Xác định tài sản của vợ chồng khi thoả thuận về chế độ tài sản không

Một phần của tài liệu Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 39 - 42)

sản không đầy đủ, rõ ràng

Khoản 2 Điều 48 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.”.

Thứ nhất, về nguyên tắc chung của chế độ tài sản vợ chồng, Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định:

1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

Với tư cách là đồng chủ sở hữu, vợ chồng bình đẳng với nhau khi thực hiện quyền sở hữu với tài sản chung. Vấn đề bình đẳng trong quyền sở hữu đối với tài sản chung được thể hiện cụ thể ở ba quyền năng: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 219 BLDS năm 2005. Trong gia đình, vợ và chồng đều có quyền nắm giữ, quản lý tài sản

thuộc sở hữu chung, đều có quyền khai thác công dụng, hưởng lợi ích từ tài sản cũng như quyền định đoạt số phận của tài sản đó.

Vợ, chồng phải có sự bàn bạc, thỏa thuận sử dụng tài sản chung nhằm đảm bảo đời sống chung gia đình, sao cho việc sử dụng, định đoạt tài sản chung đem lại lợi ích nhiều nhất cho cuộc sống chung vợ chồng, đảm bảo nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục các con, cũng như quyền lợi của các thành viên khác trong gia đình như: Mua bán lương thực, thực phẩm, vật dụng tiêu dùng thiết yếu, tham gia các dịch vụ thể thao, du lịch, giải trí văn hóa, văn nghệ...

Đối với những giao dịch thông thường, liên quan đến những tài sản không lớn nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình, thì hành vi xử sự của vợ, chồng khi định đoạt tài sản chung đó luôn được coi là có sự thỏa thuận đương nhiên của vợ và chồng dù chỉ có một trong hai bên định đoạt.

Ví dụ: Vợ, chồng dùng tiền bạc, tài sản chung đảm bảo nhu cầu về ăn, ở, học hành, chữa bệnh...thì giao dịch này luôn được coi là đã có sự thỏa thuận đương nhiên của vợ, chồng.

Trong những trường hợp vì lý do chính đáng và hoàn cảnh riêng của từng gia đình mà có thể vợ hoặc chồng không trực tiếp tạo ra tài sản mà chỉ lao động trong gia đình như làm nội trợ, chăm sóc con... thì quyền sở hữu của họ đối với tài sản chung vẫn ngang bằng với người kia. Lao động trong gia đình của vợ hoặc chồng cũng được coi là lao động có thu nhập.

Thứ hai, giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng thì việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của hai vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp

thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải đảm bảo chỗ ở cho vợ chồng [44, Điều 31].

2.2. Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng áp dụng chế độ tài sản theo luật định chồng áp dụng chế độ tài sản theo luật định

Xuất phát từ quyền tự định đoạt của đương sự là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Điều 4 BLDS năm 2005 quy định quyền tự do, cam kết thỏa thuận của công dân trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự. Việc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn cũng được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận hợp lý của vợ chồng. Khoản 1 Điều 59 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận”.

Đây là nguyên tắc thể hiện rõ nhất quyền tự do cam kết thỏa thuận của công dân, tôn trọng ý chí tự nguyện, tự quyết định của các bên vợ, chồng trên cơ sở thỏa thuận không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Nếu thỏa thuận giải quyết về tài sản, các bên có thể nêu tâm tư, nguyện vọng của mình và những khó khăn gặp phải sau khi ly hôn. Từ đó, Thẩm phán hòa giải để các bên thống nhất với nhau trong việc phân chia tài sản nhằm đảm bảo cuộc sống của mỗi bên cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của con chung sau khi ly hôn, nhất là các con chưa thành niên, con đã thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự.

Việc thỏa thuận thành công sẽ giảm được thời gian, công sức, tiền bạc của các đương sự, đồng thời tăng tình đoàn kết, thống nhất, không khoét sâu vào mâu thuẫn của đương sự vốn đã căng thẳng, tạo điều kiện cho việc thi hành án được dễ dàng.

Nếu các bên không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật như sau:

Một phần của tài liệu Xác định tài sản vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Trang 39 - 42)