Hoàn thiện cấu thu nhập

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm thiểu ý định nghỉ việc của nhân viên tư vấn bán hàng trong “dự án ba” tại các siêu thị của công ty unilever việt nam (Trang 52 - 55)

Thu nhập là yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc người lao động có gắn bó lâu dài với tổ chức hay không. Mức thu nhập tương xứng với công sức bỏ ra là động lực để người lao động tiếp tục cống hiến cho tổ chức. Vì vậy, công ty cần có những thay đổi trong chế độ lương, thưởng và các chính sách phúc lợi để khuyến khích người lao động cũng như đánh giá năng lực làm việc của mỗi người.

Về mức lương cơ bản, theo bảng lương cũ nhân viên chính thức 1 ( Lotus ) có mức lương cơ bản là 3.500.000đ/tháng. Mức lương này được dựa trên Nghị định 122/2015/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 01/01/2016. Tuy nhiên với mức lương chỉ bằng giá khung thị trường nên không thu hút được lượng nhân lực dồi dào, vì vậy dự án BA nên tăng mức lương cơ bản nhằm thu hút lao động hơn. So sánh về tổng lương thưởng với đối thủ cùng ngành như Nevia và Olay thì lương nhân viên BA là cao hơn tuy nhiên lương cơ bản của nhân viên BA lại thấp hơn . Đây có thể xem là rào cản thu hút nhân viên cũng như giữ chân nhân viên vào các tháng có lượng bán hàng thấp (mùa mưa bão..) và nhân viên chỉ hưởng được ''lương cứng''.

Bên cạnh đó dự án cần xem xét lại mức lương cơ bản giữa bậc Rose và Orchird với mức tăng chỉ 100.000đ sẽ tạo tâm lý chán nản cho nhân viên do phải cố gắng mới được tăng bậc nhưng lương lại tăng thấp. Đây là những nhân viên trung thành có độ gắn bó mật thiết với công ty nhưng với mức tăng hiện tại là không ghi nhận được thành quả cống hiến của nhân viên lâu năm và không là động lực giúp nhân viên BA cố gắng hơn nữa trong công việc.

Trước đây, thu nhập cố định của các nhân viên BA làm việc tại các thành phố lớn và tỉnh là tương đương nhau do mức lương cơ bản và phụ cấp là tương đương

nhau. Thực tế thông qua quá trình làm việc và nhân các phản hồi từ nhân viên BA cũng như nhân viên ban giám sát cho thấy mức chi phí dành cho xăng xe, thức ăn của nhân viên tại các thành phố lớn đắt đỏ hơn ở tỉnh. Dự án nên xét tăng mức phụ cấp cho nhân viên BA ở các thành phố cho phù hợp với mức sống tại đây . Mức phụ cấp cụ thể sau khi lắng nghe thông tin đội ngũ giám sát và xét các yếu tố trượt giá:

 Nhân viên BA thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội ( 26 ngày làm việc) : 30.000 đ/ ngày

 Nhân viên BA tỉnh thành khác ( 26 ngày làm việc) : 20.000 đ/ ngày

Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích nhân viên BA bán hàng tốt và hiệu quả, vào đầu mỗi tháng dự án sẽ cho nhân viên BA đăng ký một sản phẩm mà nhân viên BA tự tin là sẽ bán được tốt nhất. Sản phẩm đó được gọi là sản phẩm ngôi sao may mắn. Nhân viên BA sẽ quan sát tình hình siêu thị, lưu lượng, giới tính, độ tuổi khách hàng tại siêu thì mình tư vấn mà có sản phẩm ngôi sao phù hợp. Ứng với mỗi sản phẩm ngôi sao mà nhân viên BA đăng ký bán được, nhân viên BA sẽ được thưởng thêm 5.000 đ/sản phẩm (tối đa là 750.000 đ). Với cách thi đua này, nhân viên BA vừa gia tăng thu nhập cho bản thân mà còn giảm được áp lực công việc.

Như vậy, với mức thu nhập mới (lương cơ bản và phụ cấp) phù hợp hơn, cách tính thưởng doanh thu nhiều hấp dẫn thông qua thưởng doanh số và thưởng sản phẩm ngôi sao may mắn sẽ giúp nhân viên BA nâng cao thu nhập và là động lực để nhân viên giảm thiểu ý định nghỉ việc và gắn bó lâu dài với dự án.

