOD5 mg/l 39 7.1 5.5 50 3 COD mg/l 81.1 15.8 19.9 150 4 TSS mg/l 12.7 146.9 14.8 100 5 As mg/l <0.005 <0.005 <0.005 0.1 6 Cd mg/l 0.0012 0.0291 0.0008 0.1 7 Pb mg/l 0.0161 0.8173 0.0272 0.5 8 Cr mg/l <0.005 <0.005 <0.005 2 9 Cu mg/l 0.0009 0.0027 <0.005 3 10 Hg mg/l <0.001 <0.001 <0.001 1 11 Zn mg/l 0.2 8.83 0.05 10 12 Mn mg/l 0.677 1.261 0.107 0.1 13 Fe mg/l 0.728 3.292 1.567 0.01 14 CN- mg/l 0.064 0.064 KPH 0.1 15 Amoni mg/l 0.711 1.654 4.086 10 16 PO43- mg/l <0.05 <0.05 <0.05 0.5 17 Phenol mg/l <0.001 <0.001 <0.001 5 18 Dầu mỡ mg/l 0.8 0.19 <0.1 - 19 Coliform MPN/100ml 5600 2600 5500 5000

(Nguồn: Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, 2014)[11] Chú thích:

NT-12: Tại cửa xả trước cửa khu vãn phòng công ty (cửa xả số 2)

NT-13: Tại cửa xả nước thải sản xuất số 4 của công ty gang thép Thái Nguyên-sau nhà máy cơ khí gang thép

NT-14: Tại cửa xả nước thải sản xuất của nhà máy cốc hoá (cửa xả số 5)

Nhận xét:

Theo QCVN 40:2011/BTNMT cột B - Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, giới hạn Pb 0,5 mg/l. Quý 4/2014, tại cửa xả nước thải sản xuất số 4 của công ty gang thép Thái Nguyên sau nhà máy cơ khí gang thép, nồng độ Pb gấp 1,6 lần QCVN 40:2011/BTNMT.

Theo QCVN 40:2011/BTNMT cột B, giới hạn về Mn 1mg/l. Quý 4/2014, tại cửa xả nước thải sản xuất số 4 của công ty gang thép Thái Nguyên sau nhà máy cơ khí gang thép, nồng độ Mn gấp 1,3 lần tiêu chuẩn cho phép (TCCP).

Theo QCVN 40:2011/BTNMT cột B, giới hạn về Coliform 5000 MNP/100ml. Quý 4/2014, tại cửa xả trước cửa khu văn phòng công ty (cửa xả số 2) chỉ số Coliform vượt 1,12 lần TCCP; tại cửa xả nước thải sản xuất của nhà máy cốc hoá (cửa xả số 5) chỉ số Coliform vượt 1,1 lần TCCP.

Bảng 3.20: Kết quả phân tích nước thải quý 1 năm 2015

TT Tên chỉ tiêu Ðơn vị NT-20 NT-21 NT-22 QCVN 40:2011/BTNMT Cột B 1 pH - 6.9 7.5 7.4 5.5 - 9 2 BOD5 mg/l 6.1 6.4 10 50 3 COD mg/l 15.2 14.1 22.3 150 4 TSS mg/l 25.1 56.7 11.4 100 5 As mg/l <0.005 <0.005 <0.005 0.1 6 Cd mg/l 0.0007 0.0019 0.0007 0.1 7 Pb mg/l 0.0242 0.1296 0.0143 0.5 8 Cu mg/l <0.005 0.0088 <0.005 2 9 Zn mg/l 0.06 <0.018 0.05 3 10 Mn mg/l 0.884 0.243 0.169 1 11 Fe mg/l 0.844 1.1 0.752 10 12 Cr (VI) mg/l 0.008 0.009 0.006 0.1 13 Hg mg/l <0.0005 <0.0005 0.0065 0.01 14 CN- mg/l KPH KPH KPH 0,1 15 Amoni mg/l 0.241 1.056 1.987 10 16 Phenol mg/l <0.001 <0.001 <0.001 0.5 17 Dầu mỡ mg/l <0.1 <0.1 0.27 5 18 PO43--P mg/l 0.122 0.136 0.188 - 19 Coliform MPN/100ml 3900 1200 7000 5000

(Nguồn: Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, 2015)[11] Chú thích:

NT-20: Tại cửa xả trước cửa khu văn phòng công ty (cửa xả số 2)

NT-21: Tại cửa xả nước thải sản xuất số 4 của công ty gang thép Thái Nguyên-sau nhà máy cơ khí gang thép

Nhn xét:

Kết quả phân tích 03 mẫu nước thải tại các công thải chung của công ty Gang thép Thái Nguyên cho thấy nước thải tại cửa xả nước thải sản xuất của nhà máy cốc hoá (cửa xả số 5) ô nhiễm coliform và vượt 1,4 lần QCVN 40:2011/BTNMT cột B. Các chỉ tiêu khác đạt tiêu chuẩn cho phép. 02 mẫu còn lại đạt tiêu chuẩn xả thải QCVN 40:2011/BTNMT cột B. So với kết quả quan trắc quý 4.2014, chất lượng nước thải tốt hơn.

