Nâng cao chất lượng của công tác hòa giải

Một phần của tài liệu Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 85 - 94)

Theo quy định của BLTTDS thì hòa giải là nguyên tắc cơ bản của việc giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự, là chế định quan trọng của pháp luật tố tụng dân sự, là sự mở rộng quá trình thương lượng giữa hai bên nhằm hàn gắn những mâu thuẫn. Hòa giải thành sẽ mang lại hiệu quả thi hành án cao và góp phần giảm kinh phí giải quyết tranh chấp cho Nhà nước và các đương sự.

Đối với những vụ án ly hôn có tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Khi thực hiện công tác hòa giải, Tòa án giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình; nội dung thỏa thuận của các đương sự không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội. Xuất phát từ nguyên tắc này, Thẩm phán nên kiên trì hòa giải, giáo dục, thuyết phục để các bên đương sự có thể hòa giải và thỏa thuận với nhau về những vấn đề tranh chấp.

Thông qua việc thực hiện hòa giải theo luật định khi giải quyết các vụ việc dân sự, Thẩm phán giải thích để các đương sự hiểu đúng pháp luật về vấn đề họ đang tranh chấp. Việc hòa giải thành có ý nghĩa rất quan trọng vì giúp cho vụ án sớm được giải quyết; đảm bảo được sự đoàn kết, ổn định trong nội bộ nhân dân; tiết kiệm và hạn chế tối đa chi phí về thời gian và tiền bạc cho các bên tranh chấp...

Kiên trì hòa giải, giáo dục, thuyết phục là một phương châm công tác của ngành Tòa án nhưng không phải Thẩm phán nào cũng ý thức được vấn đề này trong khi tiến hành hoạt động nghề nghiệp; khi xét xử, thẩm phán cần chú trọng đến chất lượng xét xử, đồng thời giáo dục pháp luật cho đương sự và những người tham dự phiên tòa là cần thiết.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn phát triển của xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì số lượng các vụ việc vợ chồng ly hôn ngày càng xảy ra nhiều và phức tạp hơn. Vì vậy việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của gia đình, xã hội. Vợ chồng đều có trách nhiệm không những về mặt xã hội, mà còn là trách nhiệm pháp lý. Sự ràng buộc nhau giữa vợ và chồng không những về quan hệ tình cảm, mà còn là quan hệ tài sản chung hợp nhất thì quan hệ hôn nhân mới thật sự bền vững. Quan hệ tài sản trong gia đình trước hết được điều chỉnh bởi pháp luật HN&GĐ. Các giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng ngày càng nhiều và phức tạp. Vì vậy, việc giải quyết các vụ việc liên quan tới tài sản của vợ chồng cũng gặp nhiều khó khăn, rắc rối; đòi hỏi pháp luật phải cụ thể hơn, những người thực thi pháp luật phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình trong giải quyết đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của các đương sự.

Với đề tài “Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014”, luận văn được hoàn thành với những nội dung chủ yếu sau:

1. Đưa ra khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng, xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn. Phân tích ý nghĩa của việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn.

2. Phân tích các quy định về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo pháp luật về HN&GĐ của một số nước trên thế giới và hệ thống pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó, so sánh, đối chiếu để thấy được nét tương đồng và đặc thù.

3. Hệ thống hoá sự phát triển của pháp luật Việt Nam điều chỉnh việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn.

4. Phân tích các quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành về xác định tài sản của vợ chồng khi ly hôn;

Nêu rõ những điểm mới về các cách xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn trong Luật HN&GĐ năm 2014 so với các văn bản pháp luật về HN&GĐ trước đó.

5. Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng việc xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn luận văn chỉ rõ những quy định còn bất cập, chưa hợp lý, không phù hợp thực tiễn. Từ đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị đề xuất những hướng hoàn thiện các quy định xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo pháp luật hiện hành, cùng với việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật HN&GĐ nói chung và các quy định về xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. I.L Anđrêép (1987), Về tác phẩm của Ph.Ăngghen “nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” , NXB Tiến Bộ, Matsxcơva. 2. Bắc Kỳ (1931), Bộ luật dân sự Bắc Kỳ.

3. Bộ tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1995), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Nhật Bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Thu Lan Boehm (2011), “Tổng quan về Luật gia đình CHLB Đức”, Tạp chí Luật học, (9).

5. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội. 6. Chính phủ (2001), Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 21/10/2001 quy

định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội. 7. Chính phủ (2001), Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 8. Chính phủ (2008), Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng năm 2006, Hà Nội.