3.2.1.2 Hoàn thiện bộ công cụ KPI

Xây dựng hình thức đánh giá KPI của nhân viên BA qua các thẻ xám, thẻ vàng và thẻ đỏ tương ứng với viêc phạt thưởng trong tháng là 25%, 50% và 100%. Trước đây, vì không có KPI để căn cứ đánh giá, khen thưởng nhân viên BA nên thường xuyên có các tranh cãi giữa nhân viên BA và nhân viên ban giám sát về việc phạt lỗi.

Xây dựng bộ KPI sẽ là cơ sở đánh giá chuẩn xác các vi phạm, tránh các trường hợp thiên vị cũng như ức hiếp nhân viên BA từ phía ban giám sát. Các nhân

viên BA dựa trên bộ công cụ KPI để thực hiện tốt nội quy tắc phong nhằm tránh các vi phạm để không bị trừ thưởng của mình. Mặc khác, thông qua bộ công cụ này cũng là cơ sở cho ban quản lý giải quyết các tranh chấp, khúc mắc từ cách giải quyết của nhân viên ban giám sát đối với nhân viên BA .

Nguyên tắc của KPI như sau:

 Phạt theo lỗi Thẻ xám (trừ 25% thưởng trong tháng) – vi phạm 2 lỗi trong tháng = 1 thẻ vàng => 2 thẻ vàng trong quý cùng 1 lỗi = 1 thẻ đỏ.

 Phạt theo lỗi Thẻ Vàng (trừ 50% thưởng trong tháng) – vi phạm 2 Thẻ Vàng trong tháng /quý = 1 thẻ đỏ.

 Thẻ đỏ (trừ 100% thưởng trong tháng) – Đuổi việc ngay.

Thẻ xám : tập trung vào hình ảnh nhân viên BA và tác phong làm việc. Đây là sự nhắc nhở từ phía ban giám sát dành cho nhân viên BA để họ tiến bộ hơn.

 Thực hiện không đầy đủ quy định về hình ảnh khi chưa xin phép cấp trên

 Thiếu một trong những quy cách trang điểm

 Da mụn, tóc không gọn gàng, có mùi cơ thể, đeo kính

 Móng tay không cắt ngắn và bẩn, không đúng quy định màu tóc đen hoặc nâu đen

 Không báo cáo hết hàng và báo cáo bán hàng hằng ngày không chính xác

 Không vệ sinh sản phẩm Demo, làm hư hỏng thiết bị, công cụ làm việc do bất cẩn

 Bán sản phẩm mà không tư vấn hoặc không thực hiện đầy đủ các bước bán hàng.

 Đi trễ, vắng mặt quá 10 phút không xin phép siêu thị, ban giám sát

Thẻ vàng : tập trung chính vào tác phong làm việc của nhân viên BA vì đây chính là cách nhân viên BA thu hút chào mời được sản phẩm của mình cho khách hàng.

 Thực hiện không đầy đủ quy định về hình ảnh mà vi phạm nhiều lần dù đã nhắc nhở

 Lơ là không tiếp cận khách hàng

 Không nắm bắt chương trình của Pond’s và Unilever

 Rời line làm việc riêng không như bảng mô tả công việc nhân viên BA

 Làm việc riêng: dùng điện thoại, laptop với mục đích cá nhân.

 Hiệu quả công việc kém, nhắc nhở nhiều lần, thiếu hợp tác trong công việc.

 Tự ý đổi ca hoặc nghỉ làm không xin phép cấp quản lý trực tiếp

 Không tham gia các chương trình khám sức khỏe cho nhân viên mà không xin phép

 Không nắm kiến thức về da hay sản phẩm

 Thô lỗ với đồng nghiệp/ khách hàng. Nói xấu, gây chia rẽ nội bộ

Thẻ đỏ: tập trung vào các lỗi mang tính tư lợi riêng và báo cáo gian dối. Đối với các hành vi này buộc phải thôi việc

 Vi phạm quy định, kỷ luật tại siêu thị

 Tham ô, tư hữu hàng hóa của công ty

 Gây gỗ, đánh nhau.

 Gian dối, trộm cắp.

 Báo cáo khống

Thông qua bộ công cụ KPI, cách thức đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên BA sẽ chính xác và minh bạch hơn mà từ đó tạo tính kỷ luật, nề nếp cho cho đội ngũ nhân viên BA. Công cụ này sẽ là nền tảng cho sự chuyên nghiệp trong công việc và hình ảnh tác phong của mỗi nhân viên BA. Từ đó sẽ tạo ra niềm tự hào, muốn gắn bó với công việc của mỗi nhân viên BA.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm thiểu ý định nghỉ việc của nhân viên tư vấn bán hàng trong “dự án ba” tại các siêu thị của công ty unilever việt nam (Trang 52 - 55)