- Xã Phúc Hà

Chất lượng nước ngầm của khu vực này bị ô nhiễm là do hoạt động của mỏ than Khánh Hòa: gồm nước thải moong, nước mưa chảy tràn và nước thải sinh hoạt do hoạt động của cán bộ công nhân mỏ.

Mỏ than Khánh Hoà thuộc là một bộ phận thuộc khoáng sản Ba Sơn - Quan Triều, thuộc địa phận xã Phúc Hà, Thành phố Thái Nguyên; xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích toàn mỏ 3,28 km2, Công suất khai thác hiện tại: 400.000 tấn/năm; theo đất đá bóc: 5.400.000 m3 /năm. Hiện tại, công ty TNHH MTV mỏ than Khánh Hòa đang áp dụng hình thức khai thác lộ thiên, thiết bị sử dụng ở các mỏ lộ thiên lạc hậu, chưa đồng bộ chủ yếu là máy khoan, máy xúc, ôtô [12].

Qua khảo sát tại mỏ than môi trường nước mặt xung quanh có dấu hiệu ô nhiễm, có nơi ô nhiễm cao. Nguồn gây ô nhiễm và tác động ảnh hưởng đến môi trường chủ yếu là: nước thải từ việc tháo khô moong khai thác, nước cuốn trôi bề mặt qua khu vực khai thác, khu vực bãi thải và nước thải từ quá trình tuyển rửa; các sự cố do trượt lở, trôi lấp bãi thải; mất nước, sụt lún, nứt đất, nhà cửa và các công trình xây dựng do hạ thấp mực nước ngầm. Hiện nay, các biện pháp xử lý môi trường chủ yếu được áp dụng ở các mỏ là: xử lý nước thải bằng phương pháp lắng cơ học và sử dụng tuần hoàn, nhưng việc xử lý chưa được triệt để. Tuy nhiên, hệ thống xử lý không được duy trì thường xuyên; đất đá thải cơ bản được đổ thải tại các bãi thải gần mỏ, nhưng do khối lượng đổ thải lớn và thiếu diện tích mặt bằng đổ thải nên các bãi thải thường có chiều cao đổ thải lớn, dễ gây mất an toàn [12]. Vì vậy, hoạt động khai thác khoáng sản ở khu vực này đã và đang gây tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường.

- Xã Phúc Trìu

Kết quả quan trắc và phân tích mẫu nước ngầm của xã Phúc Trìu thể hiện chất lượng nước ngầm của khu vực đang có chiều hướng xấu dần đi. Nước ngầm nhiễm As, Mn do thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học từ hoạt động trồng chè là chủ yếu.

Trong trồng trọt, việc sử dụng ngày càng tăng thuốc BVTV và phân bón hóa học đang ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. Theo kết quả nghiên cứu về hấp thụ phân bón trong hoạt động trồng trọt, cây trồng hấp thụ khoảng 40 - 50% lượng phân bón, trong đó cây trồng hấp thụ phân đạm khoảng 30 - 45%; phân lân 40 - 45%, kali 40 - 50%, lượng phân bón còn tồn lưu lại trong đất [4].

Hoạt động chăn nuôi đã và đang tạo nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ nông dân trong khu vực này. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng đàn vật nuôi thì tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi cũng đang gia tăng. Chính vì vậy mà mẫu nước ngầm của khu vực này bị ô nhiễm NO3- và vi khuẩn gây bệnh. Chất thải rắn chăn nuôi bao gồm phân và chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác gia súc, gia cầm chết… Các hộ chăn nuôi vẫn mang tính chất hộ gia đình, quy mô nhỏ lẻ chính vì thế mà đa phần các hộ này chỉ có hầm biogas xử lí sơ bộđược chất thải chăn nuôi rồi thải thẳng ra ao, hồ, sông, suối.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2014: toản tỉnh có 287 trang trại, gia trại lợn, thì khoảng 90% có quy mô chăn nuôi dưới 1.000 con/năm; 10% còn lại quy mô trên 1.000 con/năm [4]. Chất thải từ các trang trại, gia trại hầu hết được xử lí bằng hệ thống biogas nên chỉ giải quyết được vấn đề thu hồi khí sinh học để tận thu làm nhiên liệu, còn mức độ giảm thiểu ô nhiễm không đáng kể, do vậy, không giải quyết được vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm và mất mỹ quan môi trường gây mùi hôi thối cho khu vực xung quanh.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng cung cấp nước sạch sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên (Trang 81 - 85)