9. Chính phủ (2014), Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Cừ (2005), Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, trường Đại học luật Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Cừ (2006), “Thời kỳ hôn nhân - Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng”, Tạp chí Toà án nhân dân, (23).

12. Nguyễn Văn Cừ, Ngô Thị Hường (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đoàn Thị Phương Diệp (2011), “Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và Luật dân sự Pháp”, Tạp chí nghiên cứu luật pháp điện tử, truy cập tại địa chỉ http://www. ncpl.org.vn/thuc_ tien_phap_ luat/nguyen- tac- suy- doan- 111 oan- tai- san- chung- trong- luat- hon- nhan-va-gia-dinh viet-nam-va-luat-dan-su-phap.

14. Nguyễn Ngọc Điện (2005), Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Tập I - Gia đình, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 15. Nguyễn Hồng Hải (2003), “Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ

chồng trong thời kỳ hôn nhân”, Tạp chí Luật học, (03).

16. Nguyễn Hồng Hải, Khái quát tài sản của vợ chồng trong pháp luật hôn nhân và gia đình của một số nước trên thế giới,

17. www.thongtinphapluatdansu.worldpress.com

18. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Nghị quyết số 02/2000/NĐ-CP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, Hà Nội.

19. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn và thi hành một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự về chứng minh và chứng cứ, Hà Nội.

20. Thu Hương, Duy Kiên (2013), “Một số vấn đề cơ bản về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình và thực tiễn giải quyết”, Tạp chí Toà án nhân dân, (5).

21. Thu Hương, Duy Kiên (2013), “Một số vấn đề cơ bản về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình và thực

22. Bùi Minh Hồng (2009), “Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (11).

23. Lê Hương Lan (1996), “Những quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình Việt Nam trong thời kỳ phong kiến, thực dân”, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Nghiên cứu một số di sản pháp luật dân sự từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, Bộ Tư pháp, Hà Nội.

24. Nguyễn Phương Lan (2002), “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân”, Tạp chí Luật học, (6).

25. Nguyễn Thị Lan (2012), Chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại Học Luật Hà Nội.

26. Đinh Thị Minh Mẫn (2014), Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Luận văn thạc sĩ luật học,Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

27. Nam Kỳ (1883), Bộ luật giản yếu Nam Kỳ.

28. Nhà pháp luật Việt – Pháp (1998), Bộ luật dân sự của Cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Nguyễn Hồng Nam, Chia nhà đất khi vợ chồng ly hôn, Tạp chí TAND số 06 - tháng 3/2006

30. Phạm Hồng Nhung (2000), Vấn đề xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn, vuanhlaw.com.vn/news/Hoat-dong-cua- tinh/Van-de-xac-minh-tai-san-chung-va-tai-san-rieng-cua-vo-chong-khi- ly-hon-252.html.

31. Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Quốc hội (1959), Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Quốc hội (1959), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

34. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Quốc hội (1986), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

36. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37. Quốc hội (1995), Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

38. Quốc hội (2000), Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Hà Nội.

39. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH 10 ngày 09/6/2000 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.

40. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

41. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.

42. Quốc hội (2006), Luật Công chứng, Hà Nội.

43. Quốc hội (2011), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự (2011), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44. Quốc hội (2012), Hiến pháp, Hà Nội.

45. Quốc hội (2014), Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

46. Sài Gòn (1959), Luật Gia đình của chế độ Sài Gòn cũ, Sài Gòn. 47. Sài Gòn (1972), Bộ luật dân sự Sài Gòn, Hà Nội.

48. Sắc lệnh số 90/SL ngày 10/10/1945 49. Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950

51. Sắc luật 15/64 Sài Gòn ngày 23/7/1964

52. Thái Lan (1995), Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

53. Toà án nhân dân tối cao (1988), Nghị quyết số 01/1988/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986,

Hà Nội.

54. Toà án nhân dân tối cao (1999), Công văn số 16/1999/KHXX ngày 01/02/1999 Giải pháp một số vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính và tố tụng.

55. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp (2001), Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

56. Toà án nhân dân tối cao (2012), Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011, Hà Nội.

57. Toà án nhân dân tỉnh Lào Cai (2011), Bản án dân sự phúc thẩm số 17/2011/DSPT ngày 21/10/2011.

58. Trung Kỳ (1936), Bộ luật dân sự Trung Kỳ.

59. Trường đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

60. Trường đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

61. Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1998), Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

62. Viện Sử học Việt Nam (1991), Quốc triều Hình luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội.

Trang Web

1. www.lyhondonphuong.com/tu.van/tranh-chap-ly-hon/734-nguyen-tac- suy-doan-tai-san-chung-trong-luat-hon-nhan-gia-dinh.html

Một phần của tài liệu Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 85 